Bài thuốc ‘một đêm quan hệ 6 lần sinh 5 con trai’
Bài thuốc được cho là của vua Minh Mạng từng sử dụng, phục vụ cho việc phòng the với những công hiệu thần kỳ.
Chân dung Vua Minh Mạng.
Lâu nay, dân gian vẫn truyền tụng về toa thuốc bổ có tên là Minh Mạng thang (thuốc của vua Minh Mạng dùng) có khả năng tăng cường sinh lực với những cái tên hấp dẫn như “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (một đêm quan hệ 6 lần, sinh 5 con trai) và “nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử” (một đêm quan hệ 5 lần sinh 4 con trai).
Nếu như trong thần thoại Hy Lạp có vị thần Hercule, một đêm quan hệ với 50 phụ nữ và có đến… 49 cô thụ thai thì ở Việt Nam có vua Minh Mạng cũng không kém mấy với tương truyền một đêm quan hệ đến… 6 lần và sinh 5 con trai. Tương truyền, điều làm nên khả năng thần kỳ ấy của vua Minh Mạng chính là bài thuốc có tên Minh Mạng thang do Thái y viện triều Nguyễn điều chế.
Theo nhà nghiên cứu Huế – ông Phan Thuận An, trong số 13 đời vua nhà Nguyễn thì chỉ có 2 vị vua tỏ ra quan tâm nhiều nhất đến tổ chức, hoạt động và hiệu quả của Thái y viện, đó là vua Minh Mạng (trị vì từ 1820-1840) và vua Tự Đức (trị vì 1847-1883).
Hai vua đều có lý do khác nhau, trong đó vua Tự Đức quan tâm vì thể chất đau yếu bẩm sinh, tai biến của bệnh đậu mùa biến chứng dẫn đến “bất lực”, rất muốn có con để truyền ngôi. Còn vua Minh Mạng thì lại khác. Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, nhà vua chính thức có 43 phi tần. Tuy vậy, cho đến nay, chưa ai biết vua Minh Mạng có bao nhiêu cung nữ, vì sử sách không ghi rõ.
Bộ Minh Mạng chính yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn chỉ tiết lộ, vào tháng giêng năm Minh Mạng thứ sáu (tháng 2/1825) trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua thấy hạn làm lo, chỉ dụ cho quan Thượng Bảo khanh là ông Hoàng Quýnh rằng: “2-3 năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ xem vì đâu mà thế, nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, có lẽ trong thâm cung, cung nữ nhiều nên âm khí uất tắc mà nên vậy ư? Nay bớt đi, cho ra một trăm người, ngõ hầu có thể trừ thiên tai vậy”. Con số bớt đi mà đã tới 100 cung nữ, vậy số còn lại trong cung chắc hẳn phải là vài trăm trở lên.
Trong cuốn “Kể chuyện các đời vua nhà Nguyễn” do Nguyễn Viết Kế sưu soạn viết: “Bình nhật, khi nghỉ ngơi, vua có 5 bà vợ hầu hạ: một bà vấn thuốc têm trầu, một bà quạt, một bà đấm bóp, một bà ru và một bà để sai vặt. Mỗi đêm, vua cho thái giám gọi 5 bà vào hầu. Mỗi bà một canh. Hết 5 canh thì danh sách các bà được chuyển giao cho Tôn Nhơn phủ giữ để tiện theo dõi việc khai hoa nở nhụy của các bà sau này”. Từ những so sánh ấy mà người ta đã suy diễn ra rằng nhà vua cần tăng lực để thỏa mãn thú vui xác thịt với hàng trăm bà vợ trong cung.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, tương truyền một số lương y hiện nay ở Huế có nghe các vị ngự y tiền bối kể lại rằng vua Minh Mạng đã phí sức lực vào việc giới tính từ rất sớm, ngay từ thời còn là hoàng tử.
Một thời gian trước khi lên ngôi (năm 1820, vua 29 tuổi), ông đã rất yếu về đường sinh dục. Cho nên sau khi đăng quang, vua đã ra lệnh cho các quan ngự y phải cố gắng giúp mình lấy lại sức khỏe. Do đó, các ngự y đã làm ra thang thuốc bổ ngâm rượu để nhà vua dùng hằng ngày và thang thuốc này rất hiệu nghiệm. Các bài thuốc đó, ngày nay còn lưu truyền với tên gọi “Minh Mạng thang” gồm 20 bài (có tài liệu ghi 24 bài).
