Bài thuốc chữa đau bụng sau sinh
Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
Nếu nguyên nhân do khí huyết hư, dùng bài thuốc:
Gừng, đương quy, mỗi vị 15g, thịt dê 250g. Thịt dê rửa sạch, chặt miếng, đương quy, gừng, dùng vải thưa túm lại để chung với thịt dê, thêm 500ml nước, nấu cho đến khi thịt mềm, vớt bỏ thuốc, nêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 4 – 5 ngày.
Hoặc đường đỏ nấu với 1 – 2 quả trứng gà để ăn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền 4 – 5 ngày
Công hiệu: Bổ huyết, hoạt huyết. Chủ trị chứng đau bụng sau khi sinh do khí huyết hư.
Nếu nguyên nhân do huyết ứ, dùng bài:
Đương quy 9g, xuyên khung 9g, đào nhân 9g, gừng rang 6g, cam thảo nướng 5g, ích mẫu thảo 9g, ngũ linh chi 9g, bồ hoàng 9g, sắc lấy nước uống. Dùng liên tục 3 ngày.
Hoặc cây gai 120g, thái nhỏ, dùng rượu sao nóng, lấy cho vào túi vải chườm lên bụng, ngày làm 2 lần.
Video đang HOT
Ngải cứu chữa đau bụng sau sinh do lạnh
Công hiệu: Hoạt huyết trừ ứ, thông lạc chỉ thống. Chủ trị đau bụng sau sinh do huyết ứ.
Nếu nguyên nhân do hàn (lạnh), dùng bài:
Gừng 3g, tiêu sơn tra, đường đỏ, mỗi thứ 30g. Ba vị thuốc trên cho vào ấm, chế nước sôi vào, đậy nắp ngâm khoảng 15 phút là uống được, dùng thay trà trong ngày.
Hoặc gừng sấy, xuyên khung, mỗi thứ 3g; đương quy, đào nhân, mỗi thứ 9g. Tất cả sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Uống 3 ngày.
Hoặc: Muối ăn một muôi rang nóng, cho vào túi vải chườm vùng bụng dưới. Hoặc rang khô lá ngải cứu, đắp vào rốn lúc đang còn nóng.
Công hiệu: Tán hàn, làm ấm bên trong, giúp giảm đau nhanh. Chủ trị chứng đau bụng sau khi sinh do lạnh.
Sản phụ cần lưu ý phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ và giữ ấm cơ thể theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Khi dùng các bài thuốc trên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y hoặc lương y có uy tín. Nếu không đỡ hoặc đau bụng kèm theo sốt cần đến ngay cơ sở y tế khám để và có chỉ định điều trị phù hợp.
Theo Eva
Khắc phục chứng suy giảm trí nhớ sau sinh
Nhiều phụ nữ lo lắng vì sau khi sinh trí nhớ giảm sút một cách tồi tệ. Thậm chí không ít người phát khóc vì không thể nào chấp nhận tình trạng nhớ quên lẫn lộn của mình.
Tuy nhiên, việc mất trí nhớ chỉ xảy ra tạm thời. Chị em cũng đừng nên quá lo lắng và hoang mang.
Theo các bác sĩ thì đây là hiện tượng bị ảnh hưởng do tác động của hormone thai kỳ. Trong quá trình mang thai hormone tác động lên não khiến hoạt động của não bị trì trệ. Có trường hợp còn bị ứ não, phù nề dẫn tới chứng hay quên. Trong 6 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng trước khi sinh, hormone này bắt đầu hoạt động gây nên chứng suy giảm trí nhớ của phụ nữ mang thai. Ảnh hưởng này kéo dài sau khi sinh khoảng 3 tháng nữa. Tuy nhiên khi hormone này hết, các bà mẹ sẽ lại trở lại bình thường và trí nhớ được phục hồi trở lại. Hiện tượng suy giảm trí nhớ chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi.
Tuy nhiên sự ảnh hưởng của hormone với mỗi cá thể lại hoàn toàn khác nhau. Có người bị ảnh hưởng nhiều thì hiện tượng quên sẽ nhiều hơn người bị ảnh hưởng ít. Tuy nhiên với một số người thì việc suy giảm trí nhớ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày, khiến họ gặp khó khăn trong sinh hoạt.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên lưu ý các hoạt động sau:
- Trong quá trình mang thai nên uống thêm vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là viên tái tạo máu. Hiện tượng thiếu máu ở thai kỳ cũng là nguyên nhân làm cho chứng hay quên tệ hại hơn.
- Nên bố trí thời gian hợp lý để nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc. Trước khi đi ngủ bạn có thể xoa bóp, bấm huyệt để giấc ngủ sâu hơn. Giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe, giảm bớt lo âu, tăng cường trí nhớ.
- Trong thời gian mang thai, việc tham gia các vận động phù hợp sẽ giúp tâm trí được thoải mái, cơ thể khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp cho quá trình phục hồi trí nhớ được nhanh hơn.
- Một khi thấy chứng suy giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống của bạn thì nên trao đổi với những người thân và những người xung quanh mình để nhận được sự giúp đỡ.
- Ghi chép lại những việc cần làm, những điều quan trọng cần nhớ để có thể giở ra xem khi cần thiết.
Theo VNE
Thu hẹp "vùng kín" sau sinh "Vùng kín" giãn rộng sau khi sinh khiến chị em thiếu tự tin trong sinh hoạt, làm giảm hưng phấn quan hệ vợ chồng. Thu hẹp âm đạo có thể "cứu cánh" giúp "chuyện ấy" trở lại như ngày đầu. Khi nào nên tiến hành thu hẹp âm đạo? Với những phụ nữ sau nhiều lần sinh hoặc khoảng cách sinh con gần,...