Bài toán tìm chiếc vé Olympic Tokyo của U-23 Việt Nam
Tại vòng chung kết U-23 châu Á, hai nhà cầm quân Park Hang-seo của Việt Nam và Nishino của Thái Lan đều lo ngại nhất là khi đối đầu với đội bóng đồng hương của mình.
Trước lễ bốc thăm cả hai vị HLV đều có mong muốn Việt Nam và Thái Lan không cùng bảng với Hàn Quốc và Nhật. Đơn giản vì hai ông thầy này không muốn vừa đối đầu với đội bóng quê hương, vừa gặp đối thủ có thực lực mạnh hơn lại hiểu hết về mình.
Ở bảng D, đội U-23 Việt Nam gặp các đối thủ Triều Tiên, Jordan và UAE. Dựa trên thứ hạng mùa giải trước thì Việt Nam là đội hạt giống số một nhưng thực tế thì cả ba đội còn lại đều được đánh giá thực lực cao hơn.
Chính vì ngại gặp Hàn Quốc mà HLV Park Hang-seo sẽ phải mong muốn cầu thủ mình đứng đầu bảng D nhằm tránh đội đầu bảng C nhiều khả năng là Hàn Quốc (nếu không thì Iran hay Uzbekistan đều rất mạnh).
Việt Nam từng thắng Jordan ở Asian Cup và lần này thầy trò ông Park gặp lại ở giải U-23 châu Á. Ảnh: ANH HỮU
Trường hợp nhì bảng thì sẽ phải tính chuyện hạ knock out từng đối thủ như vòng chung kết U-23 châu Á 2018 đã hoàn thành.
Hãy thử tính cửa khó, tức nhì bảng và gặp đội nhất bảng C là Hàn Quốc hoặc Iran hay Uzbekistan. Trong số các đội này Hàn Quốc được đánh giá là “hàng khủng”, lại quá hiểu thầy Park. Iran thì mạnh nhưng bóng đá Việt Nam rất có duyên gặp các đội Tây Á. Hồi Asiad 17 Việt Nam từng đánh bại 4-1. Uzbekistan thì từng đánh bại thầy trò ông Park ở trận chung kết tại Thường Châu nhưng bây giờ đối thủ này chỉ còn lại một vài cầu thủ trong “thế hệ vàng” của mình.
Video đang HOT
Thêm một yếu tố là U-23 Nhật ở bảng B cùng với Qatar, Saudi Arabia và Syria nhưng Nhật là chủ nhà Olympic 2020 nên trong trường hợp nếu Nhật vào nhóm có huy chương thì lúc đó khu vực châu Á được mở rộng thêm đội thứ tư của vòng bán kết lấy suất cuối. Mà khả năng Nhật nằm trong nhóm huy chương là rất cao, thậm chí đến 95%.
Chính vì thế mấu chốt của vấn đề mang tính sống còn của U-23 Việt Nam là đánh bại được đối thủ ở tứ kết thì cửa đi Olympic Tokyo sẽ mở toang.
Lịch thi đấu vòng chung kết U-23 Việt Nam
Việt Nam – UAE (10-1-2020).
Việt Nam – Jordan (13-1-2020).
Việt Nam – Triều Tiên (16-1-2020).
Theo PLO
Thầy Park: Làm HLV tuyển Hàn Quốc ư? Tôi không đi đâu cả
Không có gì "dụ dỗ" được HLV Park Hang-seo trở lại làm việc với bóng đá Hàn Quốc.
Khi dẫn U-23 Việt Nam về Hàn Quốc tập huấn chuẩn bị cho vòng chung kết U-23 châu Á, HLV Park Hang-seo nói nhiều về cụm từ "kế hoạch dài hơi" của bóng đá Việt Nam, nhưng đó là kế hoạch gì mà HLV Park Hang-seo muốn nói?
HLV Park Hang-seo không thích chiếc ghế HLV trưởng tuyển Hàn Quốc hay một quan chức cấp cao của LĐBĐ Hàn Quốc.
