Bài thuốc chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng tận gốc không tái phát
Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh.
Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Nhiều người lo lắng liệu có phải sống chung cả đời với căn bệnh này?
Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Ở Việt Nam, có tới 15-20% dân số bị bệnh viêm xoang mũi, trong đó phần lớn là người mắc bệnh mãn tính.
Bệnh khởi phát với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải…
Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc. Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để.
Ngó sen được dùng để trị viêm xoang.
Bài thuốc trị viêm xoang đơn giản nhưng hiệu quả:
Bài thuốc này gồm 3 vị thuốc nam ( gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa) và 1 vị thuốc bắc (tân di).
Bao gồm 2 giai đoạn đó là : Làm sạch mủ và uống thuốc để trị dứt điểm.
Bài thuốc làm sạch mủ:
- Gừng tươi 6 g
Video đang HOT
- Ngó sen 30 g
Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt)
sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ.
Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ.
Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi.
Bài thuốc uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xong triệt để sau khi làm sạch mủ:
- Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột.
- Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột
- Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng.
Chú ý: Các bạn sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát.
Theo Trí Thức Trẻ
Ké đầu ngựa - vị thuốc quý trị xoang mũi
Trong số các vị thuốc thường dùng trị xoang mũi, có một vị thuốc khá đặc biệt: thân quả bao bọc bởi một lớp gai mềm - đó là vị thuốc ké đầu ngựa, rất được trọng dụng trong các bài thuốc trị viêm xoang mũi.
Ngay từ thời cổ đại, người Hy Lạp đã sử dụng ké đầu ngựa để tạo nên thực phẩm màu nhuộm vàng còn ở các nước Á Đông thì sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Tên khoa học: Xanthium strumarium L. Họ Cúc (Asteraceae).Đông y thường dùng dưới tên thương nhĩ tử.
Dược liệu là quả già phơi khô (Fructus Xanthii strumarii).
Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt, tính ôn, có ít độc; vào kinh phế, can. Có tác dụng khu phong chỉ thống, trừ thấp sát khuẩn. Dùng trị nhức đầu do phong hàn, viêm mũi, chảy nước mũi, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau đầu do phong hàn, chân tay co rút, đau khớp do phong thấp.
Ké đầu ngựa dùng trong Đông y
Trong y học Trung Quốc, ké đầu ngựa được dùng rất phổ biến làm thuốc uống chống bướu cổ ở những vùng có bệnh. Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc ra mồ hôi, hạ nhiệt và an thần, trị thấp khớp và cảm lạnh. Quả và hạt ké đầu ngựa phơi khô và tán nhỏ được đưa vào thành phần thuốc mỡ dùng ngoài trong một số bệnh về da như eczema, ngứa, vết sâu bọ cắn và ghẻ. Ngoài uống 5 - 20g dưới dạng nước sắc. Dùng ngoài, dược liệu tươi nghiền nhỏ bôi vào da hoặc dược liệu phơi khô tán nhỏ, sắc với nước, rồi làm thành thuốc mỡ.
Ở châu Mỹ, châu Âu, Lào, Campuchia và Malaysia, cây ké đầu ngựa được dùng làm thuốc với tác dụng làm ra mồ hôi, làm mềm da niêm mạc, lợi tiểu và an thần khá mạnh. Nước sắc của cây được dụng chữa sốt rét mạn tính, khí hư và bệnh về tiết niệu. Trong thử nghiệm lâm sàng, phấn hoa ké đầu ngựa gây hen, viêm mũi và viêm da ở những người mẫn cảm. Người ta cho rằng cây chỉ có tác dụng gây dị ứng ở thời kỳ trước khi ra quả. Quả ké đầu ngựa chứa nhiều vitamin C, làm mát và dịu viêm trong y học dân gian và có hiệu quả chữa bệnh đậu mùa. Tro của quả được bôi vào những chỗ đau trên môi niêm mạc miệng.
