Bài thuốc trị chứng động thai
Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ có cảm giác thai trệ xuống, đau bụng âm ỉ, ra huyết… gọi là chứng thai động không yên.
Do khí hư hạ hãm động thai
Triệu chứng: Bào thai trệ xuống, âm đạo ra ít huyết.
Điều trị: Ích khí chỉ huyết an thai.
Bài thuốc Gia vị giao ngải tứ vật thang: đảng sâm 15g, xuyên khung ( sao) 5g, tục đoạn 12g, sinh hoàng kỳ 24g, bạch thược 9g, bạch truật 9g, sinh địa 12g, a giao châu 9g, phục linh 9g, đương quy (sao) 9g, ngải diệp (thán sao) 9g, chích cam thảo 4g. Cách dùng: Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Khí hư kiêm đờm thấp sinh chứng động thai
Triệu chứng: Thai phụ ăn uống kém, cổ họng có nhiều đờm, rêu lưỡi trắng có nhiều nhớt, âm đạo ra huyết nhợt.
Điều tri: Ích khí kiện tỳ hóa đờm, chỉ huyết an thai.
Bài thuốc An thai phương: đảng sâm 30g, hương phụ (chế) 10g, a giao châu 10g, hoắc hương 6g, thỏ ty tử 10g, tiên hạc thảo 10g, ngải diệp (thán sao) 10g, phục thần 12g, hậu phác 6g, sinh hoàng kỳ 60g, bạch truật 10g, bán hạ (chế) 10g, đỗ trọng 10g, thăng ma (sao) 20g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn, uống liên tục 10 thang, trong 10 ngày.
Đảng sâm, vị thuốc quý trong bài thuốc trị chứng động thai.
Do khí hư huyết thiếu thận hư không bền sinh chứng động thai
Triệu chứng: Thai phụ đau trệ lưng, tim hồi hộp, đầu choáng váng, sắc mặt vàng bủng.
Video đang HOT
Điều trị: Ích khí dưỡng huyết, phù nguyên an thai.
Bài thuốc Ích nguyên an thai thang: đương quy 10g, đỗ trọng 8g, thỏ ty tử 8g, sinh khương 3g, bạch thược 10g, hoàng cầm 10g, sinh bạch truật 10g, hoàng kỳ 8g, xuyên khung 6g, tục đoạn 8g, a giao (xung phục) 10g, đảng sâm 8g, chích cam thảo 3g. Gia giảm: nếu huyết ra nhỏ giọt bỏ xuyên khung gia ngải diệp (thán sao) 8g. Nếu hỏa vượng thì dùng hoàng cầm 12g để thanh hỏa. Nếu đờm nhiều thì dùng bạch truật 16g, gia xuyên bối mẫu 8g. Nếu hai chân phù gia phục linh 8g, phòng phong 8g. Nếu đau đầu gia kinh giới tuệ 6g. Nếu khí thịnh vùng ngực khó chịu gia chỉ xác 4g, tô tử 6g, trần bì 6g để giáng khí. Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Do tỳ thận hư suy thai nguyên không bền động thai
Triệu chứng: Khi mang thai thấy bụng dưới nặng trệ, hoặc trướng đau, kèm theo đau lưng, hai chân yếu, ù tai, ăn uống kém, tinh thần mệt mỏi, âm đạo ra huyết.
Điều trị: Kiện tỳ, bổ thận chỉ huyết.
Bài thuốc Tiên triệu lưu sản phương: đảng sâm 60g, hoàng kỳ 60g, tang ký sinh 15g, tiên hạc thảo 60g, a giao châu 10g, ngũ vị tử 12g, mẫu lệ 24g, địa du (thán sao) 9g, huyết dư thán 12g, bạch truật (sao) 10g, thỏ ty tử 15g. Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.
Do thận âm hư suy huyết nhiệt động thai
Triệu chứng: Khi thai nhi chưa đủ 3 tháng tuổi, người mẹ thấy âm hộ ra máu tươi, miệng khô, mỏi lưng, là hiện tượng của sẩy thai.
