Bài thơ nghẹn ngào thay lời con gái Đại tá Trần Quang Khải của cô gái 18 tuổi
Trước ngày tổ chức tang lễ, trên nhiều trang cá nhân của cư dân mạng đã lan truyền một bài thơ rất xúc động của tác giả Vũ Phương Trang (Nam Cao, Kiến Xương, Thái Bình), sinh viên năm nhất Đại học Sư phạm Hà Nội. Bài thơ thay lời cô con gái bé bỏng của Đại tá Trần Quang Khải hỏi bố về những điều cô bé đang thắc mắc.
Sáng nay (20/6), lễ truy điệu của Đại tá Trần Quang Khải đã được tổ chức tại Nhà tang lễ BV Quân Y 4, Quân khu 4 (xã Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An). Hàng trăm người từ khắp mọi nơi đã có mặt từ rất sớm tại nhà tang lễ để tiễn đưa người chiến sĩ Phòng không – Không quân về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đó, rạng sáng ngày 18/6, thi thể Đại tá, phi công Trần Quang Khải đã được đồng đội và người dân đưa vào đất liền.
Trong đám tang, hình ảnh người vợ hiền khóc ngất bên linh cửu của chồng và đôi mắt ngây thơ của bé gái ngơ ngác nhìn mọi người đến viếng cha khiến ai cũng quặn lên một nỗi đau khôn tả.
Được biết, 40 tuổi, Đại tá Trần Quang Khải mới lập gia đình với một người phụ nữ cùng quê Bắc Giang. Anh chị mới chỉ có một bé gái vừa tròn 3 tuổi. Vợ làm việc ở Hà Nội nên anh thuê nhà để chị tiện đi làm, còn mình vẫn đóng quân ở Thọ Xuân (Thanh Hóa).
Đôi mắt con trẻ trong đám tang cha khiến bao người phải xót xa, thương cảm… Ảnh: Nguyễn Duy.
Những ngày qua, sự hi sinh thầm lặng của Đại tá Trần Quang Khải – Phi công cấp 1, Phó Trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn Không quân 371, quân chủng Phòng không – Không quân trong vụ rơi máy bay SU-30MK2 khiến không chỉ gia đình anh đớn đau mà cả dân tộc cũng xót xa vô tận. Người ta càng cảm thương hơn với người cha già đã ngoài 80, người vợ hiền và cô con gái còn bé bỏng của anh trước nỗi mất mát lớn lao này.
Trước ngày tổ chức tang lễ, trên nhiều trang cá nhân của cư dân mạng đã lan truyền một bài thơ rất xúc động của tác giả Vũ Phương Trang (Nam Cao, Kiến Xương, Thái Bình), sinh viên năm nhất Đại học Sư phạm Hà Nội. Bài thơ thay lời cô con gái bé bỏng của phi công Khải hỏi bố về những điều cô bé đang thắc mắc. Bài thơ không được đặt tên, có tất cả 52 câu, 350 chữ… với rất nhiều câu hỏi. Những câu hỏi của con thơ với người cha quá cố như xoáy vào người đọc một nỗi đau đớn khôn nguôi.
Những câu hỏi tưởng chừng như rất ngây thơ của con trẻ lại chính là nước mắt của biết bao người. Đọc bài thơ, người ta càng tiếc nuối hơn người vừa nằm xuống và cảm thương hơn với những người đang sống, nhất là cô con gái bé bỏng của anh.
Tác giả Vũ Phương Trang cảm tác viết nên bài thơ này vào ngày 19/6, là Ngày của Cha. Và cô đã “đóng vai” cô con gái nhỏ của Đại tá Trần Quang Khải để viết liền một mạch 52 câu thơ.
Cô chia sẻ: “ Chú Khải, trước kia con không biết chú là ai và có lẽ nhiều người cũng vậy, nhưng giờ này cả Tổ Quốc hướng đến chú và đồng đội, những con người đã cống hiến tuổi xuân của mình cho sự bình yên của đất nước.
Chú mãi mãi trẻ đẹp ở tuổi 43, chú bằng tuổi mẹ con. Năm nay con đã 18 tuổi rồi, con cứ nghĩ rằng “bạn” nhà chú có lẽ chừng tuổi con. Nhưng hôm qua đọc báo con mới biết, đau đớn lắm chú ơi! Chú mải miết cống hiến cho đất nước mà lập gia đình muộn, em còn quá nhỏ bé chú ơi. 3 tuổi vẫn còn quá khờ dại, vẫn còn bé bỏng lắm. Em làm sao có thể hiểu được hết nỗi đau này, lớn rồi làm sao em có thể chịu được đây?
