Bài thuốc hay giúp chàng tự tin lâm trận
Theo Đông y, nguyên nhân là do cơ thể suy nhược (tâm tỳ bị tổn thương làm tinh khí hao kiệt); do rối loạn thần kinh chức năng (thận hư gây bại tinh huyết); do viêm nhiễm lâu ngày; sỏi niệu quản… Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ trị bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Liệt dương do suy nhược cơ thể (tâm, tỳ hư): người bệnh da xanh, ăn kém ngủ ít, di tinh liệt dương; rêu lưỡi trắng chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Phép chữa: ôn bổ tâm tỳ. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: hoài sơn 12g, đinh lăng 12g, ý dĩ 12g, trâu cổ 8g, sa nhân 6g, hoàng tinh 12g, cám nếp 12g, cao ban long 8g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Quy tỳ thang: bạch truật 4g, nhân sâm 4g, chích huỳnh kỳ 4g, phục thần 4g, đương quy 4g, toan táo nhân 4g, viễn chí 2g, mộc hương 2g, chích thảo 4g, long nhãn nhục 5 quả, táo tàu 4 quả, gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 20 ngày nghỉ 10 ngày, uống liên tiếp trong 3 tháng.
Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: người bệnh sắc mặt trắng, đau lưng, ù tai, mỏi gối, mắt mờ, ăn kém, sợ lạnh, tay chân lạnh, ngủ ít, di tinh, liệt dương, hồi hộp, mạch trầm tế nhược. Phép chữa: ôn bổ hạ nguyên, an thần. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Đại bổ nguyên tiễn gia giảm: đảng sâm 12g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 8g, sơn thù 9g, kỷ tử 12g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Ban long hoàn: thục địa 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 12g, bá tử nhân 12g, phục linh 12g, lộc giác giao 20g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20-30 viên.
Video đang HOT
Bài 3: bố chính sâm 12g, hoài sơn 12g, sâm cau 8g, trâu cổ 12g, cam thảo nam 8g, kỷ tử 12g, cáp giới 8g, ngũ gia bì 8g, ngưu tất 12g, tục đoạn 12g, thạch hộc 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Liệt dương do viêm nhiễm: hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh có triệu chứng liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch nhu sác. Phép chữa: tư âm thanh nhiệt. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: vỏ núc nác 12g, ý dĩ 12g, mạch môn 12g, kỷ tử 12g, thục địa 12g, trâu cổ 8g, huyết đằng 12g, hà thủ ô 12g, phá cố chỉ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoàng bá nam 20g, ý dĩ 16g, trâu cổ 16g; mạc môn, kỷ tử, thục địa, ích trí nhân, ô dược, ngưu tất mỗi vị 12g; tỳ giải 24g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 20 thang.
Theo SKDS
Cá rô đồng: Món ăn - bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả
Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.
Rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các ao, ruộng lúa, ao đìa, sông rạch... Mùa sinh sản chủ yếu vào tháng 5 - 7. Cá rô đồng có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm.
Đây là loại thực phẩm dân dã, ngon và bổ. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 100g thịt cá rô đồng chứa chất đạm 20,3g, chất béo 1,5g, và các chất khoáng vi lượng như can xi, phosphor, sắt, vitamin B1, B2...
Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.
Một số món ăn - bài thuốc từ cá rô đồng:
Bài 1:
Cá rô đồng 200g, rau cải xanh 500g, gừng 1 nhánh nhỏ, gia vị vừa đủ.
Cá rô sơ chế sạch, đánh sạch vảy, khía bụng, bỏ ruột, bỏ mang rồi rửa sạch nhớt. Đun sôi nước, cho cá rô đồng vào luộc cùng với gừng. Khi cá chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước. Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm. Đun sôi nước cá, cho rau cải xanh, thịt cá vào nấu, khi canh sôi lại lần nữa, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm.
Ăn thường xuyên món này rất tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa. Những người đang bị sốt, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.
Cá rô đồng 3 - 5 con, đậu xanh 100g, gạo tẻ 100g.
Cá rô luộc chín, gỡ lấy thịt, phi dầu hành và gia vị cho thơm. Gạo vo sạch nấu thành cháo, sau đó cho cá và gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Món cháo này rất tốt cho các trường hợp trẻ em nóng nhiệt chậm lớn.
Bài 3:
Cá rô đồng 3 - 5 con, rau má 150g.
Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước vừa đủ. Rau má rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi nước cá, cho rau má vào, thêm vài lát gừng và gia vị làm canh ăn.
Món này có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho có đờm vàng do phế nhiệt.
Bài 4:
Cá rô 200g, rau nhút 200g.
Cá làm sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau nhút 300g, bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc. Nấu nước cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau nhút vào, nêm gia vị, canh sôi lại là được. Ăn nóng trong bữa cơm.
Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón...
Theo Trí Thức Trẻ
10 bài thuốc quý từ nhọ nồi Loại cỏ mọc hoang ngoài bờ bụi này có tác dụng chữa nhiều loại bệnh rất tốt như chữa thiếu máu, ăn không ngon, cơ thể suy nhược, gan nhiễm mỡ... Ảnh minh họa: Internet Nhọ nồi còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: bạch hoa thảo, thủy hạn liên, cỏ mực, hạn liên thảo... Do mọc hoang ở nhiều...