Bài toán tiểu học siêu dễ nhưng lại khiến các anh chị đại học phải ‘vò đầu, bứt tai’
Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi được chia sẻ trên mạng xã hội, bài toán tiểu học này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Có lẽ không ít người lớn nghĩ rằng môn Toán cấp một rất đơn giản, quanh đi quẩn lại chỉ vài phép tính cộng, trừ, nhân, chia mà chỉ cần nhìn qua là đã biết cách làm và đáp án. Tuy nhiên, mới đây trên các diễn đàn xuất hiện một bài toán ‘tiểu học’ khiến không ít anh chị ‘đại học’ phải vò đầu, bứt tai.
Thoạt nhìn qua, bài toán cũng giống như những bài toán tiểu học khác với các phép toán khá đơn giản, nhưng khi đọc kĩ hơn lại thấy có gì đó sai sai.
Bài toán khó hiểu được lan truyền trên MXH.
Câu hỏi như sau: 40 chia cho 1 nửa rồi cộng với 15 thì bằng bao nhiêu? Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng sau đó, phép tính này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số cư dân mạng cho rằng, đáp án chính xác là 95. Luồng ý kiến khác lại khẳng định 17 mới là câu trả lời đúng. Tại sao lại có nhiều kết quả chỉ với một phép tính như thế?
Video đang HOT
Nguồn cơn của sự tranh cãi chính là ở hai chữ 1 NỬA từ câu hỏi được cho. Một nửa là dữ liệu khá mơ hồ bởi không thể biết là 1 nửa của 40 hay 1/2. Mỗi cách hiểu vì thế sẽ cho ra các đáp án tương ứng. Cụ thể, nếu 1 nửa là 0,5 thì phép tính sẽ là: 40 15= 95. Nếu 1 nửa của 40 phép tính sẽ là: 40:20 15 = 17.
Thực tế, trong nhiều bài tập toán tiểu học chúng ta vẫn thường gặp những đề bài kém chặt chẽ như thế. Ví dụ như bài toán dưới đây.
Theo đó, đề bài này có khúc mắc theo kiểu câu trả lời đi trước, câu hỏi đi sau: Có 365 kg gạo đổ đều vào 7 bao. Hỏi cần có mấy bao để đựng hết số gạo đó?
Ngay lập tức, đề bài trở thành đề tài bàn tán của dân mạng. Không ít người cho rằng đề bài thực sự phi lý vì đã cho biết số bao để đựng 365 kg gạo rồi vậy thì việc hỏi lại điều này khiến bài toán không chặt chẽ.
Một số người cho rằng, người ra đề có chút nhầm lẫn ở phần dữ kiện, có thể đề đúng sẽ phải là có 365 kg gạo đổ đều vào các bao, mỗi bao 7 kg để hỏi học sinh tìm số bao cần dùng.
Nhưng cũng có một số ý kiến nêu quan điểm, đề bài này thuộc nội dung học chia số dư của học sinh tiểu học. Vì dữ kiện cho biết 365 kg chia đều cho 7 bao, tức là mỗi bao 52 kg, vậy còn dư 1 kg. Để đựng hết số gạo cần có phải thêm 1 bao gạo nữa cho 1 kg thừa còn lại. Như vậy là bài toán đã được giải quyết với đáp án là 8 bao.
Tuy nhiên, dù đáp án là như nào thì cả 2 đề bài trên cũng gây rối não cho học sinh. Đây cũng là một bài học để các giáo viên Toán khi ra đề cần nghiên cứu kĩ hơn và thật cẩn trọng.
Bài toán lớp 1 gây lú, người lớn đọc xin bó tay: Hôm nay là ngày 12 tháng 3 thì thứ ba tuần sau của tháng 3 là ngày nào?
Dám chắc 99,99% người lớn không thể làm được bài toán lớp 1 này!
Toán tiểu học tưởng dễ nhưng đôi khi lại phức tạp vô cùng. Sự phức tạp này có thể đến từ độ khó trong các biểu thức tính toán, cũng có thể đến từ những dữ kiện mà đề bài cho hoặc là vì bài toán cần nhiều sự suy luận, phán đoán hơn là việc dùng các phép tính thông thường. Nhưng dù bài toán có khó cỡ nào thì cũng sẽ phải có kết quả, nếu người làm không thể có được đáp án thì có chăng đề bài đang gặp vấn đề?
Một bài toán lớp 1 dạo gần đây khiến cộng đồng mạng tranh cãi không ngừng. Đề bài như sau: Hôm nay là ngày 12 tháng 3 thì thứ ba tuần sau của tháng 3 là ngày nào?
Đi kèm với câu hỏi là 4 lựa chọn 17- 19 - 15 và 18.
Ảnh: Internet
Với đề bài trên, không ít người lớn phải cảm thán ngay rằng không thể giải được. Đây cũng lý do mà họ thắc mắc liệu với bài toán này, học sinh lớp 1 sẽ giải quyết ra sao.
Điều khiến bài toán này "gây lú" đó là cho dữ kiện ngày 12 tháng 3 và hỏi về thứ 3 tuần sau là ngày mấy nhưng không hề đề cập tới thứ trong tuần của ngày 12. Bởi không xác định được điều này nên việc tìm ra ngày chính xác của thứ ba tuần sau cũng khó mà làm được.
Một số giả thiết được đưa ra rằng, có thể thứ của ngày 12/3 trong đề bài cũng chính là hôm mà học sinh thực hiện bài tập này, vì đầu đề có hai chữ "hôm nay". Do đó, hôm ấy là thứ mấy, học sinh có thể dựa vào đó để giả định là ngày 12/3 và tìm đáp án.
Giả thiết khác cho rằng, đây là một bài toán mẹo dành cho các học sinh lớp nâng cao nhưng "phá mẹo" thế nào thì không ai biết cả.
Và tất nhiên, giả thiết được nhiều người đồng tình nhất là đề bài đã thiếu dữ kiện cần và đủ để học sinh làm bài.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về đề toán như thế này?
Nhà tuyển dụng hỏi: "Trong trường hợp nào, 1 + 1 = 3?", nam ứng viên không nao núng: "Quá đơn giản" Còn bạn thì sao, bạn có nghĩ được đáp án cho câu hỏi hóc búa này không? Phỏng vấn là một quá trình mà hầu hết các ứng viên đều phải trải qua nếu muốn có được một công việc nào đó. Vấn đề ở đây là hiện tại, có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn bắt đầu trở nên chú...