Bài thuốc hỗ trợ trị viêm cầu thận cấp
Nguyên nhân viêm cầu thận cấp thuộc phạm vi chứng phù thũng (thể dương thủy) của y học cổ truyền, do cảm nhiễm phải phong tà, thủy thấp, thấp nhiệt làm phế khí không thông điều hòa thủy đạo, tỳ không vận hóa thủy thấp, thận không khí hóa bàng quang gây thủy dịch bị ứ lại sinh ra chứng phù thũng.
Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể lâm sàng.
Viêm cầu thận cấp do phong tà (phong thủy): Thường gặp viêm cầu thận cấp do lạnh, do viêm nhiễm.
Người bệnh có phù mặt và nửa người trên, sau đó phù toàn thân kèm theo gai sốt rét, rêu lưỡi trắng dày, tiểu tiện ít, mạch phù. Phương pháp chữa: tuyên phế phát hãn là chính, lợi niệu. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: lá tía tô, hành tăm, cát căn, mỗi vị 12g; cam thảo đất, bông mã đề, mỗi vị 20g; lá tre 8g; lá chanh 10g; gừng tươi 2g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 – Việt tỳ thang gia giảm: ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g; gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g; mộc thông 8g; sa tiền 16g; thạch cao 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu các huyệt: ngoại quan, liệt khuyết, âm lăng tuyền, khí hải, phục lưu, túc tam lý, hợp cốc.
Viêm cầu thận cấp do thủy thấp: hay gặp viêm cầu thận bán cấp.
Người bệnh bị phù toàn thân, đi tiểu ít, sốt nhẹ, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm hoãn hoặc đới sác. Phương pháp chữa là thông dương lợi thấp (ôn thông hóa khí, kiện tỳ trừ thấp lợi niệu).
Bài 1: vỏ quýt, quế chi, vỏ rễ dâu, vỏ cau khô, mỗi vị 8g; ngũ gia bì, vỏ gừng, mỗi vị 6g; bồ công anh, kim ngân, mỗi vị 20g; mã đề 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 – Ngũ linh tán: bạch truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g; trư linh, quế chi, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu (châm tả) các huyệt như ở phần viêm cầu thận do phong tà.
Viêm cầu thận cấp thuộc phạm vi chứng phù thũng (thể dương thủy) của y học cổ truyền.
Video đang HOT
Viêm cầu thận cấp do thấp nhiệt: hay gặp viêm cầu thận cấp do mụn nhọt gây dị ứng, nhiễm khuẩn.
Người bệnh phù toàn thân, khát nước nhiều, nước tiểu đỏ, ít; da cơ bị viêm nhiễm (sưng, nóng, đỏ, đau); rêu lưỡi vàng, bụng đầy tức, khó thở, mạch hoạt sác. Phương pháp chữa là thanh nhiệt giải độc trừ thấp, nếu phù nặng phải trục thủy.
Bài 1: thổ phục linh, rễ cỏ tranh, cỏ mần trầu, lá cối xay, mỗi vị 20g; mã đề 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Đạo xích tán gia giảm: mộc thông, hoàng bá, hoàng cầm, mỗi vị 12g; bồ công anh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g; lá tre 16g; cam thảo 4g. Tất cả tán bột, làm hoàn, ngày uống 4-8g.
Nếu người bệnh phù nặng, dùng một trong các bài thuốc:
Bài 3: đình lịch tử 10g; đại hồi, quế chi, mỗi vị 4g; diêm tiêu 2g; hắc sửu 6g. Tất cả tán bột làm hoàn, ngày uống 4-8g.
Bài 4 – Châu sa tán cùng gia giảm: cam toại, nguyên hoa, đại kích, trần bì, tân lang, mỗi vị 6g; mộc hương, thanh bì, mỗi vị 10g; khinh phấn 4g. Tất cả tán bột, ngày uống 4-6g.
Để tăng hiệu quả điều trị, kết hợp châm cứu các huyệt: thủy phân, khúc trì, hợp cốc, tam tiêu du, âm lăng tuyền, phục lưu.
Ngoài ra, nếu người bệnh tiểu ra máu, có thể thêm: bạch mao căn 20g; tiểu kế tử, sinh địa, câu đằng, mỗi vị 16g. Nếu có tăng huyết áp, thêm: mạn kinh tử, cúc hoa, hoàng cầm, mỗi vị 12g.
Người bệnh nên nằm nghỉ trong thời gian bị bệnh và thêm 14-20 ngày sau khi bệnh đỡ. Giữ ấm, kiêng lạnh, kiêng gió, không lao động thể lực quá sớm sau khi lui bệnh.
