Bài toán điền vào chỗ trống khiến sinh viên Y bó tay, hóa ra đáp án lại dễ không ngờ
Thử thách này đã được giao cho những y bác sĩ trong một bệnh viện nhưng kết quả là chẳng ai giải quyết được bài toán.
Bạn tự tin bao nhiêu phần trăm với năng lực học môn Toán của mình thời còn đi học? Bạn đã từng học vô số phép toán, công thức khó nhằn như khai căn, logarit, phương trình, hệ phương trình bậc hai, bậc ba,… và từng giải dễ ợt vài phút cho một bài toán? Nhưng với những phép tính cơ bản và dành cho học sinh tiểu học thì bạn làm được điều tương tự không?
Mới đây, 1 phép toán nhìn vô khá đơn giản nhưng lại làm khó với những ai nhận được câu hỏi. Đề bài là điền các dấu cộng ( ), trừ (-), nhân (x), chia (:) vào vị trí của phép tính “7…7…7 = 6″ để bài toán có kết quả đúng.
Nhiều người được hỏi đã khá lúng túng trong những giây đầu suy nghĩ và không ít những phương án đã được đưa ra để giải quyết bài toán, nhưng bất ngờ là không ai có đáp án chính xác cho một bài toán tiểu học như thế này.
Nhưng nếu quan sát kỹ một chút thì hẳn bạn sẽ tìm ra hướng đi đúng cho bài toán ngay thôi. Xem nhé, trong bài có 2 chỗ trống tức là có 2 phép tính được đặt kế nhau. Nếu đặt dấu trừ ở khoảng trống đầu tiên và đặt dấu chia ở khoảng trống thứ hai chúng ta sẽ nghiễm nhiên có đáp án đúng: 7 – 7 : 7 = 6.
Ở đây, quy tắc cơ bản của toán học trong tính toán mà ai cũng đã thuộc nằm lòng ngay từ khi học cấp 1 là nhân chia trước, cộng trừ sau đã được áp dụng. Như vậy, bài toán sẽ được giải quyết cụ thể như sau: 7…7…7 = 6 => 7 – 7 : 7 = 6 => 7 – (7 : 7) = 6 => 7 – 1 = 6.
Đôi khi, những dạng toán mà học sinh tiểu học làm một cách nhanh nhảu như trên nhưng vào tay cho người lớn, họ sẽ phải “vắt óc suy nghĩ”. Không ít phụ huynh có con đang trong độ tuổi này đã phải đau đầu để dạy con học, vì nhiều người đã “quên béng” mất những kiến thức căn bản mình đã được dạy từ nhỏ.
Video đang HOT
Con làm 3600:4=900 cô vẫn gạch sai khiến mẹ bất bình, xem đáp án thì tâm phục khẩu phục
Một bài toán khá đơn giản, con cũng đã đưa ra đáp ứng đúng theo toán học thế nhưng vẫn bị cô giáo thẳng thừng gạch kết quả, bà mẹ vô cùng bức xúc.
Ngày nay, chuyện học hành của con gái luôn là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Nhiều gia đình đã dành thời gian để theo sát việc học hành của con. Cũng chính vì lí do này mà đã có nhiều tình huống đặc biệt xảy ra.
Mới đây, một bà mẹ người Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của gia đình mình khiến dư luận khá quan tâm. Cụ thể, người mẹ này tỏ ra bức xúc, cho rằng giáo viên của con đã chấm sai kết quả mà con mình làm. Bài toán khá đơn giản, con cũng đưa ra đáp án đúng nhưng cuối cùng cô giáo vẫn không chấp nhận.
Kèm con học bài, bà mẹ bức xúc khi thấy con cho kết quả đúng mà cô giáo vẫn bảo sai (Ảnh minh họa)
Nguyên văn đề bài như sau: "Một cửa hàng nhạc cụ sản xuất ra 9 cây đàn violon với tổng giá trị 3600 đồng. Hỏi bán mỗi cây với giá bao nhiêu thì hợp lý" đi kèm 4 đáp án.