Con được sống đủ đầy trong tình thương của cha mẹ và của anh trai, nhưng nhà con cũng có một người em mất cha từ sớm. Lúc cậu con qua đời, em con nó mới tròn 4 tuổi, cũng là độ tuổi ngây thơ như con gái của chú bây giờ. Lúc bố nằm đó nó không hề khóc, nó cứ loanh quanh bên bố bảo sao bố ngủ say thế, bố dậy dẫn con đi buông diều…, mọi người đến chia buồn em cũng hỏi sao nhà đông vui mua nhiều hoa thế, lúc đó cả nhà con khóc ngất cả đi. Lúc đưa tang em không chịu chống gậy mặc áo trắng, cứ nằng nặc đòi đeo cái khăn vàng cho đẹp, đưa bố vào quan thì em gào lên rằng sao bắt nhốt bố. Trời nóng sao các chú bắt nhốt bố cháu không để bố cháu nằm giường. Em còn quá ngây thơ khờ dại.
Tác giả Vũ Phương Trang. Ảnh: VPT.
Thấm thoắt đã 8 năm rồi nhưng con còn nhớ như in cảnh đó, tội nghiệp lắm chú ơi!
Hôm nay là Ngày của Cha, con nói yêu bố con, bố con bảo “chẳng ai ở với bố mẹ mà sướng như mày, được chiều chuộng chẳng phải lo nghĩ gì, bé đến lớn chưa bị bố mắng câu nào…”. Con bỗng nhiên nghĩ đến em nhà chú, xót xa quá chú à! Phải dùng từ nào để diễn tả nỗi thương đau này đây? Em gọi “bố” chú sẽ chẳng trả lời, em nói yêu “cha” chú cũng không ôm hôn em được nữa…. Nghĩ mà quặn thắt trái tim chú ơi!
Viết bài thơ này chú không thể đọc được, gia đình chú cũng không chắc có ai đọc được, nhưng con chỉ viết lên dòng cảm xúc của con thôi. Bằng nước mắt, tấm lòng, trái tim và tất cả niềm tôn kính với công ơn của chú, của các chú với đất nước mình. Tổ quốc ghi công các chú – những người con ưu tú!“.
Tác giả Vũ Phương Trang cũng mong có ai trong gia đình của phi công Khải đọc được bài thơ này để cô có thể gửi lời chia buồn sâu sắc nhất. Cô nữ sinh 18 nhắn gửi: “ Ngủ ngon chú nhé, hãy trở về và mỉm cười trong những giấc mơ của con trẻ, chú đừng lặng im… Xin gia đình hãy vững tâm, vượt qua đau thương này. Tổ quốc khắc ghi công ơn của chú, chú là niềm tự hào của đất nước!“.
Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài thơ của tác giả Vũ Phương Trang:
Bố Khải ơi…con hỏi bố chuyện này:
Sao bố cứ nằm im mãi thế?
Xong chuyến bay lần nào bố cũng kể,
Sao hôm nay bố chẳng nói câu gì?
Bố Khải ơi…. Bố mở mắt ra đi…
Bố đã ngủ mấy ngày rồi đó!
Bố kể rằng kỉ cương quân đội khó…
Ăn ngủ, nghỉ ngơi, phải đúng giờ mà?
Bố Khải ơi…. Nhà mình có ít người
Bố bảo con sẽ có thêm em bé…
Bố con mình sẽ cùng thương yêu mẹ
Và cả em con… em sắp chào đời!
Bố bảo rằng mẹ đã quá thiệt thòi
Bố con mình phải chở che cho mẹ,
Vợ bộ đội, mẹ can trường mạnh mẽ,
Gánh vác việc nhà mẹ chẳng được nghỉ ngơi,
Bố Khải ơi …. Qua nay rất nhiều người,
Đến nhà chơi… Sao lạ lùng đến thế?
Toàn hỏi bố thôi… con tự hào khoe, kể,
Bố của con tung cánh sắt giữ trời…
Họ nhìn con…ôm ấp….rồi cười,
Xong lại khóc … Nói thương con bé bỏng,
Video đang HOT
Con chẳng hiểu sao họ nói: chờ, trông,ngóng?
