Bài toán đông lạnh vaccine Covid-19
Các loại vaccine Covid-19 cần được trữ đông ở nhiệt độ khoảng âm 80 độ C, trở thành thách thức trong khâu vận chuyển và bảo quản tại bệnh viện.
8 tháng đại dịch, các công ty công nghệ sinh học ráo riết chạy đua để phát triển vaccine an toàn và hiệu quả ngừa Covid-19. Các “ứng viên” tiềm năng nhất đã tiến đến thử nghiệm giai đoạn ba trên hàng chục nghìn người. Song, việc cho ra mắt liều tiêm ngừa nCoV chưa phải bước cuối cùng đưa nhân loại khỏi căn bệnh đã giết chết hơn 900.000 người. Phân phối vaccine đến hàng trăm triệu công dân là thách thức lớn, đặc biệt ở khâu bảo quản.
Nhiều loại vaccine đang thử nghiệm cần được lưu trữ ở nhiệt độ âm 80 độ C, tương tự quá trình vận chuyển kem hoặc thịt đông lạnh đến siêu thị. Song, tại các bệnh viện và trung tâm y tế, số lượng kho chứa chuyên dụng vô cùng hạn chế. Tủ siêu lạnh khá hiếm hoi, bởi chúng không cần thiết đối với vaccine và thuốc men thông thường. Các liều tiêm thủy đậu là một trong số ít loại cần được bảo quản ở điều kiện dưới 0 độ C.
Tình trạng này thúc đẩy giới chức y tế công cộng xây dựng các kho lạnh để đảm bảo có đủ vaccine cho công dân. Nhiều bệnh viện cũng đang lên kế hoạch mua thêm tủ đông. Các công ty cung cấp vật tư y tế nảy ra ý tưởng xây dựng cơ sở vật chất đủ để chứa hàng chục triệu liều tiêm Covid-19, gọi là kho lạnh di động.
Một số nhà sản xuất thuốc thậm chí tự chế tạo hộp cấp đông dành riêng cho sản phẩm của mình, bảo quản vaccine ít nhất 10 ngày liên tiếp. Trong khi đó, các công ty vaccine nghiên cứu xem liệu những mũi tiêm của họ có thể được vận chuyển ở nhiệt độ cao hơn hay không.
Một tủ trữ đông siêu lạnh tại bệnh viện Mỹ. Ảnh: Catalent
Video đang HOT
Vaccine giống với các sản phẩm từ thịt và sữa ở chỗ, cấu trúc hóa học của chúng được duy trì trong phạm vi nhiệt độ nhất định. Hãng dược có nhiều dữ liệu về mức nhiệt lý tưởng cho các liều tiêm phòng thủy đậu hay zona thần kinh. Nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt của vaccine Covid-19, họ thiếu thông tin về điều kiện bảo quản, vốn thường được tìm hiểu sau khi hoàn thành sản phẩm.
Theo ông Chaun Powell, người điều hành ứng phó thảm họa của Premier, đơn vị phân phối vật tư y tế cho nhiều bệnh viện Mỹ, việc trữ lạnh một lượng lớn vaccine có thể gây áp lực lên chuỗi cung ứng.
“Khi phải phân phối (vaccine) đến 300 triệu người Mỹ, mọi kế hoạch hậu cần hiệu quả đều trở nên có ích. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chuyển chúng đến địa điểm cách các khu dân cư chỉ một giờ xe chạy”, ông nói.
Giới chức y tế coi vaccine là chìa khóa để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Các “ứng viên” tiềm năng nhất, đến từ Pfizer và Moderna, đang được thử nghiệm lâm sàng trên hơn 30.000 người. Chính phủ Mỹ cũng bắt đầu lập kế hoạch phân phối ngay trong năm nay.
Cả hai vaccine được điều chế dựa trên công nghệ di truyền mRNA. Các mũi tiêm cần bảo quản ở môi trường từ âm 70 đến âm 80 độ C, tương tự với những thuốc có nguồn gốc tế bào. Chúng được vận chuyển ở nhiệt độ cực lạnh, thường dùng đến nitơ lỏng hoặc đá khô. Song cách làm này khá tốn kém.
