Bài thuốc dân gian trị viêm xoang đáng lưu ý
Viêm xoang là căn bệnh phiền phức ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sức khỏe người bệnh. Việc điều trị chúng thường mất rất nhiều thời gian, thậm chí căn bệnh này còn theo ta đến suốt đời.
Bài thuốc dân gian trị viêm xoang đáng lưu ý. Ảnh Báo Lao Động
Bên cạnh sử dụng thuốc tây y, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian sau đây để điều trị bệnh xoang, có hiệu quả rõ rệt.
Xông hơi
Người bệnh nấu lá bưởi, lá hương nhu rồi đổ ra chậu, sau đó trùm chăn kín cả chậu và người ở trong chăn rồi hít lấy hơi nước bốc ra từ chậu.
Thực hiện ngày ba lần mỗi lần từ năm đến mười phút và bạn sẽ thấy tình trạng viêm xoang được cải thiện rất rõ rệt.
Trong tinh dầu bạch đàn có chất kino, cineol , E.globulus và E.radiate có đặc tính làm se, tác dụng khử trùng, sát khuẩn rất tốt với hương dịu mát, thông mũi, trị cảm lạnh,…. giúp chữa viêm xoang và các bệnh về đường hô hấp rất tốt,..
Cỏ the
Cỏ the có vị cay, tính ẩm có công dụng tán thấp, không khiếu, tiêu thũng, khu phong, tiêu viêm nên thường được dùng để trị các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang mũi, viêm xoang, hen suyễn,…
Tỏi và mật ong
Tỏi và mật ong là trong những loại nguyên liệu có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao, sử dụng tốt trong việc điều trị nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm xoang.
Cây cứt lợn
Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, có hàm lượng tinh dầu cao. Vì thế cây cứt lợn thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn tính. Vì vậy, cây cứt lợn hay còn gọi là hoa ngũ sắc có công dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm xoang mũi.
Video đang HOT
Dùng lá chanh khô, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước và sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày giúp thông mũi, thông họng, và hạn chế chất nhầy. Đây là một trong những mẹo hay chữa viêm xoang tại nhà.
Gừng
Gừng có chứa chất chống viêm. Tinh dầu gừng còn làm giãn mạch vùng mũi họng, làm chảy dịch mũi và đẩy dịch xoang ra ngoài. Gừng cũng có đặc tính giảm đau giúp chữa lành xoang và đau đầu gây ra do viêm xoang.
Vì vậy, các cách trị viêm xoang mũi dân gian tại nhà luôn là nỗi thắc mắc vấn đề quan tâm của nhiều người bệnh. Bài viết trên đây đã làm rõ vấn đề này cho mọi người. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình điều trị bệnh.
Lỗ mũi tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn?
Bạn có biết rằng tất cả mọi thứ về mũi, từ vẻ ngoài cho đến khả năng ngửi cũng như màu sắc của chất nhầy cho thấy tình trạng sức khỏe?
Ngửi mùi không thực sự tồn tại có thể là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Có thể một hoặc cả hai lỗ mũi bị tình trạng viêm xoang hoặc rối loạn não - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là những cách mà mũi chỉ ra tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, theo Boldsky.
1. Chảy máu mũi
Khô xoang:
Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu mũi là do không khí khô làm cho màng mũi thiếu độ ẩm, nứt nẻ và dễ bị nhiễm khuẩn. Không khí làm cho xoang bị khô và nứt, gây chảy máu.
Giãn mao mạch gây xuất huyết do di truyền Telangiectasia (HHT):
Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến chảy máu mũi vì làm suy yếu các mạch máu. Nếu bạn thấy những đốm đỏ nhỏ trên mặt, tay và chân hoặc thức dậy với một chiếc gối dính máu hoặc có tiền sử gia đình mắc HHT, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bệnh này có thể dẫn đến đột quỵ tim hoặc gây ra cục máu đông trong phổi, theo Boldsky.
Các nguyên nhân khác:
Chảy máu mũi còn có thể do nhiều nguyên nhân khác, như ngoáy mũi, rối loạn chảy máu mũi do di truyền, thuốc làm loãng máu, thuốc xịt mũi, dị ứng aspirin... Trong trường hợp bị khó thở do chảy máu mũi hoặc chảy máu trong thời gian dài 30 phút trở lên, hãy đi khám ngay.
2. Mất cảm giác mùi
Các nghiên cứu chỉ ra rằng mất khứu giác có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh.
Bệnh tiểu đường:
Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan, mạch máu và dây thần kinh liên quan đến cơ quan cảm nhận mùi.
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, gồm các tuyến sản xuất hoóc môn, can thiệp vào mũi làm ảnh hưởng đến khả năng ngửi.
Bệnh thoái hóa thần kinh:
Nếu khả năng ngửi bị suy giảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì đó có thể là triệu chứng khởi phát của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer hoặc bệnh Parkinson.
Polyp mũi:
Đây là những khối u không gây ung thư, không gây đau đớn, phát triển mềm trong đường mũi, có thể dẫn đến mất khứu giác bằng cách ngăn mùi. Polyp mũi có thể được phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng thuốc, theo Boldsky.
3. Mùi ma
Ngửi mùi không thực sự tồn tại có thể là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Có thể một hoặc cả hai lỗ mũi bị tình trạng này.
Viêm xoang:
Mùi ma có thể gây ra do xoang bị viêm nhiễm. Có thể rửa xoang bằng dung dịch nước muối để loại bỏ nhiễm trùng.
Rối loạn não:
Ngửi thấy mùi không có thực còn có thể là do chấn thương đầu, khối u não, bệnh thần kinh. Nên đi khám sớm để tìm nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời, theo Boldsky.
4. Chứng đỏ mũi đỏ mặt Rosacea
Da mũi và xung quanh đỏ và dày lên. Dạng nặng có thể gây thay đổi hình dạng mũi và gây khó thở.
Bệnh này thường gặp ở những người nghiện rượu, bị căng thẳng hoặc lo lắng, hoặc rối loạn tuyến giáp, theo Boldsky.
5. Màu sắc của chất nhầy
Chất nhầy màu vàng hoặc xanh:
Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị nhiễm trùng. Dị ứng cũng tạo ra chất nhầy màu vàng, có thể chuyển thành màu xanh sau 10 ngày.
Chất nhầy màu nâu:
Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho chất nhầy có màu nâu, như ô nhiễm không khí nghiêm trọng, hút thuốc quá nhiều, máu khô...
Chất nhầy màu đen:
Chất nhầy mũi có màu đen có thể là triệu chứng nhiễm nấm trong hệ hô hấp. Cũng có thể là do hít phải bụi quá mức. Cần đi khám để phát hiện nguyên nhân chính xác, theo Boldsky.
Đau đầu thường xuyên, dấu hiệu của bệnh gì? Thông thường có 2 nhóm nguyên nhân gây nên đau đầu, đó là nhóm nguyên nhân bệnh lý và không do bệnh lý. Ảnh minh họa Hỏi: Tôi năm nay 35 tuổi, khoảng 4 tháng gần đây, tôi đau đầu thường xuyên, vậy đó là dấu hiệu của bệnh gì, thưa bác sĩ? Lam Nguyễn (Hà Nội) Trả lời: Đau đầu là dấu...