Đó không phải là sự yêu cầu đòi hỏi của ông với bóng đá Việt Nam về những đề án phát triển bóng đá quốc gia dài hơi. Đó là những kế hoạch dài hơi của bản thân ông để đưa bóng đá Việt Nam lên những tầm cao mới.
Khi nói đến "kế hoạch dài hơi", nhiều người hay liên tưởng đến một HLV nói về điều kiện cần để phát triển bóng đá quốc gia, đội tuyển quốc gia...Nhưng ở đây "kế hoạch dài hơi" mà HLV Park Hang-seo đề cập rất nhiều mà báo chí Hàn Quốc trích đăng lại là khác. Đó là sứ mệnh của ông với bóng đá Việt Nam, chứ không phải ông phải đòi hỏi nền bóng đá Việt Nam phải thế này, thế nọ.
HLV Park Hang-seo bắt tay đồng nghiệp Nishino tại SEA Games 30
Cụ thể, ông sẽ đưa hai đội bóng tuyển quốc gia và U-22 quốc gia vào vị trí số 1 Đông Nam Á cùng tiếp cận đẳng cấp châu lục. Sau đó, ông tiếp tục hai kế hoạch dài hơi khác. Đó là săn vé đi Olympic Tokyo và World Cup 2022.
HLV Park Hang-seo thừa nhận đó là chặng đường không dễ dàng và hai "kế hoạch dài hơi" tới đây cũng là chặng đường dài và lắm thách thức.
Nhưng vị HLV 60 tuổi này có đầy đủ cơ sở để lạc quan, đó khi vòng loại World Cup 2022, bảng G đi được nửa chặng đường, Việt Nam đứng đầu bảng. Ông cũng nhận định rằng, nếu tới đây sang Malaysia làm khách ở lượt trận thứ sáu mà Việt Nam thắng đối thủ thì ngôi vô địch bảng G nắm chắc trong tay. Như thế, Việt Nam đã đoạt suất dự Asian Cup 2023 và tiếp tục chinh phục tấm vé đi Qatar 2022.
Nhiệm vụ thách thức khác sắp tới đây là Việt Nam đứng vào hàng ngũ tốp huy chương tại vòng chung kết U-23 châu Á.
U-23 Việt Nam đang là á quân châu Á nên lần này vào tốp huy chương cũng có cơ sở thực tế, dẫu biết rằng khi giải châu Á đồng thời là vòng loại Olympic tất nhiên nó thách thức hơn nhiều. Nhưng bóng đá Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo đã chứng minh "không gì là không thể".
Chiếc ghế HLV trưởng tuyển Hàn cũng không "dụ" được thầy Park?
Trở về Hàn Quốc, báo chí quê nhà đặt rất nhiều câu hỏi liệu đội tuyển quốc gia, các CLB, hay một vị trí nào đó ở LĐBĐ Hàn Quốc "trải thảm" thì ông Park có nhận lời. HLV Park Hang-seo đều thẳng thừng từ chối: Tôi rất cảm động vì người dân Hàn Quốc, đất nước Hàn Quốc, nhà nước Hàn Quốc và lãnh đạo ủng hộ tôi, song tôi không quay về bóng đá Hàn Quốc. Việt Nam, nơi ấy giúp tôi mang lại sự thành công cho cả hai, tôi không thể rời đi.
Khi trả lời câu hỏi của hãng thông tấn Yonhap "Chiếc ghế HLV trưởng tuyển Hàn Quốc có nằm trong kế hoạch của ông?", HLV Park Hang-seo trả lời: "Tôi nghĩ thời của tôi đã qua rồi, một chiếc ghế ở bóng đá Hàn Quốc ư? Tôi không đi đâu cả! Bởi đơn giản, tôi đã tái ký hợp đồng với Việt Nam".
Theo PLO
Phần chìm của thủ môn Bùi Tiến Dũng Đã có râm ran thông tin thủ môn Bùi Tiến Dũng sau một mùa giải ra sân đếm trên đầu ngón tay, nay đang tiến hành những bước cuối để hoàn tất bản hợp đồng về CLB TP.HCM thi đấu mùa bóng 2020. Thủ môn Bùi Tiến Dũng sau ngôi á quân U-23 châu Á được phong là người hùng của U-23 Việt...