Ở Trung Quốc, quả được dùng chữa viêm tấy, dầu ép từ quả chữa bệnh về bàng quang, bệnh herpes và bệnh viêm quầng do liên cầu. Lá ké đầu ngựa có tác dụng làm săn, lợi tiểu, làm thay đổi sự dinh dưỡng, chống bệnh gian mai và cũng được dùng trong lao hạch và herpes. Rễ ké đầu ngựa là cất bổ đắng được dùng trị ung thư và lao hạch. Cao rễ được dùng tại chỗ trị vết loét, mụn nhọt, áp-xe.
Liều dùng: 6 - 12g. Thường được sao vàng trước khi dùng để loại bỏ tác dụng độc hại (kích ứng dạ dày ruột, mẩn ngứa ngoài da).
Kinh nghiệm dùng ké đầu ngựa tri bệnh
Trị phong thấp, đau khớp, thiên về thấp tà, sưng đau tê bại, đau nặng nhưng không di chuyển chỗ đau; nhức đầu do cảm lạnh: ké đầu ngựa 8 - 12g. Sắc uống.
Trị khớp sưng đau: thương nhĩ, dùng lá, phơi trong râm cho khô, tán bột, mỗi lần dùng 200g, thêm 50g gạo, nấu thành cháo, nghiền nát, trộn thuốc bột làm thành viên. Ngày uống 16 - 20g, lúc đói.
Trị thấp khớp, viêm khớp: ké đầu ngựa 10g, vòi voi 20g, lá lốt 10g, ngưu tất 10g. Tán bột, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê (8g), hãm với nước sôi, uống ngày 2 lần.
Trị viêm đa khớp tiến triển: ké đầu ngựa 12g, ngưu tất 16g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 12g, cành dâu 12g, tỳ giải 12g, cà gai leo 12g, lá lốt 10g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Trị viêm xoang mũi, chảy nước mũi, viêm mũi: ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc uống.
Trị viêm xoang mũi, họng đau, nhức đầu, tắc mũi, ngạt mũi: ké đầu ngựa 20g, bạch chỉ 6g, hoàng kỳ 30g, kinh giới 10g, tế tân 4g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Sắc thuốc lấy nước, cho vào nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường. Ngày ăn 1 lần, đợt 7 - 10 ngày.
Trị viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sưng phù nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi: ké đầu ngựa 12g, chi tử 20g, bạc hà 6g, tân di 12g. Tán bột, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê, hãm cùng với chè uống ngày 2 lần. Đợt dùng 7 - 20 ngày.
Trị viêm mũi dị ứng: 10 - 16g ké đầu ngựa, 30g kim ngân hoa, 15g cây cứt lợn. Mỗi lần nấu với 4 chén nước sắc còn 1 chén để uống, ngày nấu 2 lần để trị một số trường hợp viêm mũi dị ứng. Lưu ý đối với người bị lạnh bàn chân phải kèm thêm việc ngâm chân trong nước ấm 10 phút mỗi tối.
Trị mũi sưng trướng kèm đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều: ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, ty qua đằng (dây mướp gần gốc). Sắc uống ngày 1 thang.
Trị đau răng: quả ké đầu ngựa (liều vừa phải), sắc nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi, làm nhiều lần trong ngày.
Trị mụn nhọt, chốc lở: ké đầu ngựa 10g, kim ngân 20g đóng gói 30g. Ngày dùng một gói, hãm với 500ml nước sôi, uống làm nhiều lần. Trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.
Trị trẻ nhỏ bị chốc lở, mụn nhọt: thương nhĩ tử, kim ngân hoa, đều 12g, sắc uống.
Trị mày đay mọc nhiều chỗ: ké đầu ngựa 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo.
Kiêng kỵ: người huyết hư gây đau đầu choáng váng, đau mỏi toàn thân không được dùng. Dược liệu có độc nên chú ý liều dùng. Không dùng dược liệu đã mọc mầm.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bài thuốc bí truyền trị bệnh trĩ tận gốc của người H'mông Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số. Bệnh trĩ có thể điều trị theo Y học cổ truyền (Đông y) hoặc Y học hiện đại (Tây y). Theo các chuyên gia đầu ngành Hội hậu môn trực tràng Việt Nam,...