Bố bay bao lần…. Họ có đến thế đâu?
Bố Khải ơi…. vải chưa hái hết đâu,
Ông bảo rằng chờ bố về thu hoạch,
Bắc Giang mình vải ngọt thơm chín mọng,
Ông chẳng thu… nhất quyết đợi bố về,
Bố Khải ơi… bố công tác xa quê,
Nhiều chuyện quá chừng…chắc rằng bố muốn kể,
Ông với mẹ và con chỉ mong có thế
Bố về, ăn cơm, kể chuyện bầu trời…
Bố Khải ơi… mọi người đến đủ rồi,
Hay nhà mình hôm nay mở tiệc?
Chắc bố khoe con, chăm ngoan, đoàn kết,
Nên các cô, các chú đến chúc mừng,
Nhưng bố ơi con thấy lạ quá chừng,
“Hoa họ tặng”… sao to đùng thế nhỉ?
Rồi mắt ai cũng đỏ ngầu, đẫm lệ,
Con thưa, bố Khải ngủ rồi, con gọi mẹ tiếp thay!
Bố Khải ơi… trời nóng có lạnh đâu,
Sao bố cứ đắp chăn, trùm kín mặt?
Bố kéo xuống đi, rồi nằm nghiêng cho dễ thở,
Con dễ ôm hôn, dễ ngắm bố cười,
Bố Khải ơi… hôm nay chủ nhật rồi,
Bố có biết hôm này ngày của bố?
Bố hứa con ngoan, bố về cho đi phố,
Con ngoan mà… bố dậy cõng con đi,
Bố Khải ơi… Sao bố chẳng nói gì?
Con đã nói ngàn lời: “Con Yêu Bố!”
Bố không nghe thấy, hay giận con gì vậy?
Sao bố lặng im…. Sao bố chẳng nói gì???
Hà Tùng Long
Theo Dantri
Lễ tang Đại tá phi công Trần Quang Khải
Cô con gái duy nhất của người lính phi công - Đại tá Trần Quang Khải - ngơ ngác, lọt thỏm trong tiếng khóc than xé lòng tại Nhà tang lễ BV Quân Y 4, Quân khu 4 (xã Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An). Sau lễ viếng và lễ truy điệu sáng nay, 20/6, linh cữu Đại tá Trần Quang Khải được đưa về quê nhà Bắc Giang.
Con gái Đại tá Trần Quang Khải chứng kiến lễ di quan.
Di quan Đại tá Trần Quang Khải
Đưa linh cữu Đại tá Trần Quang Khải về quê nhà.
Đoàn xe đưa Đại tá Khải bắt đầu lăn bánh đưa người lính trở về quê nhà Bắc Giang.
Đưa linh cữu Đại tá Trần Quang Khải về quê nhà.
Cái vẫy tay vĩnh biệt, giọt nước mắt phân ưu của người dân Nghệ An dành cho người lính phi công quê nhà Bắc Giang.
Vợ và con gái Đại tá Trần Quang Khải.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp về Nghệ An dự lễ tang Đại tá Trần Quang Khải. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh... gửi vòng hoa viếng Đại tá phi công.
9h, lễ truy điệu Đại tá Trần Quang Khải chính thức bắt đầu.
Lễ truy điệu trong nước mắt
Sau khi đọc điếu văn tái hiện cuộc đời, sự nghiệp, sự hy sinh cao cả, anh dũng của Đại tá Trần Quang Khải, ban tổ chức, người thân, đồng đội cùng đông đảo nhân dân đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ người lính phi công đã hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay trên chiếc máy bay Su-30MK2.
Đọc điếu văn, bắt đầu lễ truy điệu.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tới viếng Đại tá Trần Quang Khải.
Phó Thủ tướng cùng lời chia buồn trong sổ tang.
Bất chấp thời tiết nắng nóng, rất đông người dân đã tập trung trước cổng Bệnh viện Quân y 4 từ sáng sớm để theo dõi lễ viếng, lễ truy điệu Đại tá phi công Trần Quang Khải.
Bà Võ Thị Lài (75 tuổi, xã Hưng Lộc, TP Vinh) đến từ rất sớm để chờ vào viếng, thắp hương cho Đại tá Trần Quang Khải. Tuy nhiên do an ninh được thắt chặt nên bà Lài cũng như nhiều người dân khác phải đứng vái vọng từ phía ngoài.
