Bài toán tiểu học râu ông nọ cắm cằm bà kia, học sinh giỏi xin thua, cộng đồng mạng tức anh ách vì vô lý
Đúng là đề bài thế này thì đến cả ngay thiên tài toán học cũng giải không xong!
Để biên soạn các sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách bài tập cấc môn học dành cho các học sinh ở nhiều độ tuổi hẳn là công việc cần sự trau chuốt và chính xác tuyệt đối vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến cách vận dụng những con số của trẻ con vì chúng thường học hỏi nhanh cũng như dễ bị tác động bởi người lớn và sách báo dù điều đó đúng hay sai.
Mới đây, cư dân mạng lại thêm phen xôn xao vì một bài toán hóc búa đến độ có cho người giỏi toán nhất cũng chưa chắc giải được. Theo đó, bài toán đơn giản chỉ cần dùng đến phép cộng trừ là ra kết quả nhưng nhìn mãi vẫn thấy có gì đó phi lý. Cụ thể đề bài như sau: Một cửa hàng xăng dầu buổi sáng bán được 2518 lít dầu, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 238 lít dầu. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít xăng?
Dân mạng ngẩn người ra vì độ vô lý, vì sao dữ liệu cho là dầu nhưng câu hỏi lại về lít xăng.
Video đang HOT
Rõ ràng không hề có sự thống nhất về mặt nội dung trong câu hỏi. Có thể với nhiều người, chi tiết này dễ dàng bị bỏ qua nhưng soi xét kỹ thì với các yêu tố của bài toán thì chẳng thể nào giải quyết được dù mời người giỏi nhất. Phải chăng, trong quá trình bán dầu, một phản ứng hóa học nào đã xảy ra mà học sinh cần lưu ý để hoàn thành bài toán?
Đùa vui thế thôi, nhưng lý do giải thích hợp lý nhất cho bài toán nghe có vẻ sai sai kia chắc chắn là bắt nguồn từ lỗi đánh máy của người biên soạn. Có thể với người lớn, chung ta dễ dàng nhận ra lỗ hổng này và tìm cách chữa ngay nhưng rơi vào tay những đưuá trẻ luôn thích hỏi vì sao thì bài toán này sẽ khá căng đấy!
Một lời khuyên dành cho các nhà biên soạn sách hoặc các thầy cô ra đề bài là hãy tỉnh táo và đừng ngủ gật khi làm việc kẻo lại mắc lỗi sai đau não như trên nhé!
Thấy đề kiểm tra toán được dán ngoài bảng thông báo, học sinh túm tụm lại xem rồi cười lăn lộn vì dòng chữ nhỏ cuối cùng
Mới nhìn vào, bạn nào cũng thắc mắc sao lại có đề kiểm tra toán ở đây. Nhưng đến khi đọc dòng chữ nhỏ cuối đề thì mọi người đều bật cười té ghế.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư từ ngày 1/11/2020, học sinh THCS và THPT được sử dụng dùng điện thoại di động với mục đích phục vụ cho học tập, dưới sự cho phép kiểm soát của giáo viên.
Sau khi thông tư này được ban hành đã thu hút rất nhiều ý kiến khác nhau. Một bên ủng hộ vì cho sử dụng công nghệ sẽ giúp việc học của các em nhẹ nhàng hơn, dễ dàng hơn. Nhưng một số người lại có ý kiến rằng cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp không khác nào vẽ đường cho hưu chạy.
Thế nhưng, có điện thoại thông minh mà không có wifi hoặc 4G thì chúng cũng chẳng khác cục gạch là bao. Thế nên điều các em học sinh quan tâm là nhà trường có lắp wifi hay không?
Mới đây, một tờ giấy được dán ở bảng thông báo của một trường học đã thu hút sự chú ý của các em học sinh toàn trường và cư dân mạng.
Bài toán hóc búa được treo với giải thưởng cao: Mật khẩu wifi của trường.
Mới nhìn vào, ai cũng thắc mắc sao lại có đề kiểm tra toán được dán ở bảng thông báo khu vực gần cổng trường. Thế là các em học sinh thi nhau túm tụm lại xem. Nhưng đến khi đọc dòng chữ nhỏ cuối đề thì mọi người đều bật cười té ghế.
Hóa ra, đây là "tác phẩm" của thầy hiệu trưởng. Một nước đi cao tay không học sinh nào ngờ đến. Bởi "đáp án của bài toán sẽ là mật khẩu wifi. Bạn nào giải được sẽ được dùng chùa wifi của trường miễn phí". Đã vậy, thầy hiệu trưởng còn cho thời gian làm bài chỉ có 1 giờ đồng hồ, từ 15 giờ - 16 giờ trong ngày mà thôi.
Đọc xong đề bài, nhiều bạn học sinh toát hết cả mồ hôi hột: "Thôi, em dùng 4G rồi ạ". Nhưng cũng có vài người nhắc nhở: "Trước khi giải nhớ kiểm tra xem có wifi không đã nhớ".
Mặc dù không biết có ai giải được bài toàn này và giành lấy phần thưởng là được dùng wifi chùa của nhà trường hay không, nhưng ít nhất ai cũng đã được uống "10 thang thuốc bổ".
Thế mới thấy, cứ tưởng được dùng điện thoại trong giờ học là sướng, ai ngờ, các em còn phải vượt qua cửa ải khó nhằn của thầy hiệu trưởng nữa cơ.
Hỏi "cưa cây gỗ 7 đoạn biết 12 phút cưa xong một đoạn", học trò tính 12x6=72 vẫn bị gạch sai, xem đáp án cô giáo hóa ra cũng "cú lừa"? Bạn có tự tin giải được bài toán cấp 1 này? Thời Tiểu học, chắc hẳn ai cũng phải học qua các phép tính cộng, trừ, nhân, chia khó hơn chút thì đếm hình, giải câu đố mẹo. Vậy nên để thách thức và cũng như phân loại học sinh, nhiều thầy cô đã cho bài toán có chút lắt léo, phải ngẫm...