Bài thuốc hay chữa viêm loét dạ dày
Ngoài tác dụng là món trái cây được nhiều người yêu thích, bưởi còn được dùng trong y học cổ truyền với công dụng chữa nhiều chứng bệnh.
Bưởi là loại quả có tác dụng chữa đau dạ dày hữu hiệu
Lá bưởi tươi: có tác dụng sát khuẩn, tinh dầu từ lá bưởi chữa được cảm cúm, sốt, ho, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, không ra mồ hôi. Dùng 50g lá bưởi, lá tre, lá hương nhu, lá sả mỗi thứ 20g. Cho tất cả các loại lá trên vào nồi đun sôi kỹ cho người bệnh xông. Những người bệnh già yếu, người sốt, ra nhiều mồ hôi không nên xông.
Vỏ quả bưởi phơi khô: chữa được chứng ăn không tiêu, bụng đầy chướng, ấm ách khó chịu, đau bụng, ho gió, ho cảm: dùng 12g vỏ bưởi, 12 g vỏ quýt khô sao thơm, 3 lát gừng tươi. Đổ 300ml nước vào sắc với các vị trên còn 100ml, chia làm 2 lần, uống nóng trong ngày rất tác dụng.
Video đang HOT
Nước bưởi tươi: giúp nhuận tràng, nước ép múi bưởi tươi giải khát, chữa bệnh thiếu vitamin C.
Hạt bưởi tươi: có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Dùng 100g hạt bưởi tươi để cả vỏ cứng cho vào cốc đổ 200ml nước sôi, đậy kín, ủ trong 2-3 giờ, ta sẽ được một cốc nước đặc sánh trong như bột sắn do hạt bưởi tiết ra. Gạn lấy nước, bỏ hạt uống sau bữa ăn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần. Làm và uống liên tục đến lúc nào thấy hết đau thì thôi.
Theo BĐVN
Chống viêm loét bằng thực phẩm
Việc nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) có thể gây viêm loét dạ dày hoặc thậm chí gây ung thư dạ dày.
Thế nhưng, theo tạp chí Reader's Digest dẫn nguồn tin từ các bác sĩ Canada, các vết loét trên da, viêm loét dạ dày có thể trị bằng các thực phẩm sau:
1. Mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, có thể dùng trị bỏng. Nhờ chống lại khuẩn H.pylori nên mật ong có tác dụng giúp các vết loét lở trên da mau lành.
2. Bông cải xanh
Các loại rau nhà họ cải như bông cải xanh, súp lơ... chứa sulforaphane, hợp chất có thể tiêu diệt khuẩn H.pylori. Trong một cuộc khảo sát, sau khi những bệnh nhân xét nghiệm dương tính với khuẩn H.pylori được yêu cầu ăn nửa chén bông cải xanh hai lần mỗi ngày trong suốt một tuần, 78% trong số này đã có kết quả âm tính với khuẩn H.pylori.
Nhiều cuộc nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy, chất sulforaphane có thể tiêu diệt khuẩn H.pylori trong đường tiêu hóa.
Ngoài ra, ăn bông cải xanh còn giúp cung cấp nhiều vitamin C và chất xơ cho cơ thể, đây là hai chất có tác dụng chống viêm loét.
Ăn trái cây chứa chất xơ giúp chống viêm loét dạ dày - Ảnh: Shutterstock
3. Bắp cải
Các nhà khoa học cho biết, a-xít amin glutamine trong bắp cải có đặc tính chống loét lở. Glutamine có thể giúp bảo vệ ruột, đồng thời cải thiện dòng máu lưu thông đến dạ dày. Điều này đồng nghĩa với việc glutamine không chỉ giúp ngừa viêm loét mà còn giúp các vết loét trong dạ dày, ruột mau lành. Bạn có thể ăn hai chén bắp cải sống mỗi ngày.
4. Sữa chua
Sữa chua chứa vi khuẩn "tốt" có thể ngăn chặn khuẩn H.pylori hoành hành, đồng thời giúp các vết loét mau lành. Theo tạp chí Reader's Digest, một cuộc khảo sát ở Thụy Điển cho thấy, những ai ăn sữa chua ít nhất 3 lần/tuần ít bị loét dạ dày hơn so với nhóm ít khi dùng tới sữa chua.
5. Trái cây
Ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc giúp cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, chất giúp ngừa viêm loét.
Một số cuộc khảo sát cho thấy, những ai ăn nhiều chất xơ thường ít có nguy cơ bị u loét. Cụ thể, theo một cuộc khảo sát 47.806 nam giới ở Mỹ, những ai hằng ngày ăn hơn 11g chất xơ từ rau củ giảm được 32% nguy cơ bị viêm loét tá tràng.
Theo Thanh Niên
Nguyên nhân gây nấc Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc, nhưng gặp nhiều nhất là do bệnh tật gây ra. Ít khi người bị nấc phải cấp cứu, nhưng cũng có những trường hợp hạn hữu nấc liên tục và kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày làm cho người bệnh rất khó chịu và lúc này lại rất cần đến sự can thiệp của bác...