"Bà đến đây để thắp cho chú nén hương. Giờ thì ngồi đây, đợi lúc nào người ta đưa chú ấy ra xe về quê thì bái vọng, cầu mong chú an nghỉ chốn vĩnh hằng", bà Lài chia sẻ.
Trong đoàn khách chờ vào viếng Đại tá Trần Quang Khải còn có nhiều cán bộ, lãnh đạo các cơ quan đơn vị. Nhà báo Lại Văn Sâm cũng đã có mặt, chờ đến lượt vào thắp hương cho Đại tá Trần Quang Khải.
Ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tới viếng Đại tá phi công, chia buồn với nỗi mất mát quá lớn của gia đình.
Nhà báo Lại Văn Sâm chờ vào viếng.
Rất đông người dân kiên nhẫn chờ từ sáng sớm, chờ khi linh cữu anh được đưa ra xe về quê, để được vẫy tay tiễn đưa người lính phi công lần cuối.
Thượng úy Nguyễn Văn Tuất (trạm ra đa 45, Trung đoàn 295, Sư đoàn 363, Quân chủng Phòng không - Không quân) cùng các chiến sĩ trong đơn vị túc trực tại địa điểm tổ chức lễ tang từ 2 ngày nay.
Trước thời khắc đưa người đồng đội trở về quê nhà, Thượng úy Tuất cùng các đồng chí, đồng đội của mình không nén được cảm xúc tiếc thương: "Đau đớn, xót xa lắm...!", Thượng úy Tuất nghẹn ngào.
Vợ và con gái trong lễ tang Đại tá Trần Quang Khải.
8h45, người dân bắt đầu vào viếng, thắp hương tưởng nhớ Đại tá Trần Quang Khải.
Ông Nguyễn Hoàng Tùng (cựu chiến binh phường Lê Mao, TP Vinh) cùng vợ tới viếng Đại tá Trần Quang Khải. Đứng chờ tại khu vực đăng ký danh sách người vào viếng, ông Tùng tâm sự: "Cũng là người lính, hôm nay tôi tới tiễn đưa Đại tá Trần Quang Khải về nơi an nghỉ cuối cùng. Sự hy sinh của người lính trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời bình hay thời chiến đều là sự mất mát lớn lao đối với gia đình, đồng đội, với Tổ quốc".
Cựu chiến binh Nguyễn Đăng Hùng (xã Hưng Lộc, TP Vinh) chờ đợi 2 tiếng để vào viếng, nghẹn ngào: "Rất thương xót, đau đớn trước sự hy sinh của Đại tá Trần Quang Khải. Cũng như nhiều người dân Nghệ An, chúng tôi xin thắp một nén tâm nhang tưởng nhớ, ghi ơn đồng chí - Đại tá Trần Quang Khải. Mong đồng chí yên nghỉ chốn vĩnh hằng".
Bà Thái Thị Đương - cựu thanh niên xung phong Trường Sơn (trú phường Lê Lợi, TP Vinh) không giấu nổi sự nghẹn ngào: "Sự mất mát nào cũng đau đớn nhưng anh đã được trở về với quê hương, gia đình. Mong rằng, 9 người lính đang mất tích ngoài biển khơi sẽ sớm được tìm thấy, về với cha mẹ, vợ con, với quê hương, Tổ quốc".
Người dân tới viếng, tiễn đưa Đại tá Trần Quang Khải.
Bé gái ngây thơ chưa cảm nhận được nỗi đau mất cha.
Vợ Đại tá Khải gục ngã trước nỗi mất mát quá lớn, con gái duy nhất của anh chị ngơ ngác đến xót lòng trong lễ tang cha.
Đại tá Trần Quang Khải hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện chiến đấu máy bay SU-30MK2 vào hồi 7h13' ngày 14/6/2016 tại vùng trời Thanh Hóa và Nghệ An.
Một ngày trước, ngày 19/6, Sư đoàn Không quân 371, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân và gia đình có thông báo chính thức về tang lễ Đại tá Trần Quang Khải.
Hành trình đưa Đại tại Trần Quang Khải vào đất liền.
Người thân đến tiễn biệt Đại tá Trần Quang Khải
Đại tá Trần Quang Khải - Phi công cấp 1, Phó Trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn Không quân 371, quân chủng Phòng không - Không quân.
