Bài thuốc ngâm chữa liệt dương
Trong y học cổ truyền, liệt dương được gọi là chứng dương nuy do nhiều nguyên nhân gây ra và được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có biện pháp ngâm thuốc.
Ảnh minh họa: Internet
Trong y học cổ truyền, liệt dương được gọi là chứng dương nuy do nhiều nguyên nhân gây ra và được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có biện pháp ngâm thuốc. Xin giới thiệu một bài thuốc đơn giản mà có hiệu quả như sau:
Công thức: sà sàng tử 30g, hoắc hương 30g, lộ phong phòng (tổ ong) 15g, đinh hương 10g, nhục quế 15g.
Cách chế: Tất cả các vị thuốc đem sấy khô, tán vụn, đựng trong túi vải buộc kín miệng rồi đem sắc cùng với 3.500ml nước trong 60 phút, trước sắc vũ hoả (lửa to), sau sắc văn hoả (lửa nhỏ) cho đến khi còn 2.500ml là được.
Video đang HOT
Cách dùng: Đổ dịch thuốc ra chậu và xông hạ bộ cho đến khi nước nguội dần rồi tiếp tục ngâm bộ phận sinh dục cho đến khi nước thuốc nguội hẳn.
Mỗi ngày làm 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi thang dùng 5 ngày vào mùa đông và 3 lần vào mùa hạ. Mỗi liệu trình là 15 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 3 ngày. Bệnh nhẹ chừng 1 liệu trình, bệnh nặng chừng 2 – 3 liệu trình là khỏi, sau khi khỏi nên duy trì ngâm thuốc cách nhật để củng cố.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Nước uống phòng trị bệnh mùa lạnh
Theo Đông y, hàn làm tổn thương dương khí. Vì vậy khi hàn tà xâm nhập vào cơ thể sẽ cản trở dương khí vệ ngoại, rồi xuất hiện các chứng trạng ố hàn (sợ lạnh), phát sốt không mồ hôi, mạch phù khẩn (tức mạch nổi hữu lực đập nhanh)...
Theo Đông y, hàn làm tổn thương dương khí. Vì vậy khi hàn tà xâm nhập vào cơ thể sẽ cản trở dương khí vệ ngoại, rồi xuất hiện các chứng trạng ố hàn (sợ lạnh), phát sốt không mồ hôi, mạch phù khẩn (tức mạch nổi hữu lực đập nhanh)... Dưới đây là những món ăn trị bệnh thường gặp khi thời tiết lạnh, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.
Nước hoắc hương, gừng tươi: Hoắc hương 50g, đường đỏ 20g, gừng tươi 15g. Hoắc hương rửa sạch thái ngắn, gừng tươi rửa sạch thái mỏng. Cho hoắc hương và gừng tươi vào cùng và đổ 300ml nước đun sôi 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ vào khuấy tan, uống nóng. Công dụng: Giải biểu, hòa vị, dứt nôn, thích ứng với chứng phát nhiệt, sợ lạnh, buồn nôn, khắp người khó chịu. Uống liền 3 - 5 ngày.
Nước quế chi: Quế chi 10g, bạch thược 10g, gừng tươi 10g, đại táo 5 quả, đường đỏ 30g. Rửa sạch các vị trên cho vào nồi đổ 500ml nước nấu sôi trong 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ khuấy tan, uống nóng. Công dụng: Trị bệnh ngoại cảm phong hàn, đau đầu, sốt, ra mồ hôi, thở khò khè, nôn khan. Dùng liên tục trong 5 ngày.
Quế chi.
Nước rau mùi, củ cải, hành tươi: Rau mùi 30g, hành củ tươi 5 củ, củ cải trắng 1 củ. Rau mùi thái ngắn, hành củ thái nhỏ, củ cải thái miếng. Cho tất cả vào nồi, đổ 500ml nước đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng. Uống liền 3 - 5 ngày.
Nước nho, gừng: Nho tươi 100g, gừng tươi 30g, chè xanh 10g, mật ong 20g. Nho rửa sạch xay nhuyễn vắt lấy nước, gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước, chè xanh rửa sạch pha hãm với nước sôi chắt lấy nước. Sau đó đổ lẫn nước nho, nước gừng, nước chè xanh, mật ong rồi khuấy đều uống lúc nóng. Chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 - 5 ngày. Công dụng: Chữa phong hàn, trị ho.
Gừng.
Nước nhân hạt bí đao, đường đỏ: Nhân hạt bí đao 20g, đường đỏ 30g. Nhân hạt bí đao rửa sạch giã nát, rồi trộn nhân hạt bí đao này với đường đỏ. Khi sử dụng cho vào hãm với 300ml nước sôi rồi chắt lấy nước uống khi còn nóng. Ngày uống 2 lần, cần uống 5 - 7 ngày liền. Công dụng: Chữa ho, viêm họng, nhuận phổi.
Cháo gừng hành: Gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối 5g. Cho gạo nấu thành cháo nhừ, gừng thái hạt nhỏ, hành cắt khúc ngắn. Cháo chín nhừ cho hành, gừng đã thái nhỏ khuấy đều mang ra ăn nóng. Công dụng: Giải biểu, hòa vị, hết nôn, thích hợp dùng cho người đau đầu, sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, tâm phiền, buồn nôn.
Cháo gừng hành.
Đối với những người mắc bệnh mạn tính khi áp dụng cần có sự tư vấn của lương y có uy tín.
Theo Suckhoedoisong.vn
Bí quyết gìn giữ nhan sắc của mỹ nhân Ấn Độ Người Ấn Độ rất yêu chuộng những sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược. 1. Massage với khăn ấm ngâm thuốc Massage là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện sắc đẹp được nhiều người yêu chuộng. Dưới tác động của thuốc được ngâm trong khăn ướt, làn da được tiếp nhận một cách...