Bài toán Olympia khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng học toán của mình, nghe cách giải của MC mới ngã ngửa
Bạn có giải được bài toán này không?
Olympia là chương trình hàng đầu dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê với tri thức. Một đặc điểm của cuộc thi này là có rất nhiều câu hỏi hóc búa… nhưng thời gian suy nghĩ lại cực ngắn chỉ 15 -20 giây, đòi hỏi thí sinh phải tập trung hết sức.
Trong một cuộc thi tháng của Olympia năm thứ 20 từng xuất hiện một bài toán khiến nhiều người “bất ngờ” bởi độ trúc trắc của nó.
Cụ thể câu hỏi như sau: “1 gia đình có 5 người: bà, bố, mẹ, hai bạn X, Y. Gia đình được tặng 2 vé xem phim. 5 ý kiến của 5 người như sau: ‘Bà và mẹ đi’ (A), ‘Bố và mẹ đi’ (B), ‘Bố và bà đi’ (C), ‘Bà và X đi’ (D), ‘Bố và Y đi’ (E). Sau cùng mọi người theo ý kiến của bà và như vậy ý kiến của mọi người khác đều có một phần đúng. Hỏi bà đã nói là ý nào?”.
Chỉ có thời gian ngắn ngủi nhưng đề bài lại dài, nhiều dữ kiện, cộng thêm tâm lý bối rối khi đứng trên sân khấu đã khiến thí sinh nhận câu hỏi này phải “chào thua”. Nhanh chóng, một thí sinh khác đã cưới quyền trả lời và đưa ra đáp án là(C) Bố và bà đi.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu tại sao lại là Bố và bà. Ngay lập tức, MC Ngọc Huy – người dẫn chương trình, đã có cách lý giải khiến cả trường quay được phen cười sảng khoái.
Video đang HOT
“Đây là một câu hỏi với rất nhiều mệnh đề tuy nhiên tôi chỉ suy nghĩ đơn giản: Bà nói thì chắc chắn là bà muốn đi, ngoài ra bà cũng cần một người đèo bà cùng đi nữa. Như vậy đáp án C là hoàn toàn chính xác”, MC Ngọc Huy chia sẻ.
Có thể thấy, bằng suy luận cảm quan nhưng vẫn rất logic, hợp tình hợp lý, MC Ngọc Huy đã dễ dàng giải được bài toán đố hóc búa này. Thế mới thấy, trong cuộc thi Olympia, có nhiều câu rất dài dòng văn tự, nhưng thật ra cách giải lại cực đơn giản. Tuy nhiên nói gì thì nói, với áp lực thời gian ngắn, việc các thí sinh lúng túng với những câu hỏi “mẹo” kiểu này là hoàn toàn dễ hiểu.
Trước đó, MXH cũng xuất hiện một bài toán trong cuộc thi Olympia khiến dân tình xôn xao. Cụ thể như sau: “Một đoàn du lịch có 36 người qua sông bằng 1 chiếc thuyền. Con thuyền chỉ chở tối đa được 6 người kể cả người lái. Rất may trong đoàn có đúng 1 người biết điều khiển thuyền. Hỏi đoàn qua sông bằng ít nhất bao nhiêu chuyến?”.
Và đáp án của bài toán này là “7 với cách lập luận như sau: 36 người trừ đi 1 người lái thuyền sẽ còn 35 người, trong mỗi chuyến trừ người lái thuyền ra sẽ chở thêm được 5 người nữa. Chúng ta lấy 35 chia cho 5 sẽ ra đáp số là 7.
Bài toán tính ngày tháng của học sinh tiểu học khiến người lớn cũng phải lao đao
Nhiều người tỏ ra khó hiểu trước yêu cầu "khó đỡ" của đề bài.
Nhiều người nghĩ toán tiểu học chỉ là những phép tính đơn giản như cộng, trừ, hay đếm hình... Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài dễ dàng đó, không ít bài toán lại ẩn chứa những tình huống phức tạp khiến cả người lớn cũng phải đau đầu tìm lời giải.
Mới đây, một phụ huynh đã phải lên MXH "cầu cứu" cộng đồng mạng vì vò đầu bứt tai cả tối mà vẫn không tìm ra được đáp án cho bài tập tiểu học của con trai. Vị phụ huynh cho biết đây chỉ là một bài toán tính thứ, tính ngày bình thường của tiểu học nhưng mà đọc sao cũng thấy... có vấn đề.
Nội dung bài toán như sau: "Hôm nay là ngày 12 tháng 3 thì thứ ba tuần sau của tháng 3 là ngày nào?", và theo đó là 4 đáp án: Ngày 17, 19, 15 và 18.
Bài toán khiến dân tình "choáng".
Đề bài vô cùng ngắn gọn nhưng khiến người làm phải mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Mốc thời gian "hôm nay" được cho là không rõ ràng bởi không ai có thể biết hôm nay mà đề bài nói đến là hôm nào. Nhiều người cho rằng nếu lấy thời điểm "hôm nay" tức là ngày học sinh đang làm bài tập này thì đáp án sẽ không thể gói gọn trong 4 đáp án đã cho.
Ví dụ: Nếu ngày học sinh làm bài là thứ 4, thì tức là thứ ba tuần sau sẽ là ngày 20 tháng 3, không hề có đáp án nào trùng khớp.
Do đó, bài tập này được đánh giá là thiếu chặt chẽ khi cho dữ kiện. Không biết là do người làm đề có sự sai sót hay bài toán được tạo ra với một mục đích nào khác, nhưng với lứa tuổi Tiểu học thì bài này được cho là quá phức tạp và không phù hợp.
Ngay khi bức hình được đăng tải, nhiều người cũng đã phải tự nhận là mình "bó tay" và rất mong chờ xem đáp án thực sự khi cô giáo chữa bài tập này sẽ là gì:
- Bài gì mà rối não quá vậy, nếu con mình mà hỏi chắc mình cũng chịu thua. Giờ đào tạo các thiên tài như này sao.
- Chẳng biết đáp án sẽ là gì, nhưng mà tôi chắc chắn một điều, đáp án không phải là hôm nay.
- Bài tập thiếu dữ kiện, người lớn như mình còn bó tay chứ nói gì các con mới đang cấp 1. Hóng đáp án của giáo viên.
- Làm bài này chắc phải giả định ngày "hôm nay" là ngày nào rồi dùng phương án loại trừ rồi, nhưng nếu thế thì cả 4 đáp án cái nào cũng có khả năng đúng mà nhỉ?
- Cho mình xin thêm thông tin là ngày 20 tháng 3 của năm nào được không, mình soát quyển lịch coi cho dễ.
- Bài toán này thật ra cũng khá thú vị đó chứ, nhưng mình thấy phù hợp với học sinh giỏi thôi, chứ các cháu lớp 1 thì còn nhỏ, hơi quá sức.
Học sinh lớp 1 làm phép tính "5 + 2 = 7" bị giáo viên gạch đỏ, xem đáp án cuối cùng của cô ai cũng sốc! Bạn nghĩ sao về bài toán này? Môn Toán ở tiểu học không chỉ trang bị cho trẻ những kiến thức số cơ bản mà còn rèn luyện khả năng tư duy logic và quan sát tinh tế. Đôi khi, có những bài toán tưởng chừng như chỉ cần làm phép cộng, trừ, nhân, chia đơn giản nhưng lại khiến cho cả học...