A. 489 đồng
B. 400 đồng
C. 420 đồng
D. 498 đồng
Có thể thấy đây là phép toán không quá khó. Con của người mẹ này cũng đã lựa chọn đáp án B=400 đồng, với cách tính: "3600:9=400".
Tuy nhiên cô giáo không chấp nhận kết quả này. Phụ huynh đã liên hệ với cô giáo để làm rõ vấn đề này và dưới đây là lời giải thích của cô giáo.
Ngày nay, nhiều giáo viên áp dụng các bài tập rèn tư duy nhận biết, IQ cho trẻ để phát triển toàn diện hơn (Ảnh minh họa)
Đề bài này không đơn thuần là một phép toán mà là đố mẹo, thử thách khả năng nhận thức, IQ và quan sát của học sinh. Số tiền mà cửa hàng nhạc cụ đó bỏ ra để sản xuất được 9 cây đàn là 3600 đồng, vậy chi phí của 1 cây đàn là 400 đồng. Đó là số tiền vốn ban đầu để sản xuất ra 1 cây đàn. Do đó khi bán ra ngoài, người chủ chắc chắn phải bán cao hơn số tiền chi phí sản xuất thì mới có lãi. Học sinh nên chọn đáp án cao hơn 400 đồng và là cao nhất thì mới là phù hợp với thực tế cuộc sống (người chủ thu được tiền lãi nhiều). Suy ra đáp án đúng phải là đáp án D=498.
Nghe những lời giải thích của cô giáo, người mẹ cảm thấy hoàn toàn hợp lý, tâm phục khẩu phục nên liền xin lỗi cô giáo. Vị giáo viên này cho biết thêm đây là bài toán tư duy logic, suy luận để tăng cường sự hiểu biết của học sinh. Có thể ban đầu học sinh còn bỡ ngỡ nhưng về lâu dài nó chắc chắn sẽ rèn sự nhạy bén cho trẻ.
Toán tư duy cho trẻ vì sao quan trọng?
Thực tế, tư duy là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ chiếm lĩnh kiến thức và tiến bước thành công. Toán tư duy dành cho học sinh từ lớp 1 - lớp 5, đòi hỏi trẻ cách suy nghĩ thực tế, sáng tạo, nắm bắt đúng bản chất môn Toán trong cuộc sống và tăng khả năng giải quyết vấn đề đa chiều một cách độc lập và khả năng ngôn ngữ, đồng thời có cơ hội tiếp cận phương pháp dạy toán hiện đại, hiệu quả đang được áp dụng rộng rãi tại các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Canada,...
Vì vậy, những bài toán tư duy như vậy rất quan trọng, bố mẹ cần rèn thêm cho con.
Một số bài toán tư duy tiểu học thú vị mẹ có thể cho bé làm:
Bài toán 1: Tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi anh, 6 năm sau tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi em. Hỏi anh hơn em bao nhiêu tuổi?
Bài toán 2: Mai, Đào, Lan làm ba loại hoa giấy: hoa mai, hoa đào, hoa lan. Bạn làm hoa lan nói với Mai: thế là trong chúng ta không có ai làm hoa trùng với tên của mình. Hãy đoán xem ai làm hoa gì?
Bài toán 3: Lớp 4B có 42 học sinh. Trong đó có 25 học sinh giỏi toán, 23 học sinh giỏi tiếng Anh và hai học sinh không giỏi môn nào. Hỏi có bao nhiêu học sinh giỏi cả hai môn?
Bài toán tiểu học gây "lú": Học trò giải một đằng, cô giáo cho đáp án một nẻo, còn hội phụ huynh thì tranh cãi dữ dội Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi 1 phụ huynh chụp hình và thắc mắc trên mạng xã hội, bài toán tính kẹo này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Toán học tưởng khô khan nhưng thực ra vô cùng thú vị và chứa vô vàn những câu hỏi tư duy logic, đòi hỏi người học cần phải...