Chuyên gia điều chế vaccine tại phòng thí nghiệm ở thành phố Tarrytown, bang New York. Ảnh: Regeneron
Để bảo quản các sản phẩm của mình, Pfizer đã tạo ra loại hộp lạnh kích thước bằng một chiếc vali, có thể chứa từ 1.000 đến 5.000 liều vaccine trong 10 ngày trước khi phải bổ sung thêm đá khô. Sau khi rã đông, lọ dịch tiêm sẽ được bảo quản trong tủ lạnh lâu nhất là hai ngày. Hãng thậm chí tìm cách cho ra đời vaccine dạng bột, có thể cất giữ trong điều kiện nhiệt độ ấm hơn.
Moderna cũng bắt đầu nghiên cứu sâu hơn, đi đến kế hoạch xuất xưởng vaccine trữ lạnh được ở mức âm 20 độ C, thay vì âm 70 độ C như ban đầu.
Các cơ quan y tế kỳ vọng bệnh viện là nơi tiêm chủng đầu tiên cho hàng triệu nhân viên y tế. Song nhiều đơn vị không có kho lạnh đáp ứng tiêu chuẩn bảo quản vaccine.
Tình trạng thiếu hụt tại các khu vực có thể khác nhau. William Schaffner, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, cho biết: “Cần phân phối vaccine đến những nơi có đầy đủ cơ sở vật chất để lưu trữ và xử lý”. Điều này có nghĩa không phải liều tiêm nào cũng sử dụng được ở khắp mọi nơi.
Chuyên gia Anh cảnh báo nCoV sẽ tồn tại mãi mãi
Một chuyên gia tư vấn cho chính phủ Anh nhận định nCoV sẽ "tồn tại mãi mãi ở dạng này hay dạng khác".
Vì thế, theo Mark Walport, thành viên tổ Tư vấn Khoa học cho các Tình huống khẩn cấp của Anh (SAGE), người dân cần được tiêm chủng đều đặn.
Bình luận của Walport được đưa ra sau khi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 21/8 bày tỏ hy vọng rằng Covid-19 sẽ kết thúc trong vòng hai năm nữa, giống như đại dịch cúm Tây Ban Nha, kéo dài từ tháng 2/1918 đến tháng 4/1920.
Người dân đeo khẩu trang để ngăn Covid-19 trên đường phố thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 20/8. Ảnh: Reuters.
Walport cho biết mật độ dân số dày đặc cũng như việc đi lại nhiều hơn đồng nghĩa với việc virus dễ dàng lây lan hơn. Mặt khác, dân số thế giới hiện nay cũng lớn hơn nhiều so với năm 1918.
Trả lời phỏng vấn chương trình "Today" của đài BBC, Walport nhấn mạnh để kiểm soát dịch bệnh "tiêm chủng toàn cầu" là yêu cầu bắt buộc, nhưng nCoV không giống như thủy đậu, căn bệnh có thể được xóa sổ nhờ vaccine.
"Đây là loại virus sẽ tồn tại mãi mãi với chúng ta, chỉ là ở dạng này hay dạng khác, và gần như chắc chắn rằng chúng ta sẽ phải tiêm phòng nhiều lần", ông nói thêm. "Vì vậy, giống như bệnh cúm, mọi người sẽ cần tiêm chủng định kỳ".
Walport đồng thời cảnh báo nCoV có khả năng sẽ lại "bùng phát", nhưng cho biết hiện nay, chính phủ các nước có thể sử dụng những biện pháp kiểm soát hướng mục tiêu hơn thay vì phong tỏa đại trà.
Covid-19 đã xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 23 triệu người nhiễm và gần 808.000 người tử vong. Sóng lây nhiễm mới đang bùng phát trở lại tại nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Italy...
Châu Âu lại hỗn loạn đối phó đợt bùng phát Covid-19 mới 32 Hàn Quốc tái áp đặt giãn cách xã hội Người Mỹ xin 'bùa hộ mệnh' quốc tịch ngoại giữa đại dịch 35
New York bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thuốc chống SARS-CoV-2 New York, bang có tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất ở Mỹ, ngày 25/3 đã bắt đầu thử lâm sàng thuốc chống loại virus này. New York hiện đang là tâm dịch của nước Mỹ với số ca nhiễm SARS-CoV-2 không ngừng tăng trong mấy ngày qua. Bang này ngày 25/3 đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thuốc chống SARS-CoV-2. Ảnh minh...