Bài thuốc cầm máu vết thương
Khi bị một vết thương chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong.
Khi bị một vết thương chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong. Trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy, hoặc dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt.
Dùng một số vị thuốc có tác dụng cầm máu tại chỗ
Cỏ mực, cây bỏng (sống đời), bông ổi, huyết dụ, tam thất, bách thảo sương (nhọ nồi), bại hoại (móng rồng), quế rành (trèn trèn, quế trèn), thài lài trắng, tu hú trắng, lá tía tô, lá sắn dây, lá dâu non, nõn cau tươi, nõn tre tươi, nõn chuối tiêu… Khi bị vết thương chảy máu cần ngay lập tức lấy một trong các loại cây thuốc trên, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.
Cây sống đời.
Chế biến một số bài thuốc để dùng khi có vết thương chảy máu:
Video đang HOT
Bài 1: Bột sâm đại hành (không hạn chế liều lượng). Chế biến: Dùng củ đã cắt bỏ rễ và thân, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy thật khô, tán thành bột thật nhỏ, rây mịn, cho vào chai hoặc túi ni lông thật kín để nơi khô ráo. Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non.
Cây cỏ mực.
Bài 2: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi ni – lon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Cây cẩu tích.
Bài 3: Lông cây cẩu tích tẩm cồn 90 độ, phơi khô. Khi gặp vết thương chảy máu thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.
Bài 4: Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại.
Chú ý: Sau khi cầm máu, dù là vết thương nhỏ cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, tiếp tục theo dõi và có chỉ định điều trị phù hợp.
Theo VNE
"Cậu bé" đứt dây khi quan hệ?
Anh ấy đang "hăng" bỗng nhăn nhó ôm lấy "cậu bé", máu chảy ròng ròng.
Em mới kết hôn. Đêm động phòng cả hai đứa nhìn nhau lúng túng. Rồi chuyện ấy cũng xảy ra.
Tuy nhiên khi anh ấy đang rất "hăng" bỗng nhăn nhó ôm lấy "cậu bé", máu chảy ròng ròng khiến cả hai chúng em cùng bối rối. Em vội cầm máu cho anh. Từ hôm ấy đến nay vợ chồng em sợ đến mức không ai dám "khởi động" lại nữa. Ông xã em bị bệnh gì vậy? Có phải bị đứt dây thắng dương vật
Đêm tân hôn mà gặp sự cố như vậy thì đúng là tai nạn. Có người gọi theo kiểu văn nghệ văn gừng là "mất trinh" ở nam giới. Chàng bị chảy máu đúng lúc gay cấn nhất gọi là "mất trinh" xem ra cũng... phù hợp.
Con trai khi vừa ra đời là "kho vũ khí" đã có đầy đủ nhưng chúng chưa lớn. Khi chàng trai dậy thì, testosterone tiết ra chất "bón thúc" để "súng" từ trái ớt thành trái chuối. Bọc bên ngoài "súng" có một lớp da luôn che chở cho "súng". Vùng da đầu "súng" gọi là bao quy đầu. Giữa bao quy đầu và thân "súng" có một miếng da dính nhau, vật này có thể gọi là dây "thắng" dương vật.
Đang lúc cao trào, "cậu bé" của chồng đứt dây thắng (Ảnh minh họa)
Cái "thắng" có giá trị giữ cho đầu và thân của "súng" thẳng, thuận lợi cho việc "làm ăn". Nơi đây có nhiều đầu tận cùng của thần kinh cảm giác và mạch máu nuôi dưỡng. Tuy nhiên, tùy từng người có "súng" dài ngắn khác nhau, mà cái "thắng" cũng có cấu tạo không ai giống ai. Có người chỉ là một nếp mỏng hình chữ V, có người chữ V dày và co giãn tốt.
"Đứt thắng" thường xảy ra do ba khả năng: thứ nhất ông xã của bạn có cái "thắng" hơi bị mỏng manh nên lần đầu tiên xúc động mạnh, toàn thân rung động, cái "thắng" bị kéo căng và đứt.
Nếu "thắng" bị đứt, máu chảy nhiều thì nên đưa "nạn nhân" đến bệnh viện để được khâu vá lại. Còn nếu máu chảy ít, cầm máu được thì có thể sau vài ba ngày, cơ thể sẽ tự "hàn" nơi đó lại, giống như bạn bị đứt tay khi dùng dao.
Sau khi đứt "thắng" mà không được may vá lại thì hậu quả thế nào? Đó là đầu và thân "súng" không còn trên một trục nữa, thường thì đầu bị "ngoẹo" sang một bên. Thần kinh mạch máu bị đứt giống như mất hẳn một nhóm "cổ động viên" nhiệt tình nên độ nhạy kém đi. Vì thế em nên thông cảm và động viên tinh thần để chàng yên tâm rằng "chuyện nhỏ như... con thỏ". Nếu các bạn chưa yên tâm thì nên đến BV Bình Dân để các bác sĩ "nối thắng" lại, sau đó mọi việc sẽ ổn.
Theo VNE
Những lợi ích của nước đá ít người biết Nước đá không làm hết khát mà còn gây nhiều bệnh gây hại sức khỏe. Tuy nhiên, nước đá cũng có những lợi ích mà có thể bạn chưa biết. Giảm đau tại chỗ Bạn có thể dùng nước đá để giảm đau tại chỗ thương. Chẳng hạn, khi bị dằm đâm vào ngón tay, hãy dùng nước đá chườm ngoài để làm...