Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ hiệu quả
Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ dứt điểm tại nhà mà không cần kháng sinh cực đơn giản hiệu quả mà các mẹ cần biết.
Cơn ho của trẻ chủ yếu do 2 yếu tố gây ra là: yếu tố nội tại (cơ địa của trẻ) và yếu tố bên ngoài (môi trường). Yếu tố cơ địa của trẻ do phổi, lá lách suy yếu nên sinh ra dịch đờm, khả năng miễn dịch kém khiến trẻ bị nhiễm gió lạnh. Yếu tố bên ngoài do thời tiết chuyển lạnh, khí hậu khô hanh, phổi bị nhiễm lạnh nên trẻ xuất hiện cơn ho khan.
Mỗi khi thời tiết thay đổi bé thường bị ho, cảm cúm khiến các bậc cha mẹ lo lắng cho sức khỏe của bé. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh thì các mẹ có thể sử dụng các mẹo dân trị ho từ dân gian, vừa an toàn cho sức khỏe lại nhanh chóng khỏi bệnh. Theo Đông y, một số thực phẩm có tác dụng tiêu đờm, chữa ho, làm dịu họng, thông mạch rất hay mà các bạn có thể thực hiện tại nhà với nguyên liệu dễ tìm
Y học cổ truyền Trung Quốc chỉ ra rằng, cam có tính ngọt và chua. Nếu cho muối vào cam và mang hầm cách thủy sẽ có tác dụng cắt giảm cơn ho, giảm viêm và thanh nhiệt.
Cách làm cam hấp muối trị ho cho trẻ hiệu quả
Video đang HOT
Bước 1. Rửa sạch cam, cắt phần trên của cam. Dùng dao khứa vào từng rãnh.
Bước 2. Cho 1/2 muỗng cà phê muối vào cam.
Bước 3. Đậy nắp cam rồi mang đi hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, cho trẻ dùng muỗng ăn cam và uống nước cam tiết ra trong chén.
Lưu ý:
- Bài thuốc cam hấp muối không thích hợp sử dụng cho trẻ có các dấu hiệu như: chảy nước mũi, ngạt mũi, sợ nóng, sợ lạnh. Nếu không cơn ho của trẻ sẽ càng thêm dai dẳng.
- Bài thuốc cam hấp muối chỉ phù hợp sử dụng cho trẻ ho khan, ho do thời tiết khô hanh gây ra.
Trúc Chi t/h
Theo phununews
Ung thư hạch cướp đi sinh mạng hơn 2.000 người Việt mỗi năm
Hơn 3.500 người phát hiện mắc u lympho mỗi năm, nhiều thứ 11 trong các loại ung thư.
U lympho ác tính thường gặp trong nhóm bệnh huyết học ác tính ở người lớn, bao gồm u lympho ác tính không Hodgkin và u lympho ác tính Hodgkin. Trong đó, u lympho ác tính không Hodgkin thường gặp hơn và nhiều gấp 5 lần trường hợp còn lại.
U lympho ác tính không Hodgkin đứng thứ 11 về tỷ lệ mắc mới. Theo GLOBOCAN 2018, trên thế giới có 509.590 ca mắc mới và 2,6% tử vong.
Tại hội nghị cập nhật kỹ thuật mới về chẩn đoán và điều trị u lympho của Bệnh viện Bạch Mai cuối tuần qua, giáo sư Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, cho biết bệnh u lympho có nhiều dạng bệnh khác nhau, biểu hiện ở nhiều cơ quan. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ. Những người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch, hoặc phải dùng thuốc để kiểm soát hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nhóm tuổi 35-40 và 50-55, tuổi trung bình 50-60.
Biểu hiện của bệnh là sưng các hạch lympho.
Khi xuất hiện u lympho có nghĩa cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và tồn tại lâu hơn. Tình trạng quá tải làm tổn hại hệ thống miễn dịch. U lympho có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm hạch bạch huyết, tủy xương, máu, lá lách và các cơ quan khác.
Bệnh thường biểu hiện tại hạch (trên 60%) hoặc xuất hiện u ngoài hạch như ở da, dạ dày, đại trực tràng, vòm mũi họng, lưỡi, thần kinh trung ương, hốc mắt...
Theo giáo sư Khoa, điều trị bệnh lympho tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và loại mô bệnh học, vị trí tổn thương, thể trạng người bệnh... Phương pháp điều trị kết hợp đa phương thức, biện pháp chủ yếu là điều trị toàn thân như hóa trị kết hợp điều trị đích, ghép tế bào gốc, điều trị tại vùng như xạ trị, phẫu thuật...
Các phương pháp mới như điều trị miễn dịch, miễn dịch phóng xạ... mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong trường hợp bệnh tồn tại dai dẳng hoặc tái phát. Điều trị miễn dịch giúp tăng cường khả năng phát hiện và nhận diện tế bào u nhằm tiêu diệt chúng.
Lê Nga
Theo VNE
Ho khan 10 ngày, bác sĩ bất ngờ thông báo bị ung thư phổi Không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài ho khan liên tiếp 10 ngày, đến bệnh viện thăm khám, ông Bình thất thần khi nghe bác sĩ thông báo bị ung thư phổi. Bệnh nhân Đỗ Duy Bình, 55 tuổi ở Việt Trì, Phú Thọ cho biết, trong suốt 10 ngày trước khi đến viện, ông thường xuyên ho khan. Dù đã đi...