Bài thi văn của một người mẹ gửi lính cứu hỏa
Khi đọc câu nghị luận xã hội trong đề thi tốt nghiệp phổ thông vừa qua, tôi cũng đã tự hỏi, với tư cách người mẹ, tôi có khuyến khích con em mình xả thân như em Nguyễn Văn Nam?
Những người hùng cứu thành phố thoát khỏi thảm kịch trong tích tắc.
Song khi trực tiếp xem những người lính cứu hỏa (đa phần đều rất trẻ) sẵn sàng hi sinh thân mình dập lửa, tôi hiểu, con em mình cần gì. Và tôi nghĩ, mình cũng nên viết bài văn nghị luận muộn về lòng dũng cảm:
Theo tôi, lòng dũng cảm là sẵn sàng chấp nhận rủi ro để làm những việc có ích cho cộng đồng. Lòng dũng cảm là bao lớp người đi trước đã hi sinh thân mình để mang về độc lập tự do cho dân tộc. Lòng dũng cảm là em Nguyễn Văn Nam, bỏ mạng để cứu người…
Và lòng dũng cảm là những con người đã lấy thân mình dập lửa trong cuộc chiến với “giặc lửa” cả buổi chiều 3/6 nóng rực.
Là người tận mắt chứng kiến vụ việc, tôi biết, trang thiết bị của các em không thật tối tân. Song các em đã chấp nhận mọi thứ để sà vào ngăn không cho téc xăng hay những bình gas phát nổ.
Ai đó gọi đấy là dại dột?
Video đang HOT
Nhưng họ nào đủ thời gian để nghĩ ngợi, cân nhắc thiệt hơn trước khi lao vào đám cháy. Với những người trai trẻ ấy, cứu lửa là phản xạ tự nhiên, là bản năng nghề nghiệp. Đó không phải hành động bột phát, càng không phải sự dại dột. Đấy là lòng quả cảm có sẵn trong mỗi con người.
Tôi sẽ không thể quên hình ảnh 3 chiến sỹ PCCC đã lao cả trăm mét cùng kéo được bình gas ra khỏi dòng lửa cháy trong tích tắc. Và tôi cùng cả trăm người còn sống cũng nhờ khoảnh khắc quả cảm ấy…
Ai đó gọi đấy là nhiệm vụ của lính cứu hỏa buộc phải làm?
Song họ có cần phải lao sát đám cháy để xúc cát đổ vào đám lửa để dập tắt thật nhanh khả năng phát nổ (thay vì dùng vòi rồng)? Họ có cần trèo lên cả téc xăng vẫn âm ỉ khả năng phát nổ để vô hiệu hóa kịp thời ngọn lửa?
Họ có nhiều lựa chọn, nhưng họ chọn lối hiểm nguy với bản thân và an toàn cho hàng trăm, hàng nghìn người đang ở Viện Trung ương Quân đội 108. Đó là lòng dũng cảm!
Hình ảnh ấy, khiến tôi cảm thấy tin yêu hơn vào những người trẻ. Rằng những sự vô cảm, thờ ơ không nằm ở số đông. Và thế hệ “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” vẫn