Bài toán lớp 4: Thuyền chở được 5 người, 40 người qua sông thì cần đi bao nhiêu lượt? Đáp án bất ngờ làm phụ huynh cũng bật cười
Bài toán tiểu học với phép tính chia vô cùng đơn giản hóa ra lại có đáp án mà người lớn cũng chưa chắc nghĩ ra.
Mới đây, chị Hồ – một bà mẹ 38 tuổi ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã đăng tải lên mạng xã hội một câu hỏi toán của con trai học lớp 4 của mình. Bài toán tiểu học sau đó được dân mạng nước này bàn tán sôi nổi vì lại là một cái “bẫy” tưởng dễ mà lại không dễ cho lắm.
Cụ thể, câu hỏi cô giáo dạy toán giao cho con trai 9 tuổi của chị Hồ như sau: Có 40 trẻ em phải vượt sông bằng cách đi thuyền. Mỗi lần thuyền có thể chở được 5 người. Vậy hỏi tổng cộng mọi người phải đi mấy lượt thuyền để tất cả trẻ em đều qua được sông?
Lúc đầu, chị Hồ cảm thấy câu hỏi này quá đơn giản nên không bận tâm gì cho lắm lúc dạy kèm con. Thế nhưng khi trả điểm về nhà, chị mới giật mình vì đáp án 8 của con bị cô giáo gạch sai.
Học sinh làm phép tính 40:5=8 bị gạch sai phũ phàng
Cô Hồ vô cùng khó hiểu vì nghĩ đây chỉ là một phép chia 40:5 = 8 vô cùng đơn giản, không có lý gì mà con mình lại làm sai được. Tức giận, chị trực tiếp tìm cách liên lạc với cô giáo để hỏi rốt cuộc cô đã chấm bài kiểu gì.
Video đang HOT
Thế nhưng sau khi được giáo viên giải thích, chị Hồ chỉ biết im lặng và có chút xấu hổ. Lời giải của cô hóa ra lại đơn giản đến không ngờ.
Bài toán lớp 4 này không nên giải bằng công thức đơn giản 40:5 = 8. Điều cô muốn kiểm tra không chỉ là khả năng tính toán vì trình độ lớp 4 quả thật cũng không bị đánh đố bởi phép tính này nữa. Các em học sinh cần giải câu hỏi bằng cách liên hệ với thực tế và biết suy luận, tìm ra cái “mẹo” ở trong đó.
Đáp án đúng của bài toán phải là: Vì trên thuyền cần phải chừa lại một vị trí cho người lái đò, nên mỗi lần chỉ có thể chở 4 trẻ em mà thôi. Vậy nên chúng ta phải lấy 40:4 = 10. Đáp án của bài toán là 10 lượt đi chứ không phải 8 như hầu hết cả lớp đã làm.
Câu hỏi đố mẹo của cô giáo không làm mọi phụ huynh ấn tượng (Ảnh minh họa)
Thêm một bài toán đố mẹo nữa xuất hiện trong chương trình học của các em nhỏ khiến cư dân mạng tranh cãi không ít. Có người cho rằng học sinh lớp 4 phải thừa sức suy luận logic để làm bài nên đề bài không có gì quá đáng mà còn rất thú vị. Bên cạnh đó, cũng có phụ huynh cho rằng kiểu bài tập thế này rất kỳ quái. Bản thân chị Hồ cho biết mình cũng đã yêu cầu giáo viên hủy bỏ kiểu câu hỏi này ra khỏi bài kiểm tra trong tương lai.
Bài toán tiểu học siêu dễ nhưng lại khiến các anh chị đại học phải 'vò đầu, bứt tai'
Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi được chia sẻ trên mạng xã hội, bài toán tiểu học này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Có lẽ không ít người lớn nghĩ rằng môn Toán cấp một rất đơn giản, quanh đi quẩn lại chỉ vài phép tính cộng, trừ, nhân, chia mà chỉ cần nhìn qua là đã biết cách làm và đáp án. Tuy nhiên, mới đây trên các diễn đàn xuất hiện một bài toán 'tiểu học' khiến không ít anh chị 'đại học' phải vò đầu, bứt tai.
Thoạt nhìn qua, bài toán cũng giống như những bài toán tiểu học khác với các phép toán khá đơn giản, nhưng khi đọc kĩ hơn lại thấy có gì đó sai sai.
Bài toán khó hiểu được lan truyền trên MXH.
Câu hỏi như sau: 40 chia cho 1 nửa rồi cộng với 15 thì bằng bao nhiêu? Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng sau đó, phép tính này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số cư dân mạng cho rằng, đáp án chính xác là 95. Luồng ý kiến khác lại khẳng định 17 mới là câu trả lời đúng. Tại sao lại có nhiều kết quả chỉ với một phép tính như thế?
Nguồn cơn của sự tranh cãi chính là ở hai chữ 1 NỬA từ câu hỏi được cho. Một nửa là dữ liệu khá mơ hồ bởi không thể biết là 1 nửa của 40 hay 1/2. Mỗi cách hiểu vì thế sẽ cho ra các đáp án tương ứng. Cụ thể, nếu 1 nửa là 0,5 thì phép tính sẽ là: 40 15= 95. Nếu 1 nửa của 40 phép tính sẽ là: 40:20 15 = 17.
Thực tế, trong nhiều bài tập toán tiểu học chúng ta vẫn thường gặp những đề bài kém chặt chẽ như thế. Ví dụ như bài toán dưới đây.
Theo đó, đề bài này có khúc mắc theo kiểu câu trả lời đi trước, câu hỏi đi sau: Có 365 kg gạo đổ đều vào 7 bao. Hỏi cần có mấy bao để đựng hết số gạo đó?
Ngay lập tức, đề bài trở thành đề tài bàn tán của dân mạng. Không ít người cho rằng đề bài thực sự phi lý vì đã cho biết số bao để đựng 365 kg gạo rồi vậy thì việc hỏi lại điều này khiến bài toán không chặt chẽ.
Một số người cho rằng, người ra đề có chút nhầm lẫn ở phần dữ kiện, có thể đề đúng sẽ phải là có 365 kg gạo đổ đều vào các bao, mỗi bao 7 kg để hỏi học sinh tìm số bao cần dùng.
Nhưng cũng có một số ý kiến nêu quan điểm, đề bài này thuộc nội dung học chia số dư của học sinh tiểu học. Vì dữ kiện cho biết 365 kg chia đều cho 7 bao, tức là mỗi bao 52 kg, vậy còn dư 1 kg. Để đựng hết số gạo cần có phải thêm 1 bao gạo nữa cho 1 kg thừa còn lại. Như vậy là bài toán đã được giải quyết với đáp án là 8 bao.
Tuy nhiên, dù đáp án là như nào thì cả 2 đề bài trên cũng gây rối não cho học sinh. Đây cũng là một bài học để các giáo viên Toán khi ra đề cần nghiên cứu kĩ hơn và thật cẩn trọng.
Đứa bé tiểu học giải bài toán tìm x, đáp án khiến người lớn "tím mặt": Sai mà cũng đúng! Em bé "tìm x" theo đúng yêu cầu của bài toán, nhưng đáp án lạ lắm! Đưa trẻ đi học tiểu học, phụ huynh luôn sẵn sàng tâm thế cho những suy nghĩ ngây ngô của các con. Nhưng vừa ngây ngô lại vừa lý sự thế này, bố mẹ cũng phải "hạn hán lời". Bài toán "tìm x" quen thuộc được em...