Đại tá Trần Quang Khải sinh ngày 20/10/1973; nguyên quán: xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang; trú quán: Thôn Tân Văn 2, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.
Hành trình đưa thi hài Đại tá phi công Trần Quang Khải từ biển khơi vào đất liền.
Đại tá Khải cùng quê với Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường. Cả hai anh cùng có mặt trên tiêm kích SU30 xuất phát từ sân bay Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa làm nhiệm vụ bay huấn luyện vào sáng 14/6. Khi bay trên bầu trời thuộc vùng biển Nghệ An thì SU30 mất liên lạc.
Ngày 15/6, khoảng 4h sáng, ngư dân Phạm Văn Lệ đang thực hiện đánh bắt cá ở tọa độ 19.14 độ Vĩ Bắc - 106.28 độ Kinh Đông thì phát hiện Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường đang trôi dạt trên biển. Cùng ngày, Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được đưa vào đất liền an toàn.
Chuyến bay định mệnh của phi công Trần Quang Khải
Hai ngày sau, vào khoảng 16h ngày 17/6, ngư dân Đậu Thành Kính, chủ tàu cá mang số hiệu NA-90554TS trú tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An trên đường đi đánh cá đã phát hiện thi thể Đại tá Trần Quang Khải tại khu vực tọa độ 19.12 vĩ độ Bắc, 106.28 kinh độ Đông, giáp ranh Đảo Mắt, trên vùng biển Nghệ An.
Và xuyên đêm 17/6, hàng ngàn cán bộ, đồng đội và người dân Nghệ An đã thức trắng để chờ đón con tàu cứu nạn CN09 của Bộ đội Biên phòng Nghệ An đưa thi thể phi công Trần Quang Khải vào bờ.
Đại tá Trần Quang Khải được khâm liệm tại cầu cảng Hải đội 2 khi đưa vào đất liền.
Đến 4h30', sáng 18/6, thi thể phi công Trần Quang Khải trở về đất liền trong vòng tay của đồng chí, đồng đội. Sau nghi lễ tại cầu cảng, thi thể anh được đưa về Nhà tang lễ Quân khu 4, xã Hưng Lộc, Thành phố Vinh.
Như Dân trí đã thông tin, sáng 14/6, máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) khi đang thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện thì bị mất tín hiệu. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) - một trong hai phi công trên chiếc Su-30MK2 gặp nạn trên biển đã nhảy dù xuống biển thành công và được tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh cứu sống.
Lễ truy điệu đại tá phi công Trần Quang Khải được tổ chức theo nghi thức Quân đội Nhân dân Việt Nam tại nhà tang lễ Quân khu 4, (TP Vinh, tỉnh Nghệ An). Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vừa thăng hàm từ Thượng tá lên Đại tá cho phi công Trần Quang Khải.
Lễ viếng Đại tá Trần Quang Khải được tổ chức từ 7h-9h30' ngày 20/6/2016 (tức ngày 16/5 năm Bính Thân) tại Nhà tang lễ BV Quân y 4, Quân khu 4 (đường Lê Viết Thuật, xã Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An). Lễ truy điệu vào hồi 9h30'-10h ngày 20/6/2016.
Thi hài được đưa từ TP Vinh, Nghệ An về quê thôn Tân Văn 2, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
Lễ viếng tại quê nhà được tổ chức từ 18h ngày 20/6/2016 (tức ngày 16/5 năm Bính Thân) đến 7h30' ngày 21/6/2016 (tức ngày 17/5 năm Bính Thân).
Đưa tang vào hồi 8h ngày 21/6/2016 và hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Thanh Trì, TP Hà Nội.
Lễ an táng vào hồi 17h ngày 21/6/2016 tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân địa phương đã có mặt xung quanh khu vực BV Quân y 4 để tiễn biệt Đại tá phi công Trần Quang Khải...
Dân trí tiếp tục cập nhật...
Nguyễn Duy - Hoàng Lam
Theo Dantri
Quê nhà đón phi công Trần Quang Khải Giây phút quan tài đại tá phi công Trần Quang Khải được đưa vào ngôi nhà cấp 4 ở xã Tân Dĩnh (Lạng Giang, Bắc Giang), cụ Trần Văn Phùng đứng không vững, liên tục lấy khăn lau những giọt nước mắt. Để chuẩn bị cho lễ tang đại tá Trần Quang Khải, phi công hy sinh khi chiếc Su-30MK2 rơi ở biển...