Bài toán lớp 1 gây lú, người lớn đọc xin bó tay: Hôm nay là ngày 12 tháng 3 thì thứ ba tuần sau của tháng 3 là ngày nào?
Dám chắc 99,99% người lớn không thể làm được bài toán lớp 1 này!
Toán tiểu học tưởng dễ nhưng đôi khi lại phức tạp vô cùng. Sự phức tạp này có thể đến từ độ khó trong các biểu thức tính toán, cũng có thể đến từ những dữ kiện mà đề bài cho hoặc là vì bài toán cần nhiều sự suy luận, phán đoán hơn là việc dùng các phép tính thông thường. Nhưng dù bài toán có khó cỡ nào thì cũng sẽ phải có kết quả, nếu người làm không thể có được đáp án thì có chăng đề bài đang gặp vấn đề?
Một bài toán lớp 1 dạo gần đây khiến cộng đồng mạng tranh cãi không ngừng. Đề bài như sau: Hôm nay là ngày 12 tháng 3 thì thứ ba tuần sau của tháng 3 là ngày nào?
Đi kèm với câu hỏi là 4 lựa chọn 17- 19 – 15 và 18.
Ảnh: Internet
Với đề bài trên, không ít người lớn phải cảm thán ngay rằng không thể giải được. Đây cũng lý do mà họ thắc mắc liệu với bài toán này, học sinh lớp 1 sẽ giải quyết ra sao.
Video đang HOT
Điều khiến bài toán này “gây lú” đó là cho dữ kiện ngày 12 tháng 3 và hỏi về thứ 3 tuần sau là ngày mấy nhưng không hề đề cập tới thứ trong tuần của ngày 12. Bởi không xác định được điều này nên việc tìm ra ngày chính xác của thứ ba tuần sau cũng khó mà làm được.
Một số giả thiết được đưa ra rằng, có thể thứ của ngày 12/3 trong đề bài cũng chính là hôm mà học sinh thực hiện bài tập này, vì đầu đề có hai chữ “hôm nay”. Do đó, hôm ấy là thứ mấy, học sinh có thể dựa vào đó để giả định là ngày 12/3 và tìm đáp án.
Giả thiết khác cho rằng, đây là một bài toán mẹo dành cho các học sinh lớp nâng cao nhưng “phá mẹo” thế nào thì không ai biết cả.
Và tất nhiên, giả thiết được nhiều người đồng tình nhất là đề bài đã thiếu dữ kiện cần và đủ để học sinh làm bài.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về đề toán như thế này?
Bài toán lớp 1 "cho khoai, bắt tính gạo" tưởng dễ ăn, nhưng khi phân tích lại siêu khó, đến giáo viên cũng chưa chắc giải được
Toán lớp 1 tưởng "dễ ăn" nhưng hóa ra cũng phức tạp phết.
Toán Tiểu học thường được nhận xét là đơn giản, chỉ cần cộng trừ nhân chia theo quy tắc là được. Nhưng cũng chính vì suy nghĩ đó mà không ít thầy cô đã xem nhẹ việc cho dữ liệu khiến cho bài toán đề bài thì đúng nhưng câu hỏi lại gây hoang mang tột độ.
Như mới đây, một bài toán của học sinh lớp 1 đã gây ra tranh cãi: "Xe thứ nhất chở được 980 tạ khoai, xe thứ hai chở ít hơn xe thứ nhất 250 tạ khoai. Hỏi xe thứ hai chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo".
Đáng chú ý ở phần câu hỏi, đề bài cho tạ khoai nhưng câu hỏi lại bắt tính... gạo?
Phần lớn đều cho rằng chắc hẳn giáo viên đã thiếu sự cẩn thận nên mới ra đề hỏi một đằng, đáp án một nẻo như vậy. Gạo và khoai là 2 dữ liệu không hề liên quan đến nhau nên để muốn ra bài toán có ý nghĩa, vị giáo viên nên đổi lại thành: "Hỏi xe thứ hai chở được bao nhiêu tạ khoai?".
Cũng có một ý kiến cho rằng, đây có thể là câu đố mẹo của cô giáo. Do cụm từ "chở được" nên cũng có khả năng khối lượng gạo sẽ bằng khối lượng khoai. Như vậy ta sẽ tính nhanh được số tạ khoai chở được là 980 - 250 = 730 tạ. Đổi ra đơn vị kg thì ta được đáp án đúng của bài toán 73.000 kg gạo.
Tuy nhiên, đáp án này cũng chỉ áp dụng được trong bài toán, chứ thực tế lại rất vô lý. Vì không ai yêu cầu dữ kiện lạ lùng như vậy. Bên cạnh đó khối lượng riêng của khoai lẫn gạo không giống nhau, khi xếp khoai lên thì sẽ tạo ra nhiều chỗ hở so với gạo. Nên thực tế khối lượng của cả 2 khi xếp sẽ không bằng nhau.
Hoặc nếu vẫn để 2 dữ kiện này thì vô cùng lằng nhằng khi phải có kiến thức liên quan đến khối lượng riêng của gạo và khoai, thể tích của xe thứ 2. So với kiến thức của học sinh cấp 1 thì phức tạp vô cùng. Vậy nên phương án hợp lý nhất vẫn là cho rằng giáo viên đã cho nhầm dữ kiện đề bài.
Một bài toán khác cũng trong trường hợp "đề ra một đằng, câu hỏi một nẻo"
Bên dưới bài viết đã nhận về nhiều bình luận góp ý của dân mạng:
- "Theo tui nghĩ, ý đề bài muốn hỏi là số lượng khoai ở xe hai có thể bán được bao nhiêu tiền và từ đó có thể tương ứng mua được bao nhiêu kg gạo".
- "Do xe chở khoai có khả năng cao sẽ không chở gạo nên rất có thể hỏi là bác lái xe buổi trưa ăn mấy bát cơm để quy ra gạo chăng".
- "Trả lời là 0 kg gạo do khả năng cao xe đã chở khoai thì không chở được gạo nữa".
- "Phải tính thể tích xe thông qua khối lượng riêng của khoai. Rồi từ thể tích đó tính thông qua khối lượng riêng của gạo để ra đáp án. Phức tạp lắm chứ không đùa được đâu".
Nhà tuyển dụng hỏi: "Trong trường hợp nào, 1 + 1 = 3?", nam ứng viên không nao núng: "Quá đơn giản" Còn bạn thì sao, bạn có nghĩ được đáp án cho câu hỏi hóc búa này không? Phỏng vấn là một quá trình mà hầu hết các ứng viên đều phải trải qua nếu muốn có được một công việc nào đó. Vấn đề ở đây là hiện tại, có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn bắt đầu trở nên chú...