Bài toán đơn giản từng suýt “đánh bại” nhà vô địch Olympia, người thường đọc xong hoang mang
Bạn có giải được bài toán này không?
Trong cuộc thi Olympia các năm, từng xuất hiện không ít bài toán tưởng chừng như đơn giản nhưng dưới áp lực thời gian, lại trở nên vô cùng khó khăn. Như chúng ta đã biết, đối với những thí sinh tham gia Olympia, thời gian luôn là yếu tố quyết định, bởi đôi khi, việc tìm ra đáp án đúng không chỉ dựa vào khả năng tư duy mà còn phụ thuộc vào khả năng làm việc dưới áp lực. Những bài toán dễ dàng khi không có sự giới hạn về thời gian lại có thể trở thành thử thách lớn, khiến thí sinh không kịp hoàn thành hoặc mắc phải những sai sót không đáng có.
Trong trận chung kết Olympia năm 2017, từng xuất hiện một bài toán như thế. Thậm chí, bài toán này còn suýt “thắng ” Phan Đăng Nhật Minh – nhà vô địch Olympia năm đó.
Cụ thể bài toán như sau: “Trong giỏ có 100 quả trứng gà và trứng vịt, số trứng vịt chiếm 99%. Hỏi phải lấy bao nhiêu quả trứng vịt ra để trong giỏ số trứng vịt chiếm còn 98%?”.
Nếu như ở những câu hỏi trước đó, Nhật Minh trả lời vô cùng tự tin thì khi đối diện với bài toán này, na.m sin.h đã “đứng hình” đôi phần. Phải đến những giây phút cuối cùng, Nhật Minh mới đưa ra được đáp án.
Ban đầu, đáp án của cậu là “49″ nhưng tích tắc sau đã sửa lại là “50″. Ngay sau đó, MC Diệp Chi thông báo chính đáp án vừa được thay đổi vào phút chót đã giúp “cậu bé Google” ghi được điểm.
Đến đây, nhiều người không khỏi thắc mắc làm sao để ra được đáp án là “50″. Dưới đây là cách giải cho bài toán này:
“Theo giả thuyết, số trứng vịt trong giỏ là 99 quả và số trứng gà trong giỏ là 1 quả.
Gọi x là số trứng vịt được lấy ra từ giỏ.
Khi đó:
Video đang HOT
Số trứng vịt còn lại trong giỏ là 99 – x
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Số trứng cả vịt và gà còn lại trong giỏ là 100 – x
Để số trứng vịt trong giỏ còn chiếm 98%, ta phải có:
99 – x = 98/100 (100 – x)
=> 2x = 100
=> x = 50
Vậy phải lấy 50 quả trứng vịt ra để trong giỏ số trứng vịt chiếm còn 98%”
Trước đó, netizen cũng từng xôn xao trước một bài toán trong vòng thi tháng của Olympia năm thứ 20. Cụ thể câu hỏi như sau: “1 gia đình có 5 người: bà, bố, mẹ, hai bạn X, Y. Gia đình được tặng 2 vé xem phim. 5 ý kiến của 5 người như sau: ‘Bà và mẹ đi’ (A), ‘Bố và mẹ đi’ (B), ‘Bố và bà đi’ (C), ‘Bà và X đi’ (D), ‘Bố và Y đi’ (E). Sau cùng mọi người theo ý kiến của bà và như vậy ý kiến của mọi người khác đều có một phần đúng. Hỏi bà đã nói là ý nào?”.
Chỉ có thời gian ngắn ngủi nhưng đề bài lại dài, nhiều dữ kiện, cộng thêm tâm lý bối rối khi đứng trên sân khấu đã khiến thí sinh nhận câu hỏi này phải “chào thua”. Nhanh chóng, một thí sinh khác đã cưới quyền trả lời và đưa ra đáp án là ( C) Bố và bà đi.
Về cách giải, MC Ngọc Huy – người dẫn chương trình tập hôm đó, đã có cách lý giải khiến cả trường quay được phen cười ngiêng ngả. “Đây là một câu hỏi với rất nhiều mệnh đề tuy nhiên tôi chỉ suy nghĩ đơn giản: Bà nói thì chắc chắn là bà muốn đi, ngoài ra bà cũng cần một người đèo bà cùng đi nữa. Như vậy đáp án C là hoàn toàn chính xác” , MC Ngọc Huy chia sẻ.
