Bài toán khó của Mỹ trước nguy cơ bùng phát làn sóng Covid-19 thứ hai
Làn sóng Covid-19 thứ hai ở Mỹ sẽ tác động nặng nề hơn làn sóng thứ nhất do trùng với thời điểm cúm mùa diễn ra hàng năm ở quốc gia này.
Mỹ bước vào làn sóng Covid-19 thứ hai?
Mặc dù một vài tuần trong tháng 5, Mỹ đã chứng kiến số lượng các ca mắc mới giảm đáng kể và dần hướng đến hoạt động bình thường trên phạm vi cả nước nhưng trong hai tuần qua, có tới 18 bang báo cáo số ca mắc mới tăng trở lại, trong đó các bang Alaska, Arizona, Arkansas, California, Florida, North Carolina, Oklahoma, South Carolina và Texas đã ghi nhận số ca mắc bệnh tăng đột biến.
Số ca mắc bệnh và tử vong vì mắc Covid-19 liên tục tăng trong những ngày gần đây đã gây lo ngại xảy ra làn sóng thứ hai tại Mỹ. Tuy nhiên, hiện có hai luồng quan điểm trái chiều về vấn đề này. Giáo sư William Schaffner thuộc Đại học Y khoa Vanderbilt, cho rằng làn sóng lây nhiễm thứ hai đã bắt đầu. Theo vị giáo sư này, Mỹ đã mở cửa trở lại trên khắp cả nước, nhưng nhiều người không thực hiện giãn cách xã hội, không đeo khẩu trang và điều đó dẫn đến sự lây lan mạnh hơn của Covid-19.
Trong khi đó, trong bài viết đăng trên Wall Street Journal mới đây, Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố không có làn sóng Covid-19 thứ hai, và rằng nước Mỹ đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virus gây chết người này. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow mới đây cũng khẳng định sẽ không có làn sóng Covid-19 thứ hai mặc dù hiện vẫn còn một số điểm nóng trong nước.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia y tế công cộng đã khẳng định nước Mỹ vẫn chưa thoát khỏi làn sóng Covid-19 thứ nhất và bước vào làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn báo chí những ngày gần đây, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Quốc gia, nhiều lần khẳng định nước Mỹ vẫn đang ở làn sóng lây nhiễm thứ nhất và quan điểm này cũng được chia sẻ bởi Giáo sư về y tế toàn cầu Ashish Jha của Đại học Harvard.
Về phần mình, bà Caitlin Rivers, một nhà dịch tễ học tại Trung tâm An ninh Y tế thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết, các bang Arkansas, Arizona và South Carolina đã không có nhiều trường hợp nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu đại dịch tại Mỹ tuy nhiên hiện đang chứng kiến số ca mắc bệnh gia tăng. Nói cách khác, làn sóng lây nhiễm Covid-19 đầu tiên hiện mới chỉ bắt đầu tại các bang này.
Liệu Mỹ có đóng cửa lần nữa hay không?
Các quan chức chính quyền Mỹ, từ Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro và Cố vấn Kinh tế cấp cao Kevin Hassett, đều khẳng định nước Mỹ không thể đóng cửa một lần nữa ngay cả khi phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ hai.
Các quan chức chính quyền ông Trump cho rằng việc đóng cửa một lần nữa sẽ gây thiệt rất lớn cho nền kinh tế và gián tiếp cướp đi nhiều sinh mạng của người Mỹ hơn là đại dịch Covid-19. Giới chức Nhà Trắng bày tỏ tin tưởng vào năng lực xét nghiệm và khả năng dập dịch thành công. Trả lời phỏng vấn CNN ngày 21/6, ông Navarro khẳng định chính quyền ông Trump đang dự trữ thuốc và các dụng cụ y tế thiết yếu để đối phó với trường hợp có thể xảy ra dịch bệnh Covid-19 vào mùa Thu năm nay.
Giáo sư Schaffner của Đại học Vanderbilt cũng cho rằng việc phong tỏa hoàn toàn sẽ là một thảm họa kinh tế và mức độ ảnh hưởng đến xã hội và văn hóa sẽ rất lớn nếu áp dụng phong tỏa một lần nữa. Theo giáo sư Schaffner, chính phủ liên bang, chính quyền các bang và địa phương, lãnh đạo các doanh nghiệp, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo phải phối hợp cùng nhau để thúc đẩy việc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội nhằm hạn chế lây nhiễm. Ông Schaffner cảnh báo, nếu làm ngược lại, không thực hiện giãn cách xã hội, không đeo khẩu trang và tiếp tục tụ tập đông người, hệ thống chăm sóc y tế của Mỹ sẽ tiếp tục gặp thách thức lớn.
Vừa qua, để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế và cuộc sống của người dân, chính quyền các bang và vùng lãnh thổ của Mỹ đã thực hiện mở cửa theo từng giai đoạn, từng quận/hạt và thành phố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số bang đã quá “vội vàng” trong việc mở cửa lại nền kinh tế và đang phải ra sức khắc phục hậu quả. Có 18 bang ở khắp các vùng Nam, Trung và Trung Tây ghi nhận số ca mắc bệnh mới tăng. Nhiều nhà hàng, doanh nghiệp thuộc những bang này vừa mở cửa trở lại một thời gian ngắn đã phải tiếp tục đóng cửa do nhân viên nhiễm bệnh. Vừa duy trì mở cửa trở lại nền kinh tế, vừa đối phó với số ca mắc bệnh gia tăng đang thực sự là một bài toán nan giải đối với chính quyền các bang và địa phương trên khắp nước Mỹ.
