Bài toán về số cỏ bò ăn được khiến thí sinh Olympia vò đầu bứt tai, tưởng dễ nhưng hóa ra lại là “cú lừa”
Bạn có giải được bài toán này không?
Chương trình Olympia nổi tiếng với những câu hỏi hóc búa, đòi hỏi kiến thức sâu rộng và kỹ năng tư duy logic. Nhiều bài toán trong chương trình thực sự thử thách trí tuệ của các thí sinh, khiến không ít người phải “đứng hình” hoặc tá hỏa trước độ khó của chúng. Những bài toán này thường được thiết kế để kiểm tra khả năng suy luận nhanh, sáng tạo và khả năng áp dụng kiến thức trong thời gian ngắn.
Điển hình như trong cuộc thi tháng năm thứ 22, xuất hiện câu hỏi Toán học “hóc búa” như thế: “Một bãi cỏ hình vuông được bao quanh bởi hàng rào, có diện tích 100 mét vuông. Ở một góc của bãi cỏ có một gốc cây và một con bò đang đứng. Một sợi dây thừng dài 5 mét buộc vào gốc cây. Hỏi diện tích phần cỏ tối đa con bò có thể ăn được là bao nhiêu, biết rằng diện tích gốc cây không đáng kể?”.
Bài toán Olympia khiến nhiều người tá hỏa.
Thí sinh đã tính ra kết quả 25m2 nhưng là kết quả sai. Sau đó, một thí sinh khác nhấn chuông giành quyền trả lời với đáp án 78,54m2, tuy nhiên vẫn sai. Không chỉ thí sinh, mà nhiều netizen có thời gian thảnh thơi giải bài toán này cũng tính ra kết quả là 78,54m2. Khi suy luận rằng diện tích tối đa con bò ăn được chính là diện tích hình tròn với bán kính là 5 mét (bằng chiều dài sợi dây thừng).
Video đang HOT
Tuy nhiên đọc kĩ đề tài, ta thấy con bò KHÔNG được cột vào dây thừng. Tức là con bò sẽ được đi tự do khắp bãi cỏ. Do đó diện tích phần cỏ tối đa mà con bò ăn được = diện tích bãi cỏ hình vuông = 100m2.
Trước lỗi sai này, MC Khánh Vy chia sẻ: “Đây cũng là một lưu ý cân nhắc cho các bạn thí sinh của Olympia. Đó là hãy đọc thật kĩ đề bài được đưa ra. Đôi khi một chi tiết nhỏ mà bạn bỏ qua có thể khiến bạn mất cơ hội giành điểm”.
Cách ra đề đầy tính lắt léo như thế này thường khiến thí sinh Olympia dễ mất điểm, đặc biệt khi thời gian suy nghĩ và trả lời chỉ giới hạn trong 15-30 giây. Một số bình luận của dân tình trước bài toán này:
- Câu hỏi đố mẹo này không chỉ yêu cầu tư duy logic mà còn đòi hỏi sự cẩn thận khi đọc đề bài. Đây là bài học quý giá cho bất kỳ thí sinh nào dẫu biết rằng thời gian rất gấp.
- Ban tổ chức Olympia đúng là biết cách đưa thí sinh vào tình huống căng thẳng. Thời gian ngắn và câu hỏi lắt léo thật sự tạo nên áp lực khủng khiếp.
- Chi tiết “con bò không bị cột” tưởng nhỏ mà lại là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Đọc kỹ đề bài luôn là điều tiên quyết trong bất kỳ bài toán nào.
- Những câu hỏi như thế này làm nên sự hấp dẫn của Olympia. Không chỉ thử thách khả năng suy nghĩ mà còn kiểm tra độ tinh ý và cẩn trọng của thí sinh.
Bài toán Olympia sử dụng kiến thức tiểu học nhưng lắt léo, đọc xong sang chấn: "1/6 tuổi bà trừ 6 thì sẽ được 6. Hỏi bà bao nhiêu tuổi?"
Bạn có giải được bài toán này không?
Có nhiều bài toán xuất hiện trong chương trình Olympia tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế lại khó giải không tưởng. Những câu hỏi này không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên sâu mà còn thử thách khả năng tư duy sáng tạo và khả năng phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Dù nhìn qua thì bài toán có vẻ dễ dàng, nhưng chỉ khi bắt tay vào giải quyết, người ta mới nhận ra rằng nó không đơn giản như vậy. Chính sự "dễ mà khó" này là một trong những yếu tố khiến các bài toán Olympia trở thành một thử thách đầy hấp dẫn đối với những người tham gia.
Mới đây, một câu hỏi toán học từ năm thứ 16 của chương trình Olympia được dân tình rầm rộ chia sẻ lại. Dù bài toán không quá khó, nhưng các dữ kiện được đưa vào một cách lắt léo gây trở ngại không nhỏ đối với các thí sinh.
Cụ thể câu hỏi như sau: "Cháu hỏi bà: Bà ơi năm nay bà bao nhiêu tuổi?, Bà trả lời: 1/6 tuổi bà trừ 6 thì sẽ được 6. Hỏi bà bao nhiêu tuổi?".
Đáp án 72 mà thí sinh đưa ra cũng là câu trả lời đúng mà phía BTC thông báo. Phương pháp giải như sau:
"1/6 tuổi bà là: 6 tuổi
Tuổi bà là: 12 : 1/ tuổi
Đáp số: 72 tuổi".
Trước đó, trong chương trình Olympia năm thứ 15, ở trận thi tuần 3, tháng 3, quý 3, cũng xuất hiện một câu hỏi tưởng không khó mà khó không tưởng.
Cụ thể câu hỏi như sau: "Một đoàn du lịch có 36 người qua sông bằng 1 chiếc thuyền. Con thuyền chỉ chở tối đa được 6 người kể cả người lái. Rất may trong đoàn có đúng 1 người biết điều khiển thuyền. Hỏi đoàn qua sông bằng ít nhất bao nhiêu chuyến?".
Đây là câu hỏi dành cho thí sinh Hữu Trí và nam sinh đã đưa ra đáp án là 8 nhưng không chính xác. Một thí sinh khác nhanh chóng nhấn chuông giành quyền trả lời và đưa ra đáp án đúng là 7 chuyến, với lý giải: "36 người trừ 1 người lái còn 35 người. Mỗi chuyến, ngoài người lái, chở thêm được 5 người. Do đó, 35 chia cho 5 bằng 7 chuyến".
Mặc dù phép chia này đơn giản, đến học sinh tiểu học cũng có thể giải được, nhưng dưới áp lực thời gian trong cuộc thi khiến thí sinh dễ mất bình tĩnh và không thể đưa ra đáp án chính xác. Nếu không có áp lực thời gian, chắc chắn nam sinh Hữu Trí cũng có thể đưa ra đáp án.
Bài toán tiểu học gây lú: "Biết ngày 1/1/2019 là thứ Ba, hỏi ngày 1/1/2079 là thứ mấy?", thí sinh Olympia trả lời thứ Ba nhưng sai Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng câu hỏi này một lần nữa được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao. Sau hơn 24 năm phát sóng, Olympia vẫn là sân chơi trí tuệ thu hút sự quan tâm của mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên. Một trong những...