Bài trừ độc tố ở phổi
Khi phổi không khỏe, da sẽ sạm, dễ buồn bực và còn gây ra cả chứng táo bón. Bài trừ độc tố cho phổi tốt nhất là 7-9h sáng.
Biểu hiện
1. Da xạm: Đông y cho rằng phổi quản lý da toàn thân, da có trơn bóng, trắng đẹp hay không đều phải dựa vào chức năng phổi có tốt hay không. Khi độc tố trong phổi quá nhiều, độc tố sẽ đi cùng với tác dụng của phổi tích tụ trên da, làm cho da không tươi sáng.
2. Táo bón: Đông y cho rằng, phổi và đại tràng là một bộ hệ thống, khi trên mặt phổi có độc tố, dưới mặt đại tràng sẽ có những tích tụ bất thường và sẽ gây ra táo bón.
3. Đa sầu đa cảm, dễ đau buồn: Độc tố trên phổi sẽ gây phiền nhiễu cho khí huyết vận hành trong phổi, làm cho phổi không thể lưu thông khí trong lồng ngực được bình thường, và bị chèn ép đến mức sinh ra đa sầu thương cảm, buồn phiền, đau buồn.
Biện pháp giúp bài trừ độc tố dễ dàng
1. Củ cải: Trong đông y, đại tràng và phổi có quan hệ với nhau mật thiết nhất, mức độ phổi bài trừ độc tố được quyết định bởi đại tràng có thông suốt hay không. Củ cải có thể giúp cho đại tràng bài tiết dễ dàng, ăn sống hoặc làm nộm củ cải đều được.
Video đang HOT
2. Bách hợp: Phổi từ trước đến nay không thích không khí khô. Ở trong môi trường khô, phổi dễ tích tụ chất độc. Nấm, bách hợp đều có công dụng dưỡng phổi ích âm, có thể giúp phổi chống lại và đánh đuổi độc tố, khi nấu thì không nên để thời gian quá dài nếu không dịch ở trong bách hợp sẽ mất đi, hiệu quả phòng chống độc cũng theo đó bị giảm đi.
3. Ấn huyệt: Huyệt vị có lợi cho phổi là huyệt hợp cốc, vị trí ở giữa xương thứ 1-2 ở trên bàn tay, dùng ngón trỏ và ngón cái ấn mạnh vào huyệt này giúp phổi bài trừ độc tố.
4. Ra mồ hôi: Phổi quản lý da, vì vậy hãy cho mồ hôi thoát ra thoải mái, để cho dịch mồ hôi mang đi hết độc tố trong cơ thể, để cho phổi của chúng ta được thanh thoát. Ngoài việc vận động, phương pháp ra mồ hôi, còn có thể sauna xông hơi, trước khi sauna nên cho một ít gừng và tinh dầu bạc hà vào trong nước xông, làm cho dịch mồ hôi bài tiết càng thêm nhanh, bài trừ được độc tố ở tân sâu trong cơ thể.
5. Hít thở sâu: Mỗi lần hô hấp, trong phổi đều có môt ít khí thải dư thừa không thể bài trừ ra ngoài, những khí thải này nếu so sánh với không khí trong lành giàu khí ô-xy thì là một loại độc tố. Chỉ cần mấy lần hít thở sâu thì có thể giảm bớt khí thải tàn lưu lại trong cơ thể.
Thời gian bài trừ độc tố tốt nhất
Thời gian phổi khỏe nhất là buổi sáng từ 7 giờ đến 9 giờ, lúc này tốt nhất có thể thông qua vận động để bài trừ độc. Khi phổi có sức nhất thì nên chạy bộ.
Dương Hằng
Theo dân trí
Khế - dược liệu đa năng
Cây khế còn gọi là ngũ liễm, tên khoa học Averrhoa carambola L., thuộc họ chua me (Oxalidaceae).
Khế có nguồn gốc ở các xứ nóng vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, khế được trồng rộng rãi khắp nơi với hai giống khế múi là khế ngọt và khế chua. Tên Averrhoa được lấy từ tên của người thầy thuốc Ả rập thế kỷ thứ XII là Averrhoes, người đã phát hiện khế là một loại dược liệu chữa được nhiều bệnh: "Dùng trộn với hồ tiêu để làm ra mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để đánh tan sự rã rời, bải hoải; chữa bệnh ngứa nếu đắp khi còn nóng, kích thích hoạt động của mắt, dùng cho phụ nữ sau khi sinh, chữa ho, chữa sưng hạch tiết nước bọt, đau khớp xương, ung nhọt, phù thũng, sưng họng...". Trong 100g khê co chưa cac chât sau: nươc 92g, protein 0,3g, lipid 0,4g, glucid 5,7g, cellulose 1g, tro 0,3g; các nguyên tố vi lượng: Ca 8mg, P 15mg, Fe 0,9mg, Na 2mg, K 181mg; các vitamin: A 135mg, B1 0,04mg, B2 0,03mg, PP 0,3mg và vitamin C 32mg.
Khế múi có hàm lượng acid oxalic 1%, ít chua, là món ăn thông dụng của người Việt Nam. Người ta thường ăn tươi, làm rau, chấm mắm, nấu canh chua với tôm, tép, cá hoặc xào với thịt bò, sò, hến... rất ngon.
Nước sinh tố khế:
Ảnh: SS
Khế xắt miếng 50g.
Nước cốt chanh 1,5 muỗng cà phê.
Đường đỏ một muỗng canh.
Muối một ít.
Nước sôi để nguội 1/2 ly.
Đá cục 1/2 ly.
Cho tất cả vào máy sinh tố đánh nhuyễn. Dùng giải khát, giải nhiệt rất tốt.
Theo Eva
Hệ lụy từ chứng thèm ngủ Nếu không khắc phục được chứng thiếu ngủ, ngay cả ban ngày cũng ngáp lên ngáp xuống, không kiểm soát được, lúc này bạn phải cẩn thận. Cơ thể đang dùng tín hiệu thèm ngủ để báo hiệu một loại bệnh nào đó " đeo bám" rồi. 1. Bệnh thiếu máu Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ, da nửa mặt trắng bệch Trong...