Bài thuốc cho người đau cột sống
Tình trạng đau cột sống lưng rất thường gặp, nhất là người lớn tuổi, hoặc người làm những công việc phải ngồi nhiều, vận động ít.
Tỳ giải
Chứng đau vùng lưng, thắt lưng, theo lương y Quốc Trung là do nhiều nguyên nhân như: hư khớp đốt sống, tổn thương đĩa đệm, co cứng cơ (nguyên nhân phổ biến), do công việc… Những người lao động, khuân vác nặng, làm việc ngồi sai tư thế, ít hoạt động thể lực cũng dễ bị đau vùng thắt lưng. Bệnh thường xảy ra nhiều ở tuổi trung niên trở đi, bệnh kéo dài, âm ỉ, thỉnh thoảng lên cơn đau gây khó chịu. Bệnh trở nặng hơn do ta gắng sức đột ngột, hoặc cơ thể yếu, nhiễm lạnh.
Hương phụ
Trường hợp đau lưng cấp, có thể là do sang chấn vùng cột sống lưng, do dây chằng cột sống bị viêm, bị phù nề chèn ép vào thần kinh khi vác nặng, làm việc sai tư thế, do bị lạnh gây co cứng các cơ ở thắt lưng… Đau lưng mãn tính thường do viêm sưng cột sống, thoái hóa cột sống, do bệnh lao, ung thư, suy nhược thần kinh…
Rễ của lá lốt làm bài thuốc trị đau lưng – Ảnh: K.Vy
Theo lương y Quốc Trung, với những người đau lưng, đau thắt lưng có thể dùng một số món ăn bài thuốc như:
- Dùng 150 gr thịt heo nạc, rửa sạch, cắt miếng vừa dùng, 50 gr nấm hương (ngâm cho nở, rửa sạch, cắt cỡ vừa dùng). Đem cả hai nấu chín, nêm nếm gia vị, cho thêm hành, gừng rồi nhấc xuống dùng khi còn ấm nóng. Hay dùng 100 gr thịt heo nạc, rửa sạch, cắt miếng, cùng 20 gr vị thuốc đan sâm đem nấu chín, nêm nếm gia vị, dùng lúc còn ấm nóng.
Video đang HOT
- Lấy 1 cái cật heo rửa sạch, cắt miếng, đem nấu với 12 gr vị thuốc trần bì, nêm nếm gia vị. Có thể dùng cật heo bằng cách khác là: lấy 2 cái cật heo làm sạch, bổ đôi, lạng bỏ gân rồi đem ướp với đường, nước tương, cùng 100 gr vị thuốc bách bộ (rửa sạch, ngâm nước chừng 30 phút). Nấu vị thuốc bách bộ lấy nước lượng vừa đủ dùng. Còn cật heo sau khi ướp đem nấu cho chín thì cho nước bách bộ vào, nêm nếm gia vị vừa dùng, nấu thêm vài phút nữa, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
- Thịt chân dê (vừa đủ dùng), vị thuốc khởi tử 20 gr, cùng hành, gừng, rượu, gia vị. Rửa sạch thịt chân dê rồi cho vào nước sôi chần qua, rửa lại lần nữa với nước lạnh cho sạch, cắt miếng. Bắc nồi cho dầu đun nóng, cho thịt dê, gừng vào xào qua, rồi cho rượu vào xào để thịt dê ngấm rượu. Xong, cho thịt dê, gừng vào nồi đất, cho vị thuốc khởi tử vào nấu đến sôi, nêm nếm gia vị, hạ nhỏ lửa hầm cho thịt chín mềm để dùng.
Ngoài ra, với người đau vùng lưng, thắt lưng, tùy trường hợp, cổ truyền có những bài thuốc sau: Nếu bị đau lưng cấp do co cứng các cơ, xảy ra đột ngột sau khi bị mắc mưa, môi trường ẩm thấp, đau nhiều không cúi được, khi ho và trở mình cũng đau, thì dùng phép khu phong, tân hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc để điều trị với bài thuốc có các vị: rễ lá lốt, quế chi, thiên niên kiện (mỗi loại 8 gr), rễ trinh nữ, kê huyết đằng, tỳ giải, ý dĩ (mỗi loại 16 gr), trần bì 6 gr, cỏ xước 12 gr. Cho các vị thuốc cùng 600 ml nước sắc (nấu) kỹ còn lại lấy 200 ml nước thuốc, rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.
Với những người lao động, khuân vác nặng, gây đau lưng làm hạn chế vận động; đau khi khom cúi người, đi lại, cơ co cứng lại, thì dùng phép hoạt huyết, hóa ứ để chữa, với bài thuốc gồm các vị: đương quy, đào nhân, hồng hoa, ngưu tất (mỗi vị 12 gr), xuyên khung, cam thảo, ngũ linh chi, địa lang, một dược (mỗi vị 8 gr), hương phụ, tầm giao, khương hoạt (mỗi vị 4 gr). Cho các vị thuốc cùng 600 ml nước vào nồi để sắc (nấu) còn lại 200 ml nước thuốc, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
Theo TNO
Loãng xương có thể nhầm với đau cột sống
Bệnh loãng xương ít có triệu chứng điển hình, khi biểu hiện thì thường dưới dạng đau cột sống thắt lưng hay đau nhức xương.