Chế độ ăn trong những ngày đầu, lúc còn ít nước tiểu nên uống ít nước, kiêng muối; giảm chất đạm và ăn ít calo để tránh làm mệt thận. Nên ăn cháo đường, hoa quả, uống ít sữa.
Khi số lượng nước tiểu đã tăng có thể uống tùy theo lượng nước tiểu bài tiết ra, ăn nhạt. Có thể ăn thêm ít đậu phụ, thịt nếu ure máu không cao. Kiêng ăn mặn phải kéo dài 15-20 ngày sau khi xét nghiệm nước tiểu trở lại bình thường.
Vị trí huyệt:
Ngoại quan: trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.
Liệt khuyết: dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1,5 tấc.
Âm lăng tuyền: chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.
Khí hải: lỗ rốn thẳng xuống 1,5 tấc.
Phục lưu: giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt thái khê đo thẳng lên 2 tấc), trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.
Túc tam lý: úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân, từ đó hơi nhích ra phía ngoài một ít là huyệt.
Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Thủy phân: lỗ rốn thẳng lên 1 tấc.
Khúc trì: co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Tam tiêu du: dưới gai sống thắt lưng 1, đo ngang 1,5 tấc.
Bất ngờ với các loại thảo dược có thể trị viêm thanh quản
Khi cổ họng bạn liên tục đau, giọng nói thay đổi... đó có thể là dấu hiệu báo bệnh viêm thanh quản. Để cải thiện tình trạng viêm, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược để trị bệnh.
Giá đỗ
Trong giá đỗ chứa nhiều loại enzyme sinh học, giúp chống ôxy hóa, chống viêm hiệu quả.
Bên cạnh những công nhận của y học hiện đại, giá đỗ còn được công nhận là một loại có ích trong việc chữa viêm thanh quản theo đông y. Với vị ngọt, tính mát, giá đỗ giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
Để thoát khỏi tình trạng viêm thanh quản, bạn lấy 200gr giá đỗ chần qua nước sôi. Sau đó lấy thêm 1 củ gừng tươi đã được cạo sạch vỏ, cắt lát nhỏ và cho vào máy xay cùng với giá và 1 thìa muối. Lọc lấy nước, phần bã để riêng.
Sau khi uống phần nước đã lọc, có thể dùng một ít phần bã ngậm trong vài phút để giúp cơn đau giảm bớt.
Khế chua
Với tên gọi khác là ngũ liễm tử, khế chua có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc. Bạn có thể sử dụng khế chua để giải quyết vấn đề viêm thanh quản rất tốt.
Với cách chế biến đơn giản, dùng 2 - 3 quả khế, thái thịt khế thành từng lát mỏng cho vào tô và cho thêm 2 - 3 thìa đường. Đậy kín hỗn hợp từ 3 - 4 tiếng, sau đó lấy phần nước ngậm.
Các loại thảo dược dễ tìm có công dụng trị bệnh viêm thanh quản. Đồ họa: Nguyễn Quyền
Lá tía tô
Tía tô không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, mà còn là một loại thảo mộc tự nhiên có tác dụng điều trị bệnh, điển hình như bệnh viêm thanh quản.
Việc chữa bệnh bằng lá tía tô được xem là cách chữa bệnh an toàn. Nhằm kiểm soát tình trạng viêm thanh quản, bạn cần chuẩn bị một nắm lá tía tô, ngâm cùng nước muối khoảng 10 - 15 phút. Sau đó xay nhuyễn lá và vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.
Bạn cần lưu ý vì hàm lượng dược tính trong lá tía tô không cao nên hiệu quả đem về sẽ không nhanh chóng, vì vậy bạn cần duy trì trong thời gian dài.
Cây rẻ quạt
Rẻ quạt (hay còn được gọi là cây xạ can) là loại thảo dược có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phù hợp để chống viêm, kháng khuẩn.
Bạn có thể dùng một nắm lá rẻ quạt đã được rửa sạch, đem đi giã nát và cho thêm nước quấy đều.
Sau đó để lắng cặn, chắt lấy phần nước trong để uống. Để đạt được hiệu quả bạn nên uống liên tục từ 3 - 5 ngày.
Sạm da và thuốc trị Sạm da hay gặp ở tuổi trung niên, do khí huyết và hoạt động của các tạng phủ bắt đầu suy yếu. Tổn thương sạm da tại các vùng da mắc phải do hắc tố lắng đọng quá mức. Theo y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân gây sạm da: Nguyên nhân nội tiết: Ví như ở bệnh suy thượng thận, 94%...