Bài thuốc “trời, đất và người” dành cho Xuân
Mỗi độ Xuân về, ở miền Trung, nhiều nhà có thói quen ngâm sẵn rượu thuốc để mời chúc nhau. Nhà thì ngâm: rượu bách nhật, rượu cúc hoa, rượu nho, rượu dâu… Riêng gia đình tôi thường giới thiệu bạn bè những loại rượu thuốc đặc sản: rượu thuốc đảng sâm, rượu tỏa dương, rượu hà thủ ô. Đặc biệt, là bài thuốc truyền thống mà thầy tôi (GS.TS. Đỗ Tất Lợi) chỉ dạy nhiều năm được bạn bè ưa thích mỗi khi Xuân về. Bài thuốc này có tác dụng bổ toàn thân, bổ tinh khí. Theo Đông y quan niệm: người (nhân), trời (thiên) và đất (địa) là một khối thống nhất và do đó là 3 yếu tố (tài) của vũ trụ. Nay đi gộp 3 yếu tố đó trong một thang thuốc gọi: “rượu tam tài”.
Thành phần gồm có 3 vị thuốc sau đây:
1. Nhân sâm:sâm Cao Ly (Panax ginseng). Nhân sâm có tác dụng bổ năm tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận… Nhân sâm vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và phế. Có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí. Dùng chữa phế hư sinh ho suyễn, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa, bệnh lâu ngày khí hư, sợ hãi, tiêu khát.
2. Thiên môn đông còn gọi thiên môn, củ tóc tiên (Asparagus cochinchinensis M). Thiên môn đông có vị ngọt, đắng, tính đại hàn, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng chữa phế ung hư lao, thổ huyết ho ra máu, tiêu khát, nhiệt bệnh tân dịch, hao tổn, tiện bí.
3. Thục địa (củ sanh địa đã chế) ngày xưa gọi là cửu chưng (đồ) cửu sái (phơi) nghĩa là 9 lần đồ, 9 lần phơi (Rehmannia glutinosa). Thục địa vị ngọt tính hơi ôn, vào 3 kinh: tâm, can và thận. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm bổ thận, làm đen râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư ho, suyễn. Những người lao thần khổ trí, lo nghĩ hại huyết, túng dục hao tinh nên dùng vị thuốc này. Ngâm với 1 lít rượu ngon 40 – 50 độ. Sau 3 tuần là có thể dùng được, nếu ngâm để lâu càng tốt.
Cách dùng: ngày 1 – 2 lần, lần 30ml. Nếu vui uống 5 – 7 ly cũng được nhưng uống nhiều nên pha loãng.
Video đang HOT
Chỉ định: dùng trong các trường hợp kiệt sức, mệt mỏi, thức khuya, ăn ngủ kém, đau lưng, khí huyết kém. Nam, nữ đều dùng được. Nhiều năm liền, chúng tôi được bạn bè “nhắc nhở”: Xuân về đã chuẩn bị rượu: “trời, đất” cho “người” chưa?.
Lương y NGUYỄN ĐỨC NGHĨA
Theo Sức khỏe đờ sống
Bổ dương khác xa kích dục
Giảm sút chức năng sinh dục là thực tế không thể phủ nhận của nam giới khi bước vào tuổi trung niên.
An toàn trên hết
Giảm sút chức năng sinh dục là thực tế không thể phủ nhận của nam giới khi bước vào tuổi trung niên.
Thuốc trị rối loạn cương dương hiện không thiếu nhưng điểm éo le là dùng theo cách nào để đừng trả giá đắt bằng sức khỏe của chính người tiêu dùng! Thuốc đặc hiệu của Tây y tuy có thể đáp ứng yêu cầu cần là có ngay, nhưng vì tập trung vào cơ chế gây xung huyết cục bộ nên lại là lý do khiến nhiều cơ quan trọng yếu bất ngờ bị thiếu máu. Chính vì thế mà nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... là hậu quả không hiếm thấy ở người dùng thuốc cường dương.