Câu hỏi test kiến thức tiểu học khiến thí sinh Đường Lê.n Đỉn.h Olympia toát mồ hôi hột
Toán tiểu học thôi nhưng cũng không dễ "xơi" đâu nha!
Sau 24 mùa phát sóng và tới nay là năm thứ 25, Olympia vẫn giữ vững ngôi vị sân chơi trí tuệ số một dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc. Các khán giả khi xem chương trình vừa được giải trí, vừa có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích.
Bên cạnh những câu hỏi khó nhằn về kiến thức học thuật thì trong chương trình vẫn còn nhiều câu hỏi thực tế đơn giản, thú vị nhưng lại gây ra nhiều sự bối rối cho thí sinh. Đơn cử như câu hỏi trong phần thi Vượt chướng ngại vật trong tập phát sóng Olympia ngày 13/2/2022.
Nội dung câu hỏi như sau: "5 năm trước con 10 tuổ.i, khi ấy tuổ.i bố gấp 5 lần tuổ.i con. Hỏi bố sinh năm nào?".
Bài toán tính tuổ.i của học sinh tiểu học này được nhận xét là khá đơn giản trong phần thi Vượt chướng ngại vật vì các dữ kiện được đưa ra rất rõ ràng. Tuy nhiên, sau 15 giây suy nghĩ, chỉ có 2 thí sinh đưa ra được kết quả và duy nhất 1 thí sinh trả lời chính xác.
MC đã đưa ra đáp án cho câu hỏi này là: Bố sinh năm 1967.
Để tính được, ta cần thực hiện theo các bước sau:
Lấy năm đang phát sóng chương trình khi đó (2022) làm mốc cố định, vậy 5 năm trước sẽ là năm 2017.
Khi đó, con 10 tuổ.i, tuổ.i bố gấp 5 lần tuổ.i con, suy ra tuổ.i của bố là: 5 x 10 = 50 (tuổ.i)
Cuối cùng, thực hiện phép tính: 2017 - 50 = 1967. Và đáp án cuối cùng ta có là bố sinh vào năm 1967.
Khi chương trình được phát sóng, một số người cảm thấy khá bất ngờ vì đề bài đơn giản này lại có thể làm khó 4 thí sinh, bởi chỉ cần 3 phép tính và áp dụng các công thức cộng trừ nhân chia tiểu học là đã ra được kết quả.
Tuy nhiên, nhiều bình luận giải thích đã được dân mạng để lại dưới video:
- Câu hỏi này dễ nhưng chỉ trong vòng 15 giây và với áp lực trong trường quay thì mình nghĩ các bạn bối rối cũng là điều thông cảm được.
- Thật sự nói là dễ nhưng như mình khi nghe câu hỏi cũng phải mất hơn chục giây để "load" thông tin rồi viết phép tính, nên chỉ cho mình 15 giây thì có khi cũng không làm kịp.
- Lần đầu tiên trả lời được câu hỏi Olympia, vui thực sự.
- Như mình nhiều lúc cũng vậy, đang tập trung làm cái khó rồi bỗng nhiên hỏi một câu đơn giản cũng bối rối vô cùng luôn.
- Vậy mấu chốt là phải xác định được năm làm mốc thì mới dễ tính được, chứ như lúc đầu là mình cứ loay hoay mãi, đặt x, y nọ kia xong nghe cách giải thấy bất ngờ quá trời. Tự mình làm khó mình rồi.
Còn bạn, bạn mất bao lâu để tìm ra đáp số cuối cùng?
Đang làm đám cưới, chú rể phát đoạn "video lạ" khiến hôn lễ tan tành Hành động trả thù đến từ phía chú rể đã vấp phải không ít bình luận trái chiều. Những sự cố đám cưới nghiêm trọng có thể phá hủy một cuộc hôn nhân. Bởi vậy hôn lễ luôn được cô dâu chú rể chuẩn bị kỹ càng để tránh những rắc rối không mong muốn. Tuy nhiên, một đám cưới ở Quảng Đông...