Điều trị: Kiện tỳ bổ thận âm thanh huyết nhiệt an thai.
Bài thuốc Bảo thai phương: tục đoạn 150g, bạch truật 100g, đương quy 100g, hoàng cầm 100g, tang ký sinh (tẩm muối sao) 100g, nếu có kèm khí hư gia đảng sâm 100g, Nếu chỉ huyết hư có nhiệt gia a giao 100g. Tán bột mịn uống ngày 3 lần mỗi lần 10g với nước đun sôi ấm, uống trước khi ăn, uống liên tục 60 ngày.
Do tỳ hư thận âm thận dương cùng hư
Triệu chứng: Ăn uống kém, người mệt mỏi, thể trạng gầy yếu, đầu choáng váng, tim hồi hộp, đau lưng, động thai.
Điều trị: kiện tỳ bổ thận dưỡng huyết bồi bổ nguyên khí an thai.
Bài thuốc Tư thận dục thai hoàn: thỏ ty tử 16g, bạch truật 16g, câu kỷ tử 12g, tang ký sinh 16g, đảng sâm 12g, a giao 12g, ba kích 12g, sa nhân 8g, thục địa 16g, lộc giác sương 12g, hà thủ ô 12g, sâm cao ly 12g, tục đoạn 12g, đỗ trọng 12g, ngải diệp 8g. Cách dùng: Tán bột mịn làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g. Ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng, trưa, tối. Uống với nước đun sôi ấm, uống liên tục một tháng.
Chú ý: Trong thời gian uống thuốc không ăn rau cải, củ cải, đậu xanh, ý dĩ, không ăn các thứ mát lạnh (nước đá, kem), kiêng sinh hoạt tình dục.
Đang mang bầu lần 2, "công chúa" xứ Đài động thai vì một hành động đơn giản
An Dĩ Hiên đã rất lo lắng khi tử cung bị co thắt đột ngột, có dấu hiệu động thai.
An Dĩ Hiên sinh năm 1980, là thiên kim tiểu thư giàu có với biệt danh "An công chúa". Cô được khán giả Việt Nam biết đến qua các bộ phim như Ỷ Thiên Đồ Long ký, Tuyết sơn phi hổ, Tây du ký (2011), Độc cô thiên hạ.
Cô kết hôn với đại gia sòng bạc Trần Vinh Luyện vào tháng 6/2017 tại Hawaii. Đến tháng 7/2019, cô sinh con trai đầu lòng là bé Tiểu Lục Lục. Ngày 5/6 vừa qua, sao nữ xứ Đài hạnh phúc chia sẻ tin vui mang thai con thứ 2 sau khi sinh con đầu lòng chưa đầy một năm.
An Dĩ Hiên đang mang bầu lần 2 sau khi sinh bé đầu lòng chưa đầy 1 năm.
Đông đảo người hâm mộ cảm thấy mừng thay cho "công chúa" xứ Đài vì trước đó do sức khỏe hơi yếu nên cô gặp khá nhiều khó khăn khi mang bầu, thậm chí từng bị thai ngoài tử cung. Vậy nhưng có vẻ lần mang thai thứ 2 này cũng không hoàn toàn suôn sẻ với mỹ nhân này khi mới đây cô đã chia sẻ câu chuyện không may khiến mình bị động thai phải vào viện.
Cụ thể, nữ diễn viên " Ỷ thiên đồ long ký" cho biết khoảng nửa tháng trước, người thân mua về cho cô hai phần đồ ăn kèm trà sữa nóng. Khi cô chuẩn bị lấy đồ ăn ra khỏi túi, cốc đồ uống nóng gần 100 độ C cũng bị lôi theo và đổ lên người.
Camera trong nhà ghi lại cảnh An Dĩ Hiên bị bỏng khi lấy đồ ăn ra khỏi túi.
