Bài thuốc trị chứng khô hạn cho chị em
Nữ nhân không tiết chất nhờn ở âm đạo cũng giống như nam nhân không cương cứng được dương vật. Trong y học cổ truyền hiện tượng bất thường về tiết chất nhờn ở phụ nữ gọi là chứng “âm khô” hoặc là chứng “âm đạo can táo”.
Chứng âm khô có liên quan mật thiết tới công năng của 3 tạng can, thận và tỳ khiến cho âm đạo kém nhu nhuận khi thận tinh, khí huyết và tân dịch không được nuôi dưỡng đầy đủ.
Về trị liệu, ngoài việc chú trọng tạo ra một đời sống tinh thần phù hợp mà cổ nhân gọi là “tâm bình khí hòa”, nữ nhân có thể dùng thêm thuốc theo quan điểm “biện chứng luận trị”. Nghĩa là căn cứ vào từng thể bệnh, chứng trạng hiện có mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Thể thận âm bất túc
Biểu hiện: Âm đạo khô khan, khi giao hợp đau đớn khó chịu, tâm trạng buồn phiền, dễ cáu giận, đầu choáng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng khô, họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Bài thuốc Bổ thiên đại táo hoàn gia giảm: Đảng sâm 15g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 10g, cao quy bản 12g, lộc giác giao 12g, sơn thù 10g, thục địa 15g, kỷ tử 15g, a giao 10g, nữ trinh tử 15g, tang thầm 30g, nhục thung dung 10g. Sắc uống ngày một thang.
Đảng sâm bồi bổ cơ thể, ích khí, sinh tân.
Thể thận dương hư nhược
Biểu hiện: Lãnh cảm, khi giao hợp âm đạo khô rát, giảm ham muốn và khoái cảm tình dục, sợ lạnh, tứ chi lạnh, đầu choáng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, đại tiện lỏng, nát, chất lưỡi nhợt, mạch trầm trì, vô lực.
Bài thuốc Noãn thận trợ hỏa thang gia giảm: Đảng sâm 15g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 15g, cao quy bản 10g, lộc giác giao 10g, ba kích 10g, sa tiền tử 15g, hoài sơn 15g, khiếm thực 12g, phúc bồn tử 12g, tiên linh tỳ 10g, kỷ tử 15g, phụ tử chế 6g, nhục thung dung 12g. Sắc uống ngày một thang.
Thể khí huyết bất túc
Video đang HOT
Biểu hiện: Giảm hoặc mất ham muốn và khoái cảm tình dục, khi giao hợp âm đạo khô rát, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng úa, có cảm giác khó thở và hồi hộp trống ngực, dễ vã mồ hôi, chán ăn, đại tiện lỏng, nát, miệng đắng, chất lưỡi nhợt, mạch trầm vô lực.
Bài thuốc Bát trân thang gia giảm: Đảng sâm 20g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 10g, ba kích 10g, sinh địa 15g, thục địa 15g, a giao 10g, thỏ ty tử 10g, tiên linh tỳ 10g, xuyên khung 6g, nhục thung dung 10g, lộc giác phấn 1g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Thể uất khí trệ
Biểu hiện: Âm đạo khô rát, khi giao hợp đau, tâm trạng buồn phiền, dễ cáu giận, đầu choáng mắt hoa, ngực bụng đầy tức, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống, miệng đắng, mạch huyền sác.
Bài thuốc sài hồ sơ can tán gia giảm: Sài hồ 10g, bạch thược 12g, chỉ xác 10g, chỉ xác 10g, đương quy 10g, quất diệp 10g, vương bất lưu hành 5g, cam thảo 10g, xuyên luyện tử 10g, nhục thung dung 15g, xuyên sơn giáp 6g, thông thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.
Để tiện sử dụng cũng có thể dùng một đơn thuốc chung làm cơ bản rồi tiến hành gia giảm tùy theo bệnh trạng của mỗi người:
Bài 1: Sinh địa 30g, mạch môn 15g, huyền sâm 12g, tri mẫu 10g, sa sâm 20g. Sắc uống.
Bài 2: Sinh địa 30g, thục địa 30g, mạch môn 15g, kỷ tử 10g, sơn thù 10g, sa sâm 20g, sơn thù 10g, đương quy 20g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán liên chi 20g. Sắc uống. Giao hợp đau gia bạch thược, xuất huyết gia tam thất, viêm âm đạo gia tri mẫu và hoàng bá, thiếu máu gia bạch sâm.
Ngoài ra có thể kết hợp dùng các món ăn bài thuốc (dược thiện) và thuốc dùng ngoài, ngâm rửa âm bộ bằng dịch thuốc.