Video đang HOT
Trong đó, hai bài nổi tiếng nhất, được các thầy thuốc dùng chữa bệnh nhiều nhất hiện nay là “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (một đêm quan hệ 6 lần, sinh 5 con trai) và “nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử” (một đêm quan hệ 5 lần, sinh 4 con trai). Và hiệu nghiệm đầu tiên rất cụ thể đó là về mặt sinh lý, nhà vua đã sinh được 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ. Hiệu nghiệm thứ hai đó là về mặt tinh thần, trí tuệ.
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, từ trước năm 1975, trên một số báo chí, sách đông y và y học dân tộc ở miền Nam đã xuất hiện các công bố về toa thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử. Nhật báo Sống (Sài Gòn) số ra ngày 27/4/1968 đã đăng một toa thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử với 25 vị thuốc bắc.
Đến năm 1987, lương y , Lê Văn Sơn với sự trợ giúp của lương y Bùi Văn Nông, thuộc Tổ chẩn trị y học dân tộc -Trạm y tế Tân Đông Hiệp và Tân Bình (Thuận An, Sông Bé) đã xuất bản ấn phẩm (lưu hành nội bộ) “Những phương thuốc bổ và trường xuân”, trích dịch từ sách “Vạn bệnh hồi xuân”. Trong ấn phẩm này có giới thiệu một bài thuốc với tiêu đề Toa rượu bổ của vua Minh Mạng dùng.
Một trong những bài Minh Mạng thang chép tay bằng chữ Hán.
Theo đó, bài thuốc gồm 22 vị, có hướng dẫn cách ngâm rượu và cách dùng cũng như mô tả 6 công dụng đặc biệt: đại bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, bồi bổ thần kinh; ngăn ngừa bệnh tật, trị khỏi đau lưng, nhức mỏi và bồi bổ cho sản phụ; người liệt dương (uống từ 1-2 tháng có thể có con); người khản tiếng, nói không to, uống thuốc nói được to tiếng; thận yếu lâu, bán thân bất toại, đi đứng không được, uống thuốc rượu này rất tốt; người gần chết, uống vào có thể sống lại 3 ngày nữa; già lão 60 tuổi, uống vào tăng tuổi thọ rất nhiều, đêm ngủ không mộng mị, không bị táo bón.’
Tuy ghi là toa rượu bổ của vua Minh Mạng, nhưng các tài liệu trên hoàn toàn không hề trích dẫn nguồn gốc bài thuốc, có liên quan đến Thái y viện triều Nguyễn.
Từ những bài thuốc được công bố này, nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã đối chiếu với các tư liệu lịch sử ghi chép về vua Minh Mạng để thực hiện bài viết Toa thuốc bổ Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử của vua Minh Mạng đăng trên tạp chí Sông Hương số xuân Tân Mùi (1991). Vì công hiệu của toa thuốc mà nhà vua đã dùng ấy, các quan lớn trong triều đã “phạm thượng” bí mật sao chép mang về để dùng, rồi sau đó lan truyền trong dân gian.
Thêm một cứ liệu nữa khiến người ta quy kết những toa thuốc có tên Nhất dạ lục giao là toa thuốc của vua Minh Mạng, bởi vì tương truyền, chính vua Minh Mạng từng có thơ nhắc đến việc “nhất dạ lục giao tam hữu dựng” (một đêm 6 lần giao hợp, 3 lần có con). Câu thơ này được tác giả Phạm Khắc Hòe – Ngự tiền Văn phòng Đổng lý thời vua Bảo Đại chép trong sách Kể chuyện vua quan triều Nguyễn (NXB Thuận Hóa xuất bản năm 1990).
Từ câu thơ này mà nhiều người cho rằng chính những bài thuốc lưu truyền trong dân gian với tên gọi như: Nhất dạ lục giao, Nhất dạ ngũ giao, Lục giao tam dựng, Ngũ giao tam dựng… là toa thuốc của vua Minh Mạng dùng.
Theo Xahoi
10 ẩn số không lời giải trong lịch sử Việt Nam (3)
Cho đến nay, hậu thế vẫn chưa tìm ra câu trả lời thích đáng cho các "bê bối" trong hoàng tộc nhà Nguyễn.
