Bài toán nan giải với Mỹ nếu không kích Iraq?
Yêu cầu chính thức từ chính phủ Iraq về một sự trợ giúp từ không lực Mỹ trong nỗ lực chặn đứng thế tiến công của phiến quân ISIS đang gây thêm áp lực buộc Obama phải đưa ra quyết định.
Theo BBC, đây không phải là lần đầu tiên người Iraq yêu cầu giúp đỡ và đến giờ, Washington vẫn khẳng định sẽ không tham gia.
Vũ khí viện trợ thêm đã được chuyển cho các lực lượng Iraq. Binh lính cũng đã được điều bổ sung tới tăng cường cho đội quân đang bảo vệ đại sứ quán Mỹ ở Baghdad.
Phiến quân ISIS chốt giữ ở thành phố Mosul phía bắc Iraq ngày 11/6. (Ảnh: Reuters)
Đồng thời với những việc này, chính quyền Obama cũng đang chuẩn bị cho các chiến dịch không kích nếu được yêu cầu. Tàu sân bay USS George HW Bush đã được đưa vào vị trí ở Vùng Vịnh. Đi cùng hàng không mẫu hạm này còn có một số tàu chiến khác, đặc biệt là tàu tuần dương USS Philippines Sea và tàu khu trục USS Truxton cả hai đều có thể phóng các tên lửa hành trình nhằm vào mục tiêu trên bờ.
Nếu cần thiết, không lực Mỹ có thể được tăng cường sức mạnh bằng các máy bay chiến đấu và máy bay yểm trợ vốn đã hiện diện sẵn trong khu vực.
Cùng với những chuẩn bị hữu hình này, người Mỹ còn đang cố gắng khai thác một bức tranh tình báo rõ nét về những gì đang xảy ra trên thực địa.
Tuy nhiên, BBC cho rằng sự can thiệp từ trên không của Mỹ đặt ra rất nhiều câu hỏi hóc búa:
Video đang HOT
Tấn công mục tiêu
Nếu ISIS tiến nhanh chóng về phía Baghdad, thì càng có khả năng Mỹ sẽ tiến hành chiến dịch không kích. Nhưng đây là một lực lượng di chuyển nhanh, lại chủ yếu đi trên các phương tiện nhẹ.
Trong một số tình huống, việc phân biệt giữa phiến quân và dân thường rất khó khăn. Có thể Mỹ sẽ triển khai một số lực lượng đặc biệt trên mặt đất để hợp tác với quân đội Iraq trong việc khoanh vùng và xác định mục tiêu?
Tấn công mức độ nào?
Theo các tuyên bố của chính ISIS thì lực lượng này được tổ chức tốt với một cấu trúc rõ ràng. Người Mỹ đã hiểu rõ về ISIS đến mức nào? Và họ sẽ tìm cách tấn công ban lãnh đạo của lực lượng này – có thể bằng máy bay không người lái?
Về mặt địa lý, liệu các cuộc tấn công có bị giới hạn trên lãnh thổ Iraq? Hay Lầu Năm Góc được phép nã vào cả các mục tiêu liên quan đến ISIS ở Syria?
Bối cảnh chính trị
Thủ tướng Iraq Nouri Maliki đã xây dựng một chính phủ bị xem là tham nhũng và nặng tính bè phái.
Trong khi đó, Mỹ muốn một kiểu mẫu chính trị đa đại diện hơn ở Iraq. Tuy vẫn có một số người Sunni ủng hộ chính phủ, nhưng các cuộc tấn công dữ dội của ISIS là dấu hiệu cho thấy tình trạng bất bình rộng lớn hơn ở đất nước Vùng Vịnh.
Do vậy, một chiến dịch không kích của Mỹ có vẻ làm chỗ dựa cho ông Maliki sẽ khó mà được hưởng ứng một cách tích cực.
Với tất cả những lý do trên, Tổng thống Obama đang nghiêng về quyết định “không can thiệp”.
