Bài toán khiến cả cõi mạng thừa nhận không giỏi bằng học sinh tiểu học: “Trên thuyền có 70 con gà, 20 con vịt, hỏi người lái tàu bao nhiêu tuổi?”
Bạn có làm được bài toán này không?
Toán tiểu học ngày nay không còn đơn giản như trước. Với sự thay đổi liên tục trong chương trình học và phương pháp giảng dạy, các bài toán tiểu học đã trở nên phức tạp và đa dạng hơn, đòi hỏi khả năng cập nhật kiến thức không ngừng từ phía phụ huynh. Nếu không thường xuyên “update”, phụ huynh chắc hẳn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc hỗ trợ con học tập.
Mới đây, một phụ huynh Trung Quốc tên Bình Siêu đã chia sẻ lại bài toán cực “ hack não” mà cậu con trai đang học tiểu học của chị vừa gặp phải trên mạng xã hội. Không chỉ khiến học sinh khóc lóc, mà bài toán này còn khiến chính phụ huynh như chị vò đầu bứt tóc vì nghĩ mãi không ra được đáp án.
Nội dung bài toán cụ thể như sau: “Trên thuyền có 70 con gà, 20 con vịt, hỏi người lái tàu bao nhiêu tuổi?”.
Nhìn lướt qua, các dữ kiện của bài toán chẳng liên quan gì đến nhau. Rõ ràng cho dữ kiện là con gà và con vịt, sau cùng lại hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi. Không đánh đố thì là gì?
Trước bài toán này, con của chị Bình Siêu không đưa ra được đáp án. Về phần mình, chị tạm thời nghĩ ra hướng giải: “Thuyền trưởng cũng phải ít nhất 18 tuổi, vì nếu ít tuổi hơn thì không được phép điều khiển một con thuyền”.
Người mẹ này cảm thấy đáp án cũng khá hợp lý, thế nhưng vẫn có gì đó chưa thỏa đáng, chính vì vậy, chị đã tiến hành tham khảo thêm nhiều ý kiến từ các em học sinh khác cũng như phụ huynh của các em.
Con của phụ huynh thứ nhất chia sẻ: “Vì bài toán có số gà và vịt, nên con nghĩ chúng ta nên làm mọi cách để liên kết chúng. Nên con lấy số lớn trừ số bé, tức số gà trừ số vịt thành phép tính: ‘70 – 20 = 50′. Tóm lại, truyền trưởng năm nay 50 tuổi”.
Video đang HOT
Một học sinh khác lại cho rằng: “Bài toán này không có đáp án vì số lượng gà và vịt đâu có liên quan đến tuổi của thuyền trưởng đâu”.
Thấy mỗi học sinh ra một đáp án khác nhau, nên người mẹ đã đến trực tiếp để giỏi giáo viên của con. Theo đó, cô chủ nhiệm nói trên thực tế câu hỏi này không hề có đáp án. Bởi lẽ, nhiều bài toán trong chương trình học tiểu học được thiết kế không chỉ để kiểm tra kiến thức cơ bản mà còn nhằm phát triển khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Các bài toán mở không có đáp án cụ thể thách thức học sinh suy nghĩ một cách linh hoạt và tìm ra nhiều giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề, qua đó rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài toán này?
Khung cảnh một học sinh đi trong sân trường bỗng trở nên viral, nhiều phụ huynh cảm thán: "Tôi không tin vào mắt mình"
Điều gì đã xảy ra?
Tiểu học là giai đoạn mà hầu hết các em học sinh có sự phát triển về thể chất vượt trội. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng sẽ cao lớn giống nhau, bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như: gen di truyền, môi trường sống...
Mới đây, trên mạng xã hội Trung Quốc, bức ảnh về một học sinh tiểu học đang đi vào lớp đã thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh và cư dân mạng bởi ngoại hình vô cùng ấn tượng.
Cụ thể, trong khuôn viên một trường tiểu học ở Bình Đỉnh Sơn, Hà Nam (Trung Quốc), một cậu bé mặc áo đồng phục, đeo khăn quàng đỏ đang đi vào lớp học đã gây nhiều bất ngờ. Nếu chỉ nhìn thoáng qua và không nhìn kỹ bộ đồ cậu bé đang mặc, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là một người trưởng thành chứ không phải là một đứa trẻ 8 tuổi bởi ngoại hình cao lớn và khí chất rất chững chạc của cậu.
Cậu bạn này dù học cấp 1 nhưng đã có nhiều cao vượt trội.
Mặc dù trẻ em ở độ tuổi đang phát triển nên cao lớn là điều dễ hiểu, nhưng trong bức ảnh này, sự chênh lệch chiều cao của cậu bạn ấy so với các bạn cùng lớp thật đáng chú ý. Chằng cần nhìn đâu xa, chúng ta có thể thấy cô bạn bằng tuổi đang đi gần bên cạnh mới chỉ cao đến... ngang ngực của cậu bé.
Nam sinh có chiều cao vượt trội so với bạn cùng lớp.