Hoàng tử Cảnh của nhà Nguyễn (Nguyễn Phúc Cảnh, 1780 - 1801) là một người có số phận bi kịch, khi mới 3 tuổi đã bị đưa sang Pháp làm con tin, ngoài 20 tuổi đã bị bệnh đậu mùa mà mất sớm.
Sau khi ông mất, vua Gia Long quyết định chọn hoàng tử Đảm (Minh Mạng) - em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh thay vì chọn Nguyễn Phúc Mỹ Đường - con trai hoàng tử Cảnh làm người nối ngôi như thông lệ. Một bi kịch mới bắt đầu từ đây.
Vua Minh Mạng.
Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, vào năm Minh Mạng thứ 5 (1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị. Vua Minh Mạng đã sai tướng Lê Văn Duyệt dìm nước chết Tống thị, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân và chết trong nghèo khó.
Về vụ án thông dâm kì lạ này của triều Nguyễn, các sử gia sau này có rất nhiều lời bàn. Một quan điểm được nhiều người ủng hộ, đó là vua Minh Mạng đã dựng lên vụ án loạn luân để loại bỏ Mỹ Đường - người có thể sẽ tìm cách dành lại ngôi vua, đồng thời là chỗ dựa về chính trị của một số triều thần chống đối.
Việt sử giai thoại cho rằng: Thời ấy, có hai tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức. Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ.
Vì sao có bể xương chùa Thầy?
Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) được dư luận quan tâm đặc biệt vì trong hang này có một chiếc bể chứa hàng nghìn bộ xương người.
Theo lời kể được truyền qua nhiều thế hệ, khi tìm thấy hang, người ta chứng kiến những bộ hài cốt này nằm trong một hố như cái giếng, nằm chồng chất lên nhau. Cách đây hàng trăm năm, người dân xây một chiếc bể vuông, tựa vào vách dùng để chứa hài cốt. Trên tấm bia ghi bên ngoài bể bằng tiếng Hán, dịch ra đại ý là "Lữ Gia chống Hán lưu sử sách/Bể hận ngàn xương mãi mãi ghi".
Hài cốt trong bể xương chùa Thầy.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lữ Gia là tướng nhà Triệu, nước Nam Việt (thế kỷ 2 TCN). Dưới triều Thuật Dương Vương (111 TCN), ông giữ chức Tể tướng. Tuy vậy, giới sử học và khảo cổ Việt Nam đưa ra nhiều phỏng đoán khác về nguồn gốc bể xương này.
Theo các giả thuyết, đây có thể là xương cốt của nghĩa quân người Việt bị quân nhà Minh giết khoảng thế kỷ thứ 14, 15 hoặc xương của người dân địa phương khi chạy trốn quân Cờ Đen ở nhà Thanh do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu tràn sang nước ta và hoành hành quanh vùng núi Thầy cuối thế kỷ 19. Cũng có thể các bộ xương này là của chính quân Cờ Đen.
Vua Khải Định có phải là cha của vua Bảo Đại?
Vua Khải Định (1885 - 1925), là vị Hoàng đế thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông có tất cả 12 bà vợ, nhưng chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con bà Hoàng Thị Cúc, người sau này là vua Bảo Đại.
Vua Khải Định.
Theo sử sách chép lại, vua Khải Định bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Điều này đã gây ra nhiều đồn đại về việc ai là người cha thực sự của vua Bảo Đại.
Nhiều ý kiến cho rằng, nàng hầu Hoàng Thị Cúc đã có thai từ trước khi vào cung, nhưng vẫn được vua Khải Định công nhận sau khi Vĩnh Thụy ra đời. Hồi ký của một số người trong hoàng tộc Nguyễn đồng ý với nhận định này và còn đưa ra khẳng định rằng, Hoàng tử Vĩnh Thụy chỉ là con nuôi của vua Khải ịnh.
Theo Kiến thức
Bí mật về thái giám trong cung nhà Nguyễn: Những phận đời đặc biệt Cũng giống như các triều đại phong kiến trước đây trong lịch sử của dân tộc, triều đại nhà Nguyễn (chỉ tính từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua vào năm 1802 đến lúc vua Bảo Đại thoái vị năm 1945) vẫn duy trì chế độ sử dụng thái giám làm việc trong cung cấm. 5 thái giám trong cung nhà Nguyễn -...