Bài thuốc giải độc, chữa đau bụng từ đậu đen
Đậu đen là loại đậu từ lâu đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam qua các món ăn ngon, dân dã như xôi, chè. Theo y học cổ truyền, đậu đen có tính ôn, vị ngọt, giúp giải độc, bồi bổ cơ thể, hơn nữa từ đậu đen còn có rất nhiều bài thuốc hay chữa bệnh.
Dưới đây, xin giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc Nam đơn giản từ đậu đen giúp chữa bệnh thường gặp:
Chữa đau bụng dữ dội: đậu đen 50g, sao cháy hoặc sắc với rượu uống, có thể sắc với nước rồi pha thêm rượu vào uống.
Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: đậu đen 200g, sao vàng, ngâm rượu uống.
Chữa trúng phong cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động, đau bụng, đầy hơi, hoặc có lúc ngất đi rồi lại tỉnh: đậu đen lớn hạt, nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao để ngậm, dùng lâu ngày mới công hiệu.
Thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp: đậu đen sao thơm, chế rượu vào, cho uống nóng. Nếu uống vào bị nôn ra thì cho uống lại, đến khi mồ hôi ra được thì thôi.
Trúng hàn: đậu đen sao cháy. ang lúc còn nóng, chế rượu vào uống rồi trùm mền lên cho ra mồ hôi là khỏi.
Chữa bệnh cổ trướng, bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: đậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.
Video đang HOT
Đâu đen sao chay, săc vơi rươu uông co thê chưa đau bung (nguôn anh: internet)
Ngộ độc do ăn rau quả: đậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, vắt lấy nước cốt nửa thăng.
Bất tỉnh do say rượu: đậu đen 1 thăng sắc lấy nước uống cho nôn ra thì khỏi.
Chữa phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bế gắt: giá đậu đen phơi khô sao giấm, đại hoàng sao đều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng. Dùng rễ cỏ tranh, trần bì sắc làm thang để lợi tiểu.
Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: đậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát. Sắc còn 6 phần. Giã gừng sống lấy nước 1 chén, hòa vào và chia uống dần sau bữa ăn.
Trĩ ra máu: đậu đen xanh lòng, dùng bồ kết sắc lấy nước và tẩm một chốc. Sau đó đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ tán nhỏ, rán mỡ heo và luyện làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo tần mễ rất công dụng.
Đau đầu: đậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.
Đâu đen co thê chưa bênh mât ngu (nguôn anh: internet)
Đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: đậu đen xanh lòng 1 đấu, chia làm 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín, thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào mà chưng cách thủy nửa giờ. ể nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức.
Mất ngủ: đậu đen nấu nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.
Bệnh đái tháo đường: ậu đen tán nhỏ dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên, uống hết là khỏi. Bài thuốc có tác dụng kinh trị chứng tiêu khát, mỗi ngày uống đến 1 thạch nước.
Hoặc dùng đậu đen, thiên hoa phấn. Hai vị đều nhau tán nhỏ khuấy hồ. Làm thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần rất công hiệu. Bài thuốc có tác dụng kinh trị tiêu khát do thận hư, rất khó chữa.
Kinh trị âm chứng bí phương: đậu đen bất cứ nhiều hay ít, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín lại cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.
(Theo phu nư online)
Ăn đuôi heo bổ thận, trợ dương
Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm... Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc đơn giản, dễ làm để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Đuôi heo sinh địa: Bổ âm lương huyết, thanh nhiệt, giải độc gồm đuôi heo 150g, sinh địa 30g, gừng 10g, hành 20g, muối ăn vừa đủ. Đuôi heo làm sạch, cắt khúc 4cm, sinh địa cắt miếng. Gừng đập nát. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ. Khi ăn cho hành cắt đoạn, ngày ăn 1 lần vào chữa cơm chính.
Đuôi heo trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, di mộng tinh, phụ nữ hiếm muộn, đau dạ dày. Gồm đuôi heo 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc nhân 10 hạt, muối ăn. Đuôi heo làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi heo, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.
Canh đuôi lợn, lạc: Công hiệu canh này là dưỡng huyết nhuận táo, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng teo mềm do thận hư huyết thiểu. Triệu chứng sống lưng đau mỏi, chi dưới teo mềm, đầu choáng tai ù, đại tiện khô kết, tiểu tiện nhiều lần. Cũng có thể dùng vào chứng sau khi đẻ phong thấp tê đau mà thấy lưng, chân mất sức, lâu ngày không khỏi. Đuôi lợn 2 cái khoảng 250g, lạc 30g. Đuôi lợn cạo bỏ mỡ dư thừa, cạo bỏ lông, rửa sạch, cắt đoạn. Lạc bỏ vỏ lấy nhân, rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 - 3 giờ, nêm gia vị là được.
Món đuôi heo bổ thận tráng dương.
Canh thung dung, đậu đen, đuôi lợn: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tính dục giảm, xuất tinh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết. Đuôi lợn khoảng 250g, nhục thung dung 30g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo lông, rửa sạch, thái đoạn. Rửa sạch nhục thung dung, đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 1 - 2 giờ, nêm gia vị là được.
Canh quả đào, lạc, đuôi lợn: Công hiệu canh này là bổ thận kiện tỳ, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng tê liệt do thận suy khí nhược. Triệu chứng cơ thể mệt mỏi vô lực, gầy yếu, lưng mỏi gối mềm đi lại không vững, khớp xương tê đau. Quả đào 10 quả, lạc nhân 150g, trần bì 10g, đuôi lợn 1 cái, một ít muối ăn: Đuôi lợn cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn ngắn. Đào gọt vỏ lấy thịt. Lạc giữ vỏ lụa, rửa sạch. Rửa sạch trần bì, lạc. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 3 giờ, cho một ít muối gia vị là được.
Canh hạt dẻ đuôi lợn: Đuôi lợn 2 cái (khoảng 250g), hạt dẻ 60g, ba kích thiên 15g, trần bì 3g: Đuôi lợn cắt bỏ mỡ dư, cạo lông, rửa sạch, thái đoạn. Hạt dẻ bỏ vỏ cứng và vỏ lụa rửa sạch, rửa sạch ba kích thiên, trần bì. Cho đuôi lợn, ba kích thiên, trần bì vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm khoảng 1 giờ, cho hạt dẻ vào hầm lại khoảng 1 giờ nữa, nêm gia vị là được.
BS. Phó Đức Thuần
Theo SK&ĐS
Bảo vệ đôi gò bồng đảo Để tăng cường vẻ đẹp của đôi gò bồng đào, ngoài việc luyện tập, mặc áo nịt ngực đúng cách, ăn uống thích hợp cũng là một trong những bí quyết giúp phụ nữ tăng thêm phần quyến rũ. Chân giò hầm lạc, hạt dẻ: chân giò lợn 2 chiếc, lạc nhân, hạt dẻ mỗi thứ 100g, nhân sâm một ít. Chân giò...