Bài thuốc cổ truyền chữa ho, đau họng
Nhưng nguyên liêu dê kiêm như: gao thơm, nươc mia, qua dâu, qua la han… co tac dung rât hưu hiêu trong viêc điêu tri bênh vê đương hô hâp như ho, đau hong, viêm hong… va nhưng bênh ngoai da khac
Cháo bách hợp, hạnh nhân: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch cho nước nấu cháo, cháo sắp được cho bách hợp, hạnh nhân bỏ vỏ vào, cháo nấu loãng cho đường gia giảm. Công hiệu: nhuận phế khỏi ho. Dùng cho các chứng bệnh ho phổi khô, viêm khí quản… Ngày ăn hai lần.
Cháo sơn dược (củ mài), hạnh nhân: Sơn dược 100g, hạnh nhân 200g, kê 100g, một ít bơ. Sơn dược nấu chín, kê sao qua, hạnh nhân sao chín bỏ vỏ, cắt nhỏ. Mỗi lần lấy 10g hạnh nhân bột, sơn dược, kê vừa đủ hòa với nước sôi để nguội, cho một ít bơ là được. Dùng cho chứng bệnh tỳ hư thể nhược, phế hư, ho lâu… Ngày ăn một lần.
Cháo hoàng tinh (củ dong): Hoàng tinh 30g, gạo thơm 100g, đường trắng vừa đủ. Hoàng tinh rửa sạch, cho nước nấu bỏ bã lọc lấy nước trong. Cho gạo thơm vo sạch vào, thêm nước nấu cháo loãng. Cháo chín cho đường vừa đủ. Công hiệu: Bổ tỳ vị, nhuận tâm phế, bổ trung ích khí. Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, phế hư, ho khan hoặc ho khan không đờm, lao phổi ho máu… Ngày một bát chia ăn vài lần, 3 – 5 ngày một liệu trình.
Cu dong
Cháo nước mía: Nước mía 100 – 150g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch, cho vào nồi 300ml nước nấu cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo. Công hiệu: Thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo khỏi ho… Dùng cho các chứng ho hư nhiệt, phiền nhiệt, miệng khát, chứng nôn, đi ngoài táo bón. Ăn ngày hai lần.
Video đang HOT
Cháo quả la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc xay nhỏ 50g, muối dầu ăn vừa đủ, gạo thơm 100g. Quả la hán cát miếng nhỏ, cho gạo thơm đãi sạch vào nồi, cho một lít nước vào đun sôi, cho thịt lợn, quả la hán vào, cháo chín cho muối, dầu ăn vào là được. Công hiệu: Thanh phế tiêu đờm, tiêu thử giải khát, lợi hầu nhuận tràng. Dùng cho các chứng ho đờm hỏa, ho bách nhật, táo bón, viêm họng mạn tính, viêm khí quản… Ngày 1 kê huyết đằng 13g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày 1 thang, uống trong 5 – 7 ngày.
- Đau họng : Quả dâu chín ăn khoảng 20g quả để bổ dưỡng. Ép nước súc miệng chữa các chứng đau ở miệng, họng.
- Phù thũng: Một nắm cành dâu băm nhỏ, đổ ngập nước đun còn một nửa bỏ bã – một lượng quả dâu chín bằng lượng cành nấu nhừ lọc bỏ bã cô đặc, đường, ít rượu. Ngày uống 2 thìa canh, hòa nước cơm uống trước bữa ăn.
Qua dâu chin tươi co rât nhiêu lơi ich chưa bênh
- Ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: Quả dâu chín, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g sắc kỹ đến khi còn – Uống ngày 1 lần.
- Viêm khớp: Quả dâu chín tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3 – 5 ngày. Uống mỗi lần 20 – 25ml. Quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.
Quả dâu dùng ngoài
- Tóc khô gãy rụng nhiều: Quả dâu chín tươi đem giã nhuyễn, lấy cả nước và cái xoa xát lên đầu tóc.
- Bỏng, vết thương chảy máu: Quả dâu chín tươi rửa sạch, ép lấy nước, bôi, rửa, đắp.
- Nấm, hắc lào:Quả dâu chín tươi 60g. Giã nát lấy bôi xoa xát lên chỗ tổn thương.
Một số món ăn có quả dâu
- Quả dâu tươi chín, đậu đen, rau cần, lượng bằng nhau ninh nhừ ăn nóng, chữa rụng tóc, huyết áp cao.
- Dâu hấp trứng: mứt dâu 25g, trứng gà 2 quả, cùi đào 30g, mì chính, xì dầu, mỡ lợn. Tất cả đánh trộn đều hấp chín.
