Bài thuốc chữa đái dầm
Đái dầm là chứng thuộc phạm vi chứng di niệu của Đông y, thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cũng có khi gặp ở người lớn. Nguyên nhân gây đái dầm là do thận khí hư hàn không ước thúc được bàng quang, do phế khí, tỳ khí hư nhược, cũng có khi do thói quen xấu của trẻ em. Người trẻ tuổi bị đái dầm thường do thực, người già thường do cơ thể quá suy nhược hoặc sau khi ốm nặng cơ thể không hồi phục. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.
Sơn thù
Đái dầm do thận khí hư hàn (hạ nguyên hư hàn): Người bệnh đái dầm khi ngủ, có khi đái 2 – 3 lần một đêm, sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, nước tiểu trong dài, đái nhiều lần, chất lưỡi nhạt, mạch tế vô sác. Phép chữa là ôn thận cố sáp. Dùng một trong các bài:
tam âm giao
Bài 1: tang phiêu tiêu 40g, ích trí nhân 40g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tăng phiêu tiêu
Video đang HOT
Bài 2: tổ tang phiêu tiêu 12g, thỏ ty tử 8g, ích trí nhân 8g, phá cố chỉ 12g, đẳng sâm 12g, ba kích 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Long cốt
Bài 3: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, ô dược 12g, ngưu tất 12g, phá cố chỉ 8g, ích trí nhân 8g, tang phiêu tiêu 8g, xương bồ 5g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Tang phiêu tiêu tán: tang phiêu tiêu 12g, viễn chí 8g, xương bồ 6g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, đẳng sâm 16g, phục thần 12g, đương quy 8g, quy bản 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: quan nguyên, khí hải, trung cực, bát liêu, thận du, tam âm giao, nội quan, thần môn.
Huyệt nội quan
Đái dầm do phế khí, tỳ khí hư (khí hư): Người bệnh đái dầm, đái nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, sắc mặt trắng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, phân nát, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, lưỡi đạm, mạch nhu hoãn. Phép chữa là bổ khí cố sáp. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hoài sơn 12g, mạch môn 8g, sa sâm 8g, kỷ tử 8g, đẳng sâm 12g, khiếm thực 12g, thỏ ty tử 8g, tang phiêu tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Cố phù thang gia giảm: hoàng kỳ 12g, sa uyển tật lê 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g, sơn thù 8g, thăng ma 8g, ích mẫu 8g, phục thần 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: bách hội, quan nguyên, khí hải, tam âm giao, thận du, trung cực.
Đái dầm do can kinh uất nhiệt: Người bệnh đái dầm, nước tiểu vàng, lòng bàn tay bàn chân nóng, đêm hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Nếu có âm hư thì rêu lưỡi sạch, mạch tế sác. Phép chữa là sơ can thanh nhiệt nếu do can kinh có nhiệt; tư âm thanh nhiệt nếu có âm hư. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 6g, chi tử 8g, sài hồ 8g, hoàng bá 6g, tri mẫu 8g, mộc thông 8g, sinh địa 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bát vị tri bá: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, tri mẫu 6g, hoàng bá 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: quan nguyên, khí hải, trung cực, tam âm giao, thận du, nội quan, thần môn.
Theo Lương y Đình Thuấn
Sức khỏe đời sống
Tang phiêu tiêu - Vị thuốc của quý ông
Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu.
Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị mặn ngọt, tính bình, vào can thận, có tác dụng ích thận cố tinh, chữa liệt dương; mộng tinh, đau lưng, kinh không thông, bụng đau có hòn cục, tiểu nhiều, tiểu són. Xin giới thiệu một số cách dùng tang phiêu tiêu bổ thận tráng dương.
Bài 1: tang phiêu tiêu 60g, phúc bồn tử 30g, rượu 10ml. Ngâm rượu 30 phút. Sau đó đem sao vàng tán bột. Ngày uống 2 lần sáng, tối với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần 3g.
Bài 2: tang phiêu tiêu 15g, thịt lợn nạc 150g. Tang phiêu tiêu tán bột mịn. Trộn đều với thịt thái mỏng cho đều rồi hấp cách thủy. Ăn ngày 1 lần liền 1 tuần.
Bài 3: tang phiêu tiêu 30g, hạt hẹ 30g, ích trí nhân 40g. Rang khô tán bột mịn. Ngày uống 2 - 3 lần. Mỗi lần 5g với nước đun sôi để nguội, có pha ít rượu thì hiệu quả hơn.
Tổ bọ ngựa trên cây dâu cho vị thuốc tang phiêu tiêu.
Bài 4: ếch (khoảng 90g), tang phiêu tiêu 10g, sơn thù nhục 30g, câu kỷ 15g, ba kích thiên 10g. Rửa sạch ếch, bỏ đầu, da và ruột tạp, chặt miếng. Rửa sạch tang phiêu tiêu, sơn thù nhục, ba kích thiên, câu kỷ tử.
Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 giờ. Công dụng: bổ thận khí, cố tinh súc niệu, thích hợp với chứng di tinh, tiểu tiện nhiều lần, tinh thần mệt mỏi mất sức, lưng mỏi ù tai, lưỡi nhạt, người béo, mạch trầm nhỏ.
Bài 5: dạ dày lợn 2 cái nhỏ, tang phiêu tiêu 15g, đỗ trọng 12g, hoài sơn dược 30g, sinh khương 4 miếng. Dạ dày lợn cắt bỏ thịt mỡ dư, rửa nhiều lần cho sạch, ướp muối, sau đó rửa lại, cho vào nước sôi, chần chín, chờ dùng. Tang phiêu tiêu, đỗ trọng, hoài sơn dược, sinh khương đều rửa sạch.
Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 1 - 2 giờ, nêm gia vị là được. Công dụng: bổ thận súc niệu, thích hợp với chứng thận hư đái dầm. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, tinh thần mệt mỏi mất sức, tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm, di tinh, xuất tinh sớm, cũng có thể dùng cho trẻ có chứng đái dầm.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài thuốc ai cũng nên biết phòng khi cần cấp cứu người bỏng nặng Khi có người bị bỏng, người ta thường nghĩ đến cách dùng mỡ trăn để chữa lành vết thương mà quên rằng có một thứ dễ kiếm hơn mà hiệu quả thần kỳ không kém, đó là lòng trắng trứng. Để trị bỏng, trong dân gian có một kinh nghiệm là dùng lòng trắng trứng (gà hoặc vịt). Cách làm: Khi bị bỏng,...