Đường dài mới biết ngựa hay
Trái với thuốc Tây theo kiểu thiếu đâu bù đó, hiệu quả của thuốc gọi theo tiếng chuyên môn của Đông y là "bổ thận dương" tuy phần nào hòa hoãn hơn, nhưng mặt khác lại toàn diện. Thuốc Đông y, nếu dùng đúng cách, không chỉ hưng phấn cảm giác ham muốn (libido) mà đồng thời cải thiện chất lượng của chức năng sinh dục thông qua tác dụng điều hòa trên trục thần kinh - nội tiết, thay vì cắm đầu đánh nhanh, đánh mạnh cho được việc trước mắt, bất kể hậu quả lâu dài trên sức khỏe của gia chủ. Liệu pháp tráng dương với dược thảo vì thế, bên cạnh ảnh hưởng trên khả năng thao tác, bao giờ cũng giấu khéo hai công năng hỗ tương. Đó là:
Cung ứng năng lượng cho người quá lao tâm lao lực nhằm tránh tình trạng dở khóc dở cười vì cờ vừa đến tay lại phất không nổi!
Xúc tác biến dưỡng để từ đó gián tiếp thúc đẩy tiến trình tổng hợp nội tiết tố testosterone để gia chủ nhờ đó tránh cảnh chưa đến chợ đã hết tiền về xe.
Ăn chắc nhờ hai mặt giáp công
Trên thực tế, khó có trường hợp rối loạn cương dương chỉ vì hết pin hay do thiếu nội tiết tố. Một khi đã "xìu" thì nạn nhân cách mấy cũng khó tránh đối đầu với áp lực trên cả hai mặt thần kinh và nội tiết. Chính vì thế mà thầy thuốc Đông y nhiều kinh nghiệm điều trị liệt dương thường gộp chung hai tác dụng song bổ khí huyết. Bằng chứng là bệnh nhân nếu dùng đúng thuốc bổ dương sớm muộn cũng ghi nhận hiện tượng cải thiện chức năng tư duy và khả năng chịu đựng stress. Không chỉ chức năng sinh dục mà ngay cả sức đề kháng chống bội nhiễm cũng được cải thiện thấy rõ nếu bệnh nhân may mắn tìm đúng thầy, mua đúng thuốc.
Cẩn tắc vô áy náy
Tuy vậy, không nên vì thế mà hối hả bỏ Tây sang Đông. Trong mọi trường hợp người gặp trục trặc với chuyện đó cần:
Tham vấn ý kiến của thầy thuốc thạo Đông y nhưng cũng vững tay nghề về bệnh lý nam khoa, thay vì nhắm mắt mua thuốc theo lời đồn của... hàng xóm!
Tránh ném tiền qua cửa sổ vì các món ăn rượu thuốc theo kiểu rượu bìm bịp, dê hà nàm ... Đừng quên là chưa ai chứng minh các món ăn được tán tụng đến mây xanh có tác dụng hưng phấn nội tiết tố sinh dục. Hơn nữa, không hơn 15% nạn nhân của chứng rối loạn cương dương thực sự cạn kiệt testosterone! Nói cách khác, hơn 4/5 giới còn mày nhưng xuội râu không cần phải bổ sung nội tiết tố theo kiểu doping mà chỉ cần tái lập quân bình trong trục thần kinh - nội tiết bằng cách cung ứng cho cơ thể hoạt chất sinh học có tác dụng tương tự testosterone, nghĩa là vừa hữu dụng vừa không có hại vì ít phản ứng phụ.
Điều trị đến nơi đến chốn các bệnh đè đầu chức năng sinh dục như cao huyết áp, tiểu đường, trầm uất..., thay vì xưa nay đã khổ vì bệnh, giờ lại khổ thêm vì thuốc!
Giải pháp trong tầm tay
Dùng thuốc bổ dương theo đúng nghĩa Đông y bao giờ cũng là liệu pháp "3 trong 1" bao gồm tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng sinh dục và thư giãn hệ thần kinh. Một công ba việc còn muốn gì hơn? Đó cũng là lý do tại sao nhiều thầy thuốc đang có xu hướng trở về với thiên nhiên, với cây thuốc đã được nghiên cứu nghiêm túc theo tiêu chí thực nghiệm, như Eurycoma longifolia.
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Trung tâm Điều trị Oxy cao áp TP. HCM
Thanh niên
Rượu thuốc cũng cần phù hợp bệnh trạng Không phải ai dùng rượu thuốc cũng bổ mà phải dùng phù hợp với tình trạng bệnh của chính cơ thể mình. Rượu thuốc (dược tửu) là một chế phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền, xuất xứ từ thời cổ đại ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vì hiểu biết chưa đầy đủ nên không ít người đã sử dụng...