- Dâu xào thịt: Dâu tươi 200g, thịt thăn lợn 300g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Bột ướt, rượu, muối, mì chính, dầu lạc, gừng, hành, tỏi. Cách làm như sau: Dâu bỏ cuống, thịt thái miếng nhỏ, ướp muối, lòng trắng trứng đánh bột, tỏi băm bắc chảo, cho dầu, hành, tỏi cho thơm, cho các thứ vào xào. Khi thịt trắng thì cho dâu vào cùng mì chính, rượu, muối đảo chín.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Xử lý hạt cơm - bệnh ngoài da thường gặp
Hạt cơm là bệnh ngoai da thường gặp do virut HPV (Human Papil-loma Virut) gây lên, thương găp ơ nư nhiêu hơn nam. Hat cơm co thê lây nhiêm va không nên tự ý cậy, tẩy.
Trong những năm gần đây, số bệnh nhân bị hạt cơm đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương ngày càng tăng (chiếm 2,3% số bệnh nhân đến khám). Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam (57% và 44,3%).
Hạt cơm có hai loại là hạt cơm thường và hạt cơm phẳng.
Hạt cơm thông thường do HPV tuýt 2, 4, 27, 29 gây nên. Tổn thương cơ bản là sẩn sừng thô ráp, kích thước từ 0,3 - 1 cm, màu da bình thường, vị trí hay gặp vùng da dễ bị sang chấn như mặt duỗi các khớp liên đốt hay khớp bàn đốt hoặc ở vùng đè của bàn chân.
Hạt cơm phẳng biểu hiện là các sẩn hơi nổi cao trên mặt da ít sần sùi kích thước nhỏ từ 1 - 5mm, hình tròn hay hình đa giác màu da hay thẫm màu, ranh giới rõ đứng riêng rẽ hay đám, đôi khi thành dải (dấu hiệu Koebner). Vị trí hay gặp ở mặt, cánh tay và thân mình.
1. Hạt cơm thường: Do HPV tuýt 2 gây nên. Thương tổn là tổn thương sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt đường kính vài mm đến 1 - 2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, thành khía. Quanh các đám dầy sừng lại có những đám dầy sừng kế cận tạo thành như miệng giếng. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại. Vị trí hay gặp ở mu tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay.
Hạt cơm filiformes vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu (tự lây nhiễm bởi cạo râu) thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%). Hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài, kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.
Hat cơm thương moc ơ mặt mu tay, ngón tay...
2. Hạt cơm phẳng: Do HPV tuýt 3,10 gây nên. Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Kobner) hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mặt mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân. Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.
3. Về điều trị: Hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đôi khi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo khỏi bệnh hay tránh được tái phát nên việc điều trị chỉ nhằm mục đích tạo ra những khoảng thời gian "không có hạt cơm" càng lâu càng tốt mà không tạo sẹo. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, mục đích của điều trị là chỉ kiểm soát được kích thước và số lượng của hạt cơm.
Các nhà khoa học đã tìm ra được một số phương pháp loại bỏ được hạt cơm đó là: Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố, phương pháp này hữu hiệu đối với những mụn cơm khô ở trên mặt, mu bàn chân, dương vật. Đối với các hạt cơm ở lòng bàn chân người ta có thể điều trị bằng cách cắt bớt mụn cơm, sau đó bôi acid salicylic 40% rồi băng lại, có thể để băng trong 5 ngày rồi bỏ đi, tiếp tục làm như thế trong hằng tuần hay hằng tháng để trừ hẳn mụn cơm. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và hầu như không có tác dụng phụ. Ngoài ra còn có thể dùng kem hoặc gel đặc trị để bôi lên hạt cơm. Liệu pháp laser CO2 đặc biệt có hiệu quả để điều trị mụn cơm tái phát, mụn cơm dưới móng, mụn cơm gan bàn chân.
4. Phòng bệnh hạt cơm: Trước hết phải tránh tiếp xúc, không nên cào hay gây tổn thương hạt cơm. Những hạt cơm ở vùng hậu môn sinh dục có thể gây lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, vì thế phải dùng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ lây bệnh. Bên cạnh đó phải vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Khi mắc hạt cơm, không được tự ý cậy, tẩy, bóc gây tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn mắc hạt cơm, tốt nhất là tới bác sĩ da liễu để điều trị càng sớm càng tốt.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Viêm thanh quản có nguy hiểm? Tôi nghe nói khàn tiếng do viêm thanh quản rất dễ biến thành ung thư? Tôi bị đau họng, ho, khàn tiếng gần một tháng nay, đi khám thì phát hiện viêm thanh quản. Tôi nghe nói khàn tiếng do viêm thanh quản rất dễ biến thành ung thư - Trần Thanh Nguyên (Hà Nội) Trả lời: Thời tiết chuyển mùa khiến bệnh...