Dù có ngoại hình khá "người lớn" nhưng cậu học sinh này vẫn đơn thuần là một đứa trẻ tiểu học. Nhìn ánh mắt chăm chú vào thực đơn bữa trưa, như thể đang tìm kiếm món ăn yêu thích của cậu bé khiến mọi người không khỏi bật cười. Chắc hẳn, chế độ dinh dưỡng hợp lý là lý do giúp cậu bạn này có một thân hình đáng ngưỡng mộ như vậy.
Ngay khi những bức ảnh được đăng tải, một số cư dân mạng cho rằng không thể tin được đây là một cậu bé 8 tuổi. Nhưng cũng có không ít người xác nhận họ đã gặp rất nhiều đứa trẻ tuy chỉ mới học tiểu học nhưng lại có dáng vẻ vô cùng cao lớn và rất chững chạc.
- Bạn sẽ không thể tin vào mắt mình nếu thấy em ấy đâu! Một đứa trẻ tiểu học cao lớn như một chàng thanh niên. Nhưng điều thú vị hơn cả là cậu bé ấy còn rất hài hước, luôn pha trò khiến cả lớp cười ngiêng ngả.
- Mình cũng đã từng gặp vài học sinh tiểu học có ngoại hình rất cao lớn. Nếu không phải các bạn ấy mặc đồng phục đi trong trường thì mình đã nghĩ đó là thầy giáo rồi.
- Trẻ em bây giờ cao lớn nhanh thật.
- Nhìn con cao lớn mà ham thật sự, ngày xưa mình bé tí xíu.
Một số phụ huynh cũng đã lên tiếng nói rằng con của họ có sự phát triển về thể chất vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Dù đã "trưởng thành" về ngoại hình, nhưng sâu bên trong, chúng vẫn chỉ là những đứa trẻ, lúc nào cũng mong muốn được mẹ quan tâm.
Những bình luận bàn luận về vấn đề này nghe có vẻ thú vị và dễ thương. Nhưng những gì chúng ta thấy đều là từ góc nhìn của người ngoài cuộc, còn liệu bản thân những đứa trẻ có cảm thấy thoải mái với điều đó không?
Trẻ con ở lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là khi các em còn đang trong quá trình khám phá bản thân, những học sinh có ngoại hình khác biệt so với bạn bè, dù là mũm mĩm, nhỏ bé... đều dễ trở thành mục tiêu của những hành vi bắt nạt. Từ những lời trêu chọc, chế giễu đến những hành động bạo lực, tất cả đều có thể khiến tâm lý các em tổn thương, dễ rơi vào trạng thái chán nản, tự ti, thậm chí ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Trong những tình huống như vậy, sự quan tâm của cha mẹ chỉ là một phần trong giải pháp. Bởi đôi khi được cha mẹ đưa ra lời khuyên, con cái lại cảm thấy như đang bị "soi mói" và khó lòng tiếp nhận.
Nhưng với giáo viên thì khác. Thầy cô giáo, với vai trò người hướng dẫn và là người ngoài cuộc, mới là những người có thể tháo gỡ nút thắt trong lòng mỗi đứa trẻ. Những lời động viên cùng sự công bằng và khách quan của thầy cô có tác động rất lớn đến tâm lý của học sinh, giúp các em cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng, từ đó tự tin hơn trong việc vượt qua khó khăn. Không chỉ vậy, những lời khẳng định của thầy cô còn góp phần giảm thiểu những mâu thuẫn, xích mích giữa các bạn học sinh.
Bởi đôi khi, các em không chơi với nhau không phải vì ghét bỏ mà chỉ đơn giản là vì sự khác biệt. Khi một bạn khác biệt so với số đông, các bạn khác có xu hướng muốn loại bỏ bạn đó ra khỏi nhóm. Chính vì vậy, thái độ và hành động của giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình cách nhìn của học sinh sao cho thật đúng đắn và tích cực.
Cha mẹ cũng cần phải dành thời gian quan tâm đến con em mình. Hãy chú ý đến những thay đổi trong hành vi, tâm trạng và sức khỏe của con sau mỗi buổi học. Nếu nhận thấy điều gì bất thường, hãy chủ động liên hệ với giáo viên để được hỗ trợ. Bởi vì, nhiều khi các con ngại chia sẻ những khó khăn mà mình đang gặp phải với cha mẹ.
Sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là vô cùng quan trọng. Vì giáo viên phải quản lý nhiều học sinh, nên có thể không nắm bắt được hết những khó khăn mà từng em học sinh đang trải qua. Chính vì vậy, sự chia sẻ thông tin từ phía phụ huynh sẽ giúp giáo viên có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình của con em mình. Từ đó, giáo viên và phụ huynh có thể cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp để giúp các em vượt qua khó khăn, có nhận thức đúng đắn, tích cực và tránh ảnh hưởng đến học tập.
Bài toán "chia đều 17 con ngựa cho 3 người" gây bão mạng Một bài toán trong sách bồi dưỡng kiến thức cho học sinh tiểu học 'gây bão" mạng xã hội vì quá khó. "Một người chăn ngựa mất đi để lại 17 con ngựa cho 3 đứa con cùng với di chúc như sau: - Cho người con út một nửa số ngựa. - Cho chị cả một phần ba số ngựa. - Cho...