Vì bản thân đang mang thai gặp khó khăn trong di chuyển, cộng với việc mặt sàn trơn trượt, An Dĩ Hiên không dám nhảy ra khỏi ghế. Nước nóng cứ như vậy mà nhanh chóng lan ra các khu vực quanh tay chân và bụng khiến cô bị bỏng nặng, đến nay vẫn còn để lại sẹo.
"Lúc đó vì quá hoảng sợ, tôi đã bị co rút tử cung, dẫn đến động thai. May mắn con trai Lục Lục không ở gần đó, nếu không, chẳng biết được chuyện tồi tệ nào sẽ xảy ra. Tôi sau đó được gia đình đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp lúc, đứa con trong bụng không phải chịu quá nhiều thương tổn, vẫn an toàn khỏe mạnh", cô cho hay.
Nữ diễn viên đã rất hoảng sợ, dẫn đến tử cung bị gò nhưng may mắn em bé vẫn ổn định.
Cuối bài viết của mình, người đẹp xứ Đài nhắc nhở mọi người cẩn thận khi lấy hoặc mở những đồ uống nóng. Đồng thời, cô cũng lên tiếng chất vấn và kêu gọi các nhà hàng thức ăn nhanh cần chú ý hơn trong việc đóng gói thực phẩm nóng nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Vụ việc An Dĩ Hiên bị bỏng vì lỗi đóng gói, gián tiếp gây nguy hiểm cho thai nhi 3 tháng tuổi hiện đứng đầu danh sách chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất mạng xã hội Weibo. Sau đó, đơn vị thức ăn nhanh có liên quan đã lên tiếng xin lỗi nữ diễn viên và cho biết sẽ đưa ra biện pháp để phòng tránh tai nạn tương tự xảy ra.
Những yếu tố có thể dẫn đến động thai ở bà bầu
Động thai là một dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy, đe dọa đến tính mạng của thai nhi bên trong bụng mẹ với sự xuất hiện của một ít máu có màu đỏ hoặc màu đen, lẫn dịch nhầy kèm theo tình trạng mỏi vai, đau bụng, bụng dưới trương lên. Động thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Khi bị động thai, thai nhi vẫn còn sống. Cổ tử cung lúc này vẫn đóng kín hoặc mở nhưng thai nhi vẫn chưa bị sổ ra ngoài mà nằm trong buồng tử cung.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như: Trứng đã thụ tinh bị teo lại; thai trùm; bệnh về máu; bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường); thể chất, khí huyết của thai phụ bị suy nhược; làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ăn uống thiếu dưỡng chất, sử dụng rượu bia, thuốc lá và đồ uống có cồn.
Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết. Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khỏe cũng là nguyên nhân của hiện tượng này.
Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng động thai. Chúng bao gồm: người mẹ mang thai khi nhiều tuổi, mẹ mắc một số bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lây qua đường tình dục... Đặc biệt, khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài như ngã xe, va vấp vào đồ vật cứng cũng gây nên hiện tượng đồng thai.
Nếu có dấu hiệu động thai, thai phụ cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn (có thể dùng các thuốc giảm co bóp tử cung, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh).
Thai phụ phải kiêng lao động, giao hợp, ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón. Tuy nhiên, việc này cũng không hoàn toàn đảm bảo cho thai phụ tránh được sảy thai.
Nếu thai phụ đã dùng thuốc và nghỉ ngơi nhưng máu ra vẫn tăng hoặc đau bụng tăng thì phải đi bệnh viện siêu âm để xác định thai còn sống hay không, từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị giữ thai hay bỏ thai.
Phẫu thuật sinh con nên theo chỉ định bác sĩ Theo các bác sĩ sản khoa, nếu không có chỉ định bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật, việc thai phụ và gia đình "nhất nhất" muốn "sinh mổ chủ động, mổ nhanh, mổ không đau" tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Bác sĩ Minh Nguyệt thăm khám và tư vấn cho thai phụ yên...