Nếu Maliki có thể ngăn chặn được các cuộc tấn công của ISIS mà không cần đến sự can thiệp của Không lực Mỹ thì sẽ tốt hơn nhiều. Nhưng nếu quân đội Iraq không thể bình ổn nổi tình hình, và nếu ISIS tiếp tục hoành hành thì Nhà Trắng có thể sẽ cảm thấy bị ép phải ra lệnh cho các máy bay chiến đấu Mỹ hành động.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Vợ dựng chuyện bắt cóc, đòi chồng 500 triệu tiền chuộc
Cần tiền ăn chơi, nghi can đã dựng lên màn kịch mình bị một nhóm người bắt cóc, buộc người chồng Đài Loan "chuộc" với giá 500 trăm triệu đồng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngày 3/4, cơ quan cảnh sát điều tra công an quận 7, TP.HCM tiến hành tạm giữ nghi can Hoàng Như Nguyệt (43 tuổi) về việc dựng chuyện bị bắt cóc để tống tiền hàng trăm triệu đồng. Nạn nhân là chồng của Nguyệt.
Theo đó, rạng sáng 2/4, Nguyệt gọi điện thoại cho chồng là Chiu Chil Kuan (58 tuổi, người Đài Loan, ngụ quận 7, TP.HCM) báo tin lúc 21h đêm 1/4 đón taxi về nhà thì bị một nhóm người bắt cóc rồi đưa đến một nghĩa trang.
Nguyệt tại cơ quan công an.
Đến gần 4h sáng 2/4, nhóm này bắt Nguyệt điện thoại về cho chồng yêu cầu chuyển 500 triệu vào tài khoản cho chúng, nếu không thì nhận xác vợ tại nghĩa trang.
Nghi ngờ vụ việc bất thường, ông Kuan đến công an quận 7 trình báo. Các trinh sát nhanh chóng xác minh số tài khoản và phát hiện chính Nguyệt là người đứng tên.
Từ đó, công an nhận định đây có thể là màn kịch tống tiền do người này dựng lên. Trinh sát tiến hành theo dõi số điện thoại và tin nhắn đến máy ông Kuan nhằm tìm manh mối, nơi nhóm người "giam giữ con tin".
Sáng 2/4, Nguyệt tiếp tục gọi vào máy ông Kuan nói rằng nhóm bắt cóc yêu cầu chuyển tiền gấp, nếu không tính mạng của mình bị đe dọa. Được sự hướng dẫn của công an, ông Kuan chuyển trước 200 triệu đồng vào tài khoản của Nguyệt, số còn lại sẽ gửi sau để kéo dài thời gian.
Trong lúc vụ việc đang được điều tra thì bất ngờ tối 2/4, Nguyệt về nhà và cho biết lợi dụng nhóm bắt cóc ăn nhậu say xỉn, lơ là canh giữ nên tìm cách trốn thoát.
Công an điều tra quận 7 mời Nguyệt đến làm việc, lấy lời khai nhưng lúc này cô ta đang phê ma túy, không tự chủ được bản thân. Đến khi tỉnh táo, Nguyệt thừa nhận vụ bắt cóc do chính mình dàn dựng nhằm buộc ông Kuan đưa tiền để tiêu xài, trả nợ vì thua cờ bạc.
Nguyệt đã li hôn chồng và sống với ông Kuan gần 20 năm nay.
Theo Zing
"Một thanh niên tâm thần bị bắt trái luật": Không nhớ nổi họ tên vẫn bị 3 năm tù Không thể tự mình lên cầu thang để vào phòng xét xử, bị cáo Nguyễn Đức Nhương đã phải nhờ đến sự trợ giúp của cảnh sát dẫn giải. Suốt phiên tòa, nhiều câu trả lời của bị cáo rất ngô nghê, không rõ nghĩa, thỉnh thoảng bị cáo ngồi thụp xuống đất, cầm chiếc dép mân mê rồi lén giấu vào túi...