Nguy cơ từ làn sóng Covid-19 vào mùa Thu và mùa Đông
Nhiều chuyên gia y tế công cộng hàng đầu và các nhà khoa học của Mỹ nhận định nhiều khả năng đợt bùng phát Covid-19 mới sẽ xảy ra vào mùa Thu và mùa Đông tới. Nếu điều đó xảy ra chắc chắn sẽ tác động nặng nề hơn làn sóng Covid-19 thứ nhất, bởi nó sẽ trùng vào thời điểm cúm mùa thông thường tại Mỹ khiến việc ứng phó trở nên khó khăn hơn.
Theo dữ liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, kể từ năm 2010 đến nay, mỗi năm có ít nhất 12.000 người Mỹ chết vì cúm mùa. Đáng chú ý, trong mùa 2017-2018 có tới 45 triệu người mắc cúm và 61.000 người tử vong. Còn mùa 2019-2020, có ít nhất 39 triệu người Mỹ đã bị cúm và ít nhất 24.000 người tử vong vì căn bệnh này. Chỉ riêng việc đối phó với cúm mùa đã là một thách thức đối với hệ thống y tế của Mỹ.
Nếu làn sóng Covid-19 thứ hai xảy ra vào mùa Thu và mùa Đông tới, đây sẽ là thách thức rất lớn đối với hệ thống chăm sóc y tế và sức khỏe của người dân Mỹ. Bởi lẽ, làn sóng Covid-19 thứ nhất hiện đã xảy ra ở tất cả 50 bang, các vùng lãnh thổ của Mỹ bắt đầu từ tháng 3 năm nay và phần lớn vẫn chưa thực sự kết thúc.
Đại dịch Covid-19 đã khiến hệ thống chăm sóc y tế của Mỹ trở nên quá tải, nhất là tại các bang tâm dịch như New York, New Jersey. Hàng nghìn bác sĩ, y tá, những người ứng phó trên tuyến đầu đã bị phơi nhiễm SARS-CoV-2 và tử vong vì mắc Covid-19. Sức khỏe của người dân Mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian phong tỏa kéo dài gần ba tháng do nhiều người không thể chữa trị các bệnh thông thường và tiêm phòng cúm mùa theo đúng lịch hàng năm.
Tiến sĩ Margot Savoy thuộc Trường Y khoa Lewis Katz thuộc Đại học Temple cho biết, cúm là điều bình thường trong đời sống của người Mỹ. Cúm quen thuộc với người Mỹ dẫn đến việc đánh giá thấp và khiến mọi thứ trở nên nguy hiểm hơn. Do vậy, nếu làn sóng Covid-19 xảy ra song song với cúm mùa vào cuối năm nay, mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên gấp nhiều lần./.
21 bang Mỹ tăng ca nhiễm nCoV
21 bang Mỹ tăng ca nhiễm nCoV trong bối cảnh tất cả 50 bang đang tái mở cửa và biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc vẫn tiếp diễn.
Mỹ ghi nhận hơn hai triệu ca nhiễm và hơn 115.000 ca tử vong, tăng lần lượt 20.653 và 981 trong 24 giờ qua. Tại hạt Yakima, bang Washington, hơn 1.100 ca nhiễm được báo cáo trong tháng 6, trong khi tổng số ca nhiễm ở hạt này khoảng 5.000. Hạt Maricopa thuộc bang Arizona cũng ghi nhận tình trạng tương tự, với 4.000 ca nhiễm trong tháng này, trong tổng khoảng 14.300 ca nhiễm. Bang Alaska tuần này ghi nhận 100 ca nhiễm mới và một ca tử vong do nCoV hôm 9/6. Đây là ca tử vong đầu tiên ở Alaska sau hơn một tháng.
Xu hướng tăng ca nhiễm mới này không đơn thuần do tăng cường xét nghiệm nCoV. Kể từ khi biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ sau cái chết của người da màu George Floyd, ít nhất 9 bang đã xác nhận số ca nhập viện do nCoV tăng, gồm Texas, California, Arizona, Utah, Arkansas, North Carolina, South Carolina, Oregon và Mississippi.
Người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và bình đẳng cho người da màu, ở Washington D.C, Mỹ, hôm 2/6. Ảnh: Reuters.
Giới chức y tế Mỹ nhấn mạnh người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khi tham gia biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát, liên quan cái chết của Floyd. Người đàn ông da màu này bị sĩ quan Derek Chauvin ghì chết hôm 25/5 sau khi bị khống chế vì liên quan cáo buộc tiêu tiền giả, dù đã nhiều lần cầu xin "tôi không thể thở". Biểu tình đã lan đến nhiều quốc gia để đòi công lý cho Floyd và đấu tranh bình đẳng chủng tộc.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) tuần trước cho hay đang theo dõi sát các cuộc biểu tình. Covid-19 rất dễ lây lan khi trò chuyện hay thậm chí chỉ là thở và người mang nCoV có thể lây nhiễm cả khi họ không có triệu chứng. Do đó, các bác sĩ cho biết việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách càng xa càng tốt với người khác là cực kỳ quan trọng.
Giám đốc CDC Robert Redfield hồi đầu tháng này đã đề nghị kiểm tra và xét nghiệm nCoV cho tất cả những người tham gia biểu tình.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến hơn 7,4 triệu người nhiễm, hơn 418.000 người tử vong.
'Siêu thứ Ba' bầu cử Mỹ: Ai sẽ giành ghế ứng viên Đảng Dân chủ? Từ 5 người, cuộc đua giành vị trí ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ nhanh chóng trở thành cuộc đua 2 người sau ngày bầu cử Siêu thứ Ba (3/3). Trong số 14 bang tổ chức bầu cử sơ bộ, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joseph R. Biden Jr. (Joe Biden) giành chiến thắng ngày Siêu thứ Ba ở Virginia,...