Bài toán lớp 2 tưởng đơn giản mà cách chấm của cô gây thắc mắc lớn, phụ huynh lên MXH để hỏi và nhận được lời giải thích vô cùng bất ngờ
Một bài toán khá đơn giản ở lớp 2 của con, một bà mẹ nghĩ rằng con làm thế là đúng rồi mà cô giáo cho rằng sai. Nhưng…
Đề bài toán như sau: “Lớp 2A có một số học sinh, cô giáo xếp thành 4 hàng, mỗi hàng có 9 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh?”. Với đề bài như thế này và cách giải của con, bà mẹ này có lòng tin rằng con mình đã làm đúng, tuy nhiên cô lại chấm sai và cách sửa của cô cũng không khiến mẹ phục.
Vì thế bà mẹ này mới đăng đàn hỏi: “Các thầy cô cho em hỏi với đề bài như trên, con giải bài toán như trong ảnh sao lại sai ạ? 4×9 khác 9×4 ạ? Cảm ơn thầy cô ạ!”.
Bài giải Toán của một học sinh lớp 2 được bà mẹ này chụp lại.
Một bài toán với phép nhân thông thường, dù có đáp số đúng nhưng cô giáo vẫn sửa 4×9 = 36 thành 9×4 =36.
Điều này khiến bà mẹ này có phần khó hiểu bởi tư duy của người lớn thì 4×9 = 9×4 và thực tế cha mẹ vẫn nghĩ nó không có gì khác nhau cả, bởi phép nhân có tính giao hoán và các con cũng đã được học. Đây cũng là câu hỏi chung cho nhiều bà mẹ có con học lớp 2 vì họ không hiểu chúng thực sự khác nhau điều gì và vì sao cách giải toán của con mình lại sai?
Video đang HOT
Tuy nhiên, số đông đã giải thích cho người mẹ này hiểu rằng dù không khác gì nhau, cũng cho kết quả giống nhau, nhưng điều căn bản nhất là nó khác nhau về ý nghĩa phép tính. Khi cô hỏi số học sinh thì bài giải phải là số học sinh nhân mỗi hàng nhân với số hàng, chứ không phải số hàng nhân với số học sinh. Như thế dễ khiến học sinh lẫn lộn về ý nghĩa của bài toán và có thể gây nhầm lẫn cho những bài toán khác.
Về mặt lý thuyết thì ở thời điểm hiện tại học sinh lớp 2 chưa học đến bảng nhân 9 nên 9×4 dễ khiến trẻ bối rối. Về mặt ý nghĩa thì nó không giúp cho trẻ hiểu được bản chất của phép tính: Nếu muốn tìm số học sinh phải lấy số học sinh mỗi hàng nhân với số hàng.
Bài toán lớp 2 tưởng đơn giản mà lại gây bao nhiêu thắc mắc cho phụ huynh.
Nhiều bình luận khác của cha mẹ cũng gặp phải vướng mắc tương tự, rằng con mình cũng bị cô chấm sai mà vẫn không hiểu tại sao. Tuy nhiên, với học sinh cấp tiểu học không phải 1 đáp số đúng đã là bài toán đúng, việc trình bày để cho thấy con hiểu phương pháp mới được đánh giá là đúng.
Một số giải thích khác cũng giúp cha mẹ hiểu hơn việc vì sao bài toán lại sai cho 1 phép tính ai cũng nghĩ là đúng thế này:
“Chủ thể chính trong câu hỏi đề bài là 9 nên phép tính là 9×4 phù hợp với câu hỏi có bao nhiêu học sinh”
“Khác nhau về ý nghĩa phép tính. Bao giờ cũng phải lấy số người trong 1 hàng nhân với số hàng. Nếu viết theo kiểu của con sẽ được hiểu 1 hàng có 4 người, có tất cả 9 hàng”.
“Hỏi số học sinh thì lấy số học sinh nhân với số hàng. Ý nghĩa khác nhau ạ!”
“4×9 là 4 được lấy 9 lần. 9×4 là 9 được lấy 4 lần ạ. Thừa số thứ nhất có cùng đơn vị với tích”
Cuối cùng cũng có lời khuyên mẹo để cho các con dễ nhớ với dạng toán này là câu hỏi có đơn vị là gì (hỏi về số học sinh) thì số sẽ đó đứng trước (9 học sinh 4 hàng).
Giáo viên ra bài toán tính tuổi, học trò làm đúng nhưng lại khiến cha mẹ giật mình thon thót khi nhìn đáp án
Toán tiểu học dù đơn giản nhưng đôi khi vẫn khiến cả người lớn phải tranh cãi hồi lâu về tính thực tế.
Nhiều người thường nghĩ kiến thức của học sinh Tiểu học rất đơn giản, chỉ cần cộng trừ nhân chia theo quy tắc là được. Nhưng cũng chính vì suy nghĩ đó mà không ít thầy cô đã quá xem nhẹ việc cho dữ liệu khiến cho bài toán khi giải thì đúng nhưng kết quả lại gây tranh cãi về tính thực tế.
Cụ thể, đề bài ra: " Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của bố gấp bốn lần tuổi Nam. Tuổi của mẹ gấp ba lần tuổi Nam. Hỏi bố và mẹ Nam bao nhiêu tuổi?".
Bài toán Tiểu học gây tranh cãi về tính ứng dụng.
Thoạt nhìn qua thì yêu cầu này quá đơn giản, bất cứ học trò lớp 2 nào cũng có thể làm được vì chỉ thực hiện phép nhân cơ bản. Đáp án của bài toàn hoàn đúng khi tuổi của bố Nam là 16 và mẹ Nam là 12.
Tuy vậy, khi ứng dụng vào thực tế lại gây tranh cãi khi cả bố lẫn mẹ đều chưa đủ tuổi kết hôn. Rất nhiều phụ huynh đã chỉ ra điểm bất hợp lý và cho rằng đó là sơ suất của giáo viên đã không cẩn thận check soát lại dữ liệu.
" Thế bố cháu lấy mẹ năm 12 tuổi? Mẹ cháu đẻ cháu năm 8 tuổi? 8 tuổi đã sinh được cháu ra chưa", bạn H.N bình luận.
"Mình đưa cho cu cậu nhà mình làm, thế là nguyên tối cứ lẽo đẽo theo mẹ hỏi sao lại được cưới sớm thế, chúng con được cưới năm 12-14 tuổi à. Trẻ con giờ tinh lắm, phải kiểm tra bài vở cẩn thận không cu cậu vặn hỏi ngay", bạn N.A bình luận.
" Biết là giáo viên không cố tình nhưng ví dụ cũng phải thực tế và khoa học, chứ đâu thể bừa bãi được. Dạy Toán tiểu học là dạy tư duy cho trẻ chứ không thể dạy máy móc như này", bạn B.U chia sẻ.
" Hôm bữa con mình cũng mang về bài tập về nhà con gà có 4 chân, hỏi 9 con bò có bao nhiêu chân. Biết là cô giáo đố mẹo mà bắt học trò liên tưởng thực tế kiểu này thì không ổn", bạn C.N chia sẻ.
Học trò viết 4x5, cô giáo bất ngờ gạch đáp án sửa thành 5x4 khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt vì sự nhầm lẫn Toán học sơ đẳng này Một bài toán của học sinh tiểu học khá đơn giản nhưng cô giáo đã gạch sai khiến ai cũng bất ngờ. Mặc dù người ta cứ tranh cãi rằng học Toán toàn những cái cao siêu, sau này ra đời không áp dụng được vào cuộc sống nhưng cũng không thể phủ nhận rằng đây là môn học hết sức thú vị....