Bài thuốc chữa tiểu đục
Đi tiểu đục nguyên nhân theo y học cổ truyền là do thấp nhiệt ứ đọng ở bàng quang. Chức năng thanh lọc của thận bị rối loạn.
Hoặc do phòng lao quá độ làm tổn thương tinh huyết, ảnh hưởng đến công năng giáng trọc. Trọc khí ứ đọng lâu không được hóa giải sinh ra bệnh. Người bệnh có biểu hiện nước tiểu đục như nước vo gạo, có khi lẩn vẩn như kết tủa. Tuy nhiên, không bí tiểu, không buốt và không đau.
Nguyên tắc điều trị là thanh nhiệt, hóa thấp, thuận khí, tư bổ tâm thận, lợi niệu. Sau đây là một số bài thuốc trị:
Nước tiểu đục như nước vo gạo , người bệnh thấy đau lưng, mỏi lưng, có biểu hiện nặng nề ở bụng dưới, rêu lưỡi trắng, dày, đi tiểu dễ dàng, mạch hoạt. Dùng một trong các bài:
Bài 1: xa tiền, hoàng cầm, bạch linh, trần bì mỗi vị 12g; lá đắng, hoài sơn, huyết đằng, tang bạch bì mỗi vị 16g; thổ linh, hương nhu trắng, thủy long (rau dừa nước), đinh lăng, thài lài tía mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng thanh nhiệt hóa thấp, tư bổ thận khí, trừ phong, tiêu độc.
Bài 2: thủy long, đinh lăng, tỳ giải, bạch mao căn mỗi vị 20g; chi tử 12g, đậu đen ( sao thơm) 24g, trần bì 12g; mã đề thảo, ngũ gia bì, bạch linh, cây và lá cối xay, cam thảo đất mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng thanh nhiệt lợi thấp.
Video đang HOT
Nước tiểu đục có lẫn máu, người bệnh thấy đau lưng, ù tai, rêu lưỡi vàng, cảm giác nặng trong lồng ngực, tim hồi hộp, tâm phiền, ngủ ít. Phép điều trị là bổ khí, lương huyết, thanh tâm, lợi niệu. Dùng một trong các bài:
Bài 1: tâm sen 10g, đậu đen (sao thơm) 24g; cỏ mực, bạch mao căn, rau má, tang diệp mỗi vị 20g; lá tre, ích mẫu, hương nhu trắng, chi tử, hoàng kỳ, phòng sâm mỗi vị 16g; cam thảo, hoàng liên, long nhãn, trần bì mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: lợi tiểu, lương huyết, thanh tâm hỏa, điều khí, bình thần.
Bài 2: mã đề, râu ngô, kim tiền thảo, lá tre mỗi vị 20g; thủy long 24g; cỏ mực, lạc tiên, lá vông, phòng sâm, hoàng kỳ mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: lợi tiểu, lương huyết, thuận khí, dưỡng tâm – thanh tâm.
Ngoài uống thuốc, người bệnh nên kết hợp ăn món cháo tim lợn đậu đen để hỗ trợ điều trị: tim lợn 1 quả; sa nhân, lạc tiên, hắc táo nhân mỗi vị 20g; đậu đen 40g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Tim lợn rửa sạch thái lát mỏng, ướp gia vị để riêng. Sa sâm, lạc tiên, hắc táo nhân sắc lấy nước, bỏ bã. Lấy nước thuốc cho vào nồi cùng gạo và đậu đen hầm thành cháo. Khi cháo chín kỹ, cho tim lợn vào nấu thêm một lát cho chín đều là được. Tra gia vị rau thơm, chanh ớt, ăn nóng. Công dụng: thanh tâm, bổ khí, ích thận, lương huyết.
Theo suckhoedoisong
Những dụng cụ không nên dùng khi sắc thuốc
Khi sắc thuốc cổ truyền, cần chọn một loại dụng cụ thích hợp mới có hiệu quả cao trong điều trị.
Như ta đã biết, thuốc cổ truyền có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau. Để trị bệnh mạn tính thường dùng các dạng thuốc hoàn, nang mềm, nang cứng... Để trị bệnh mang tính cấp tính hoặc một bệnh cụ thể nào đó, thường dùng dạng thuốc thang, đặc biệt loại thuốc sắc. Việc sắc thuốc cổ truyền đa phần tiến hành ở các gia đình người bệnh. Do vậy nhiều người cũng băn khoăn, không biết nên sử dụng loại dụng cụ nào sắc thuốc sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Dưới đây xin giới thiệu các loại dụng cụ nên dùng và nên tránh khi sắc thuốc.
Những loại nên dùng để sắc thuốc y học cổ truyền:
- Dụng cụ có chất liệu sành: loại dụng cụ này là rất tốt, vì bản thân chất liệu sành là từ đất đã được nung ở nhiệt độ cao. Do đó đã loại được các nguyên tố vi lượng trong đất : Fe, Cu, Al... là những thành phần có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học với các hợp chất hữu cơ có trong các vị thuốc cổ truyền, làm giảm đi tác dụng của thuốc. Nhưng chúng có nhược điểm là thời gian đun để đạt tới độ sôi rất lâu, dễ nứt vỡ. Để tránh được các nhược điểm nói trên, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại ấm sành, cung cấp nhiệt từ điện năng, có bọc lớp bảo vệ bằng inox. Có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sắc thuốc.
- Loại dụng cụ có chất liệu là inox, vừa đảm bảo được hoạt chất trong thang thuốc không bị oxy hóa, vừa tránh được các nhược điểm dễ bị nứt vỡ, đun lại nhanh sôi, tiết kiệm được nhiên liệu. Có thể dùng nồi, ấm inox; hoặc các dụng cụ có các bộ phận cung cấp nhiệt từ điện năng, có thể điều chỉnh nhiệt độ để sắc thuốc, sẽ cho hiệu quả cao.
- Loại dụng cụ có chất liệu là thủy tinh chịu nhiệt, cũng thỏa mãn được các yêu cầu tốt như dụng cụ inox, nói trên.
Những loại không nên dùng để sắc thuốc
- Loại dụng cụ có chất liệu nhôm, có thể sử dụng được cho việc sắc thuốc, đun nhanh sôi, không bị nứt vỡ. Tuy nhiên với những thang thuốc có các vị thuốc trong thành phần chứa các hợp chất flavonoid như hoa hòe, trắc bách diệp, trần bì... thì không nên dùng nồi nhôm.
- Những dụng cụ có chất liệu đồng, gang, không được dùng để sắc thuốc cổ truyền. Vì dụng cụ bằng đồng sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất acid hữu cơ, hoặc các thành phần dễ bị ôxy hóa... hoặc với dụng cụ bằng gang sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất tanin, polyphenol, mà đa số các dược liệu đều có.
Tóm lại, khi sắc thuốc cổ truyền, cần chọn một loại dụng cụ thích hợp mới có hiệu quả cao trong điều trị.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Theo suckhoedoisong
Sỏi thận gây ra cảm giác đau đớn, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ Sỏi thận có kích thước lên tới 3 mm có thể đi qua nước tiểu nhưng sỏi thận kích thước lớn hơn có thể tạo ra cảm giác đau đớn và ra máu khi đi tiểu. Sỏi thận là một trong những bệnh phổ biến nhất ở Ấn Độ. Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ...