Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày
Ngoài tác dụng là món trái cây được nhiều người yêu thích, bưởi còn được dùng trong y học cổ truyền với công dụng chữa nhiều chứng bệnh.
Bưởi là loại quả có tác dụng chữa đau dạ dày hữu hiệu
Lá bưởi tươi: có tác dụng sát khuẩn, tinh dầu từ lá bưởi chữa được cảm cúm, sốt, ho, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, không ra mồ hôi. Dùng 50g lá bưởi, lá tre, lá hương nhu, lá sả mỗi thứ 20g. Cho tất cả các loại lá trên vào nồi đun sôi kỹ cho người bệnh xông. Những người bệnh già yếu, người sốt, ra nhiều mồ hôi không nên xông.
Vỏ quả bưởi phơi khô: chữa được chứng ăn không tiêu, bụng đầy chướng, ấm ách khó chịu, đau bụng, ho gió, ho cảm: dùng 12g vỏ bưởi, 12 g vỏ quýt khô sao thơm, 3 lát gừng tươi. Đổ 300ml nước vào sắc với các vị trên còn 100ml, chia làm 2 lần, uống nóng trong ngày rất tác dụng.
Video đang HOT
Nước bưởi tươi: giúp nhuận tràng, nước ép múi bưởi tươi giải khát, chữa bệnh thiếu vitamin C.
Hạt bưởi tươi: có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Dùng 100g hạt bưởi tươi để cả vỏ cứng cho vào cốc đổ 200ml nước sôi, đậy kín, ủ trong 2-3 giờ, ta sẽ được một cốc nước đặc sánh trong như bột sắn do hạt bưởi tiết ra. Gạn lấy nước, bỏ hạt uống sau bữa ăn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần. Làm và uống liên tục đến lúc nào thấy hết đau thì thôi.
Theo SKDS
5 thực phẩm làm bệnh dạ dày thêm nặng
Khi bị viêm loét dạ dày ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh làm giảm đau, các bác sĩ còn khuyên nên tránh những thực phẩm và đồ uống dưới đây để tránh tình trạng dạ dày bị kích thích gây ra viêm loét dạ dày nặng thêm.
1. Thịt đỏ
Khi ăn thịt đỏ vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa chúng vì các protein động vật thường có hàm lượng axit cao.
Vì thế, khi muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể phải tăng sản xuất các axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit này đương nhiên là không tốt với người đang có bệnh dạ dày.
2. Thực phẩm chiên và béo
Những thực phẩm chiên và các loại thực phẩm giàu chất béo như khoai tây chiên giòn, bánh rán cũng thường khiến dạ dày và gan phải làm việc nhiều hơn.
Điều này cũng khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, thêm căng thẳng.
3. Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều cafein
Những thực phẩm giàu cafein hoặc đồ uống chứa cafein như sô-cô-la nóng, cà phê, trà... khi vào cơ thể thường sản xuất a-xit trong dạ dày. Các a-xit này lại tiếp tục kích thích niêm mạc dạ dày, có thể gây đau và khó chịu nếu dạ dày đã có vết loét hoặc viêm...
4. Đường và bột tinh chế
Những thực phẩm có đường tinh chế cũng khiến dạ dày "vất vả" để tiêu hóa được hết. Ngoài ra, bạn nên tránh những thực phẩm có chứa bột tinh chế, bao gồm bánh mì trắng, bánh quy giòn, và các loại bánh ngọt được sản xuất thương mại khác.
5.Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay
Nhiều người cho rằng những thực phẩm cay có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, lại có rất ít bằng chứng y tế đằng sau lời đồn thổi này. Và thực tế đã chứng minh, hầu hết viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn và một số loại thuốc.
Song cũng phải công nhận một điều, các thực phẩm nhiều gia vị và gia vị cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì thế, nếu dạ dày đang bị viêm, loét, hãy hạn chế và tránh xa ớt tươi, ớt bột.
Lê Nhi
Theo Dân trí
Thực phẩm cho người đau dạ dày Nguyên nhân gây bệnh viêm, loét dạ dày đều do a xít. Những a xít đó có thể do dạ dày tiết ra hoặc do bên ngoài đưa vào bằng con đường ăn uống. Sữa và trứng - Ảnh: Shutterstock Lựa chọn thực phẩm một cách khoa học sẽ giúp ích trong việc hạn chế những cơn đau gây khó chịu và trở...