Tuổi thọ trung bình dân số ngày càng cao, do người dân tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện của những bệnh tuổi già sẽ gia tăng, trong đó có bệnh loãng xương. Tại Việt Nam, dự báo số người loãng xương vào năm 2030 là 4,5 triệu, số người bị gãy xương là 262.000.
Trò chuyện tại Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe TP HCM cuối tuần qua, bác sĩ Nguyễn Đình Thông, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, loãng xương là một bệnh nội tiết với hai đặc điểm chính là lực của xương bị suy yếu, cấu trúc xương bị suy giảm và hậu quả là gãy xương.
Khi đã bị gãy xương thì bệnh nhân lại tăng nguy cơ xuất hiện những hậu quả nghiêm trọng khác như tăng nguy cơ gãy xương thêm một lần nữa, làm giảm tuổi thọ, mắc nhiều biến chứng khác, chất lượng cuộc sống giảm đáng kể....
Tập thể dục mỗi ngày góp phần giúp phòng ngừa bệnh loãng xương. Ảnh: Lê Phương.
Loãng xương có hai loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Loãng xương nguyên phát xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh tự nhiên từ 5 đến 10 năm, hoặc phụ nữ mãn kinh sớm do đã phẫu thuật cắt buồng trứng, do bệnh lý và loãng xương người già xuất hiện ở cả nam lẫn nữ sau 70 tuổi. Loãng xương thứ phát là do bệnh khác gây ra hay do dùng các loại thuốc điều trị bệnh khác nhưng có tác dụng phụ làm loãng xương.
Theo bác sĩ Thông, loãng xương ít có triệu chứng điển hình, triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi khối lượng xương giảm trên 30%. Triệu chứng thường biểu hiện dưới dạng đau cột sống thắt lưng hay đau nhức xương. Những triệu chứng trễ của loãng xương như là gãy lún đốt sống làm xẹp đốt sống, làm cho chiều cao của cơ thể giảm đi so với thời trẻ, xuất hiện gù lưng, gãy cổ xương đùi, gãy xương cổ tay, viêm cơ khớp...
Vì triệu chứng của loãng xương có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh khác như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm..., nên cần chú ý đến các yếu tố nguy cơ như sau:
- Từng bị gãy xương sau 30 tuổi.
- Tiền sử gia đình có người bị gãy xương, đặc biệt là có cha mẹ bị gãy xương sau tuổi 50.
- Uống rượu, hút thuốc lá hơn 20 điếu mỗi ngày.
- Cơ thể nhẹ cân, thấp bé.
- Tuổi cao.
- Ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Bất động trên 6 tháng.
- Khẩu phần ăn ít canxi.
- Mãn kinh sớm (trước tuổi 35).
- Dùng thuốc có tác dụng phụ làm loãng xương.
- Bệnh khác làm loãng xương như suy thận mạn, viêm khớp mạn tính, cường cận giáp...
Bác sĩ Thông lưu ý, cần đo mật độ xương đối với phụ nữ trên 65 tuổi, nam trên 70 tuổi. Ngoài ra, một số người có chỉ định đo mật độ xương là phụ nữ dưới 65 tuổi có ít nhất một yếu tố nguy cơ (ngoài yếu tố mãn kinh) như đã nêu, bệnh nhân có dấu hiệu loãng xương trên phim Xquang, nghi ngờ loãng xương ở những bệnh nhân dùng corticoid kéo dài, cường cận giáp nguyên phát, thứ phát không triệu chứng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp...
Việc điều trị loãng xương hiện nay nhằm phòng chống hay giảm nguy cơ gãy xương, ngăn chặn tình trạng mất chất khoáng và cải thiện chất lượng xương. Đối với bệnh nhân đã gãy xương thì việc điều trị giúp ngăn chặn nguy cơ gãy xương lần kế tiếp.
Phòng ngừa bệnh loãng xương:
- Gia tăng khối lượng xương đỉnh bằng dinh dưỡng, tập luyện khi còn nhỏ.
- Tránh các yếu tố nguy cơ loãng xương có thể can thiệp được.
- Điều trị tốt các bệnh có thể gây loãng xương.
- Ngưng hút thuốc lá.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi và vitamin D.
- Tập thể dục mỗi ngày, giữ cân nặng hợp lý, tránh té ngã.
Theo VNE
Kinh nghiệm trị đau bụng kinh Khi bị đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt, hãy lấy nghệ đen, ngải cứu, mần trầu, hương phụ mỗi thứ một ít, sắc lấy nước uống sẽ khỏi. Ảnh minh họa Tôi tên Nguyễn Thị Kim Ngân, 28 tuổi, ở Vũng Tàu. Tôi có một kinh nghiệm trị đau bụng kinh bằng các loại thảo dược rất hiệu quả, muốn chia sẻ...