Dược thiện: Long nhãn 100g, vừng đen 40g, tang thầm 50g, ngọc trúc 30g, mạch môm 30g. Sắc kỹ 3 lần, lấy 3 nước trộn vào nhau, cô đặc bằng nhỏ lửa, khi được cho thêm thìa mật ong với tỷ lệ 1:1, đun sôi, để nguội, đựng vào lọ kín dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/2 thìa cà phê với nước ấm.
Thuốc dùng ngoài: Sinh địa 30g, hà thủ ô 30g, huyền sâm 30g, thiên môn 30g, bạch tiên bì 30g. Sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, đem ngâm rửa âm bộ từ 10-15 phút. Ngày 1 lần.
BS. Thanh Mai
Theo SK&ĐS
Có 3 biểu hiện khi uống nước thì cần phải hết sức chú ý và nên đi khám bệnh ngay
Chúng ta thường nghe đến câu nói: Muốn sống trường thọ, nhất định phải uống nhiều nước. Vì uống nhiều nước có thể làm loãng máu, thúc đẩy sự bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể, nhưng bạn có thể không biết, có khi uống nước cũng có thể giúp chúng ta phán đoán có thể có mắc bệnh hay không.
Theo chia sẻ của một bác sĩ, tuần trước có điều trị cho một bệnh nhân, anh ta nói với bác sĩ, mỗi ngày đều uống rất nhiều nước, ít nhất 2 đến 3 lít nước, tuy nhiên cơ thể luôn trong tình trạng vào nhà vệ sinh và khát nước. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân này mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Do đó, bất luận đàn ông hay phụ nữ có 3 biểu hiện khi uống nước, cần phải chú ý:
1. Khi uống nước xuất hiện tiểu ít, thậm chí không đi tiểu
Nếu có dấu hiệu trên, tất cả mọi người nhất định phải chú ý, điều này cho thấy sự xuất hiện của bệnh thận. Về lý thuyết, chúng ta uống nhiều nước, sẽ đi tiểu nhiều hơn, đó là sự cân bằng về lượng, nhưng nếu bạn uống rất nhiều nước, đi tiểu rất ít hoặc hầu như không vào nhà vệ sinh thì chứng tỏ, chức năng đào thải của thận xuất hiện sự bất thường, chẳng hạn như suy thận cấp tính, urê huyết, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Khi uống nước xuất hiện tiểu nhiều, khô miệng
Rất nhiều người vì khô miệng nên uống rất nhiều nước, nhưng uống nước càng nhiều, tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng hơn, giống như đã đề cập đến tình trạng ở bệnh nhân bên trên. Lúc này bạn nhất định phải cảnh giác xem bản thân có bị tiểu đường hay không, khô miệng, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều, đều là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường.
Rất nhiều người vì khô miệng nên uống rất nhiều nước, nhưng uống nước càng nhiều, tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng hơn.
Nếu xuất hiện tình trạng này, không chú ý, theo thời gian rất có thể sẽ gây ra một loạt các biến chứng, chẳng hạn như bệnh thận do đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường... Một khi biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra, sẽ rút ngắn tuổi thọ của con người, trở thành "kẻ hại chết người" thực sự.
Ngoài ra, khô miệng lâu dài có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.
3. Khi uống nước, toàn thân xuất hiện phù nề
Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, dù uống rất nhiều nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù. Tuy nhiên, nhiều người sợ uống nước, bởi vì một khi uống nước thì toàn thân xuất hiện phù nề, lúc này không được chủ quan, nhất định là thận có vấn đề. Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sự đào thải các chất độc, còn khiến lượng nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải, xuất hiện tình trạng phù.
Đồng thời các bệnh về gan, tim, suy dinh dưỡng... khởi phát cơ thể cũng có xuất hiện tình trạng phù nề sau khi uống nước. Điều quan trọng nhất lúc này là bạn cần phải kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra.
Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, dù uống rất nhiều nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù.
Uống nước đúng cách?
1. Uống nước với lượng nhỏ và chia làm nhiều lần: Mỗi lần uống từ 100 ml - 150 ml là phù hợp, cứ cách nửa giờ uống một lần.
2. Tránh uống "nước đá": Cố gắng không uống nước đá hoặc đồ uống lạnh, uống nhiều đồ uống lạnh rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
3. Bổ sung muối kịp thời: Uống nước muối nhạt, để bổ sung lượng muối vô cơ do mồ hôi thải ra từ cơ thể người, đồng thời ngăn ngừa mất cân bằng điện giải.
Nguồn: Sohu/Báo dân sinh
Uống nước xong có những dấu hiệu này, khám ngay kẻo hỏng thận, ung thư Uống nước là việc hết sức bình thường và cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu bạn có những triệu chứng này sau khi uống nước, cần phải đến bệnh viện để khám ngay để khỏi hỏng thận, thậm chí là có thể mắc ung thư. Ảnh minh họa: Internet Uống nước nhưng tiểu ít Nếu bạn uống nước đều mà tiểu ít,...