Bài thuốc 2 vị dân dã trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Ít người biết rằng rau muống còn được dùng để trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Rau muống còn có tên khác là bìm bìm nước, được trồng trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Có hai loại: rau muống nước và rau muống cạn. Thân rỗng, dày, có nhiều đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu mũi tên. Hoa màu trắng hay hồng tím, ống hoa màu tím nhạt, hình cái phễu. Quả hình cầu, hạt có lông, màu hung.
Trong rau muống có chứa 92% nước, các chất protit, gluxit, xenlulozơ, tro, can xi, photpho, sắt, caroten, vitamin, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2… và nhiều chất nhầy. Ngoài công dụng là thực phẩm giải nhiệt trong mùa nóng, rau muống còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,… Sau đây là những bài thuốc chữa bệnh sử dụng rau muống:
Thanh nhiệt, giải độc, phòng chống say nắng, say nóng: Dùng nước ép rau muống với chút muối hoặc nước rau muống luộc cho thêm ít chanh hoặc muối uống sẽ cảm thấy dễ chịu, tiêu khát nhanh chóng. Có thể dùng thường xuyên trong mùa hè.
Giải độc (say sắn nhẹ): Lấy rau muống một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt (khoảng 150ml) uống. Hoặc lấy 100g rau muống, rửa sạch, cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống Nếu sau khi uống mà không đỡ phải đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.
Đau dạ dày với triệu chứng nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói sẽ đỡ các triệu chứng trên.
Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Nhuận tràng: Dùng rau muống luộc, xào, hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Video đang HOT
Các món ăn từ rau muống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng.
Chữa dị ứng, rôm sảy, mẩn ngứa: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.
Lưu ý: Những trường hợp bị suy nhược nặng, hư hàn không nên ăn nhiều rau muống. Người có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, ăn nhiều rau muống có thể làm sẹo lồi xấu. Không dùng nếu đang uống một số loại thuốc Đông y theo chỉ định của thầy thuốc.
Trí Thức Trẻ
Đau lưng: Nghĩ ngay đến bài thuốc từ cây mướp
Mướp không chỉ là cây cung cấp cho cuộc sống món ăn ngon mát vào mùa hè mà còn là một dược liệu vô cùng hữu ích trong việc chữa bệnh cho chúng ta trong cuộc sống.
Đau lưng ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của chúng ta trong cuộc sống
Đau lưng là bệnh rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, nhưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: au lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.
Nguyên nhân gây ra đau lưng
- Vỡ đĩa đệm
- Co thắt
-Căng giãn cơ
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thương tích do bong gân, gãy xương, tai nạn và té ngã có thể dẫn đến đau lưng.
Bị đau lưng, gây ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động trong cuộc sống cũng như trong công việc. Làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và không thoải mái, vì vậy chúng ta nên điều trị căn bệnh này để có một cuộc sống hoàn hảo hơn.
Có rất nhiều loại thuốc được nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc chữa trị bệnh đau lưng, như thuốc tây, thuốc nam,...trong đó có loại cây rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta mà có công dụng vô cùng hiệu quả cho việc chữa trị bệnh đau lưng này.
Chữa đau lưng bằng cây mướp
Dược liệu hữu ích trong cuộc sống thường ngày
Là một loài cây cho món ăn ngon và mát đặc biệt cho mùa hè. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.). Đặc biệt, mướp còn là loại thuốc quý. Theo Đông y, các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
Lá mướp có vị ngọt, chua, mát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Dùng trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu.
Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc.
Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, thanh trừ nội nhiệt, nhuận tràng, trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú.
Thân cây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc.
Gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh.
Xơ mướp có vị ngọt tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt, hóa đàm, lợi thủy, tiêu thũng.
Trong đó, mướp có tác dụng đặc biệt trong việc trị đau lưng rất hiệu quả.
Cách dùng
Bài 1: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 2: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 3: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Với phương pháp rất đơn giản, hiệu quả mà không tốn kém về tiền bạc cũng như thời gian, công sức, vì thế bạn hãy áp dụng phương pháp chữa bệnh đau lưng bằng cây mướp này nhằm có sức khỏe tốt hơn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong cuộc sống cũng như trong công việc mà không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân gây ra từ bệnh đau lưng nhé!
Theo Phunutoday
Chữa bệnh tiểu đường bằng loại cây mọc hoang dân dã Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo... là một loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, mương, hồ và đầm lầy. Theo Đông y cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi...