Bài thuốc từ ớt chỉ thiên
Các bộ phận của ớt chỉ thiên như quả, rễ và lá đều được dùng làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, ớt chỉ thiên có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp….
Ớt chỉ thiên còn có nhiều tên gọi khác nhau như lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu… được con người trồng trọt và thu hái từ lâu đời. Là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây có nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Ớt chỉ thiên quả mọc quay lên trời. Có thể được trồng hoặc mọc hoang. Các bộ phận của ớt chỉ thiên như quả, rễ và lá đều được dùng làm thuốc.
Ngoài việc dùng làm gia vị, ớt chỉ thiên còn được nhân dân ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong kho tàng y học dân gian, có không ít bài thuốc hay sử dụng ớt chỉ thiên như:
Bài 1: Hỗ trợ điều trị viêm khớp mạn tính: Ớt chỉ thiên 1 – 2 quả; củ khúc khắc, dây đau xương, mỗi vị 30g. Sắc với 700ml nước, còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
Bài 2: Chữa ăn uống chậm tiêu: Ớt chỉ thiên dùng làm gia vị, ăn hàng ngày theo nhu cầu trong bữa ăn. Lưu ý không nên ăn quá nhiều sẽ gây hại cho dạ dày.
Ớt chỉ thiên cũng là một vị thuốc.
Bài 3: Chữa đau lưng do thời tiết: Ớt chỉ thiên 15 quả, rễ chỉ thiên 80g, lá đu đủ 3 cái. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp chỗ đau sẽ mau khỏi. Xoa bóp 10 ngày.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị bệnh chàm (eczema): Lá ớt chỉ thiên tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối, sau đó rửa sạch. Đắp 5 – 7 ngày.
Bài 5: Hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến: Lá ớt chỉ thiên 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá thuốc bỏng 7 – 9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước trà hàng ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày.
Video đang HOT
Bài 6: Giảm đau do mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau.
Ngoài ra, theo nghiên cứu ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, axit citric, axit malic, beta caroten… Tuy nhiên, ớt có vị cay, nóng nên mỗi thể trạng cần gia giảm. Vì vậy, trước khi áp dụng bài thuốc cần có sự tư vấn của thầy thuốc.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
11 công dụng chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt
Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Dưới góc độ của y học cổ truyền, lá lốt còn là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
1. Chữa chứng đau nhức cơ thể
Theo lương y Phạm Như Tá, y học cổ truyền cho rằng, lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị đau nhức xương, trị chứng ra mồ hôi...). Lá lốt thường được dân gian dùng nhiều nhất là cuốn thịt bò (được băm nhuyễn cùng các gia vị) rồi đem nướng. Đặc điểm của món này là thơm lựng, nhờ hương của lá lốt.
Để trị đau nhức cơ thể khi trở trời, hoặc để giúp bổ máu cho cơ thể thì dùng 100 gr thịt bò, 50-70 gr lá lốt. Thịt bò (có vị ngọt, bổ máu) rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị mươi phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ mấy lần là dùng được. Món này dùng 2-3 lần trong tuần, dùng với cơm để có công dụng như trên.
Lá lốt là loài cây dễ trồng và có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
2. Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân
Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.
Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
3. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
4. Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng
Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
5. Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư
Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
6. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần
Lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2 - 3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 60 phút.
Lá lốt chế biến được thành rất nhiều món ăn ngon
7. Đau bụng do lạnh
Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
8. Đầu gối sưng đau
Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
9. Chữa phù thũng do thận
Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
10. Giải cảm thương hàn
Lấy một nắm 20 lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2gr gừng thái lát mỏng, gia vị nêm. Nấu sôi với 150ml nước, sau 15 phút nhấc xuống, bỏ vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Ăn xong, lau mồ hôi sẽ khỏe.
11. Viêm tinh hoàn
Tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, không chịu chơi, ít vận động, hay nằm: lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
Theo Megafun
Cách hạ sốt nhanh nhất với tỏi Chúng ta thường có thói quen điều trị hạ sốt bằng thuốc, ít ai ngờ rằng những loại gia vị phổ biến trong nhà như tỏi, dầu ô liu lại có công dụng hạ sốt rất hiệu quả mà lại an toàn. Ảnh minh họa: Internet Tỏi được biết đến như một loại gia vị tuyệt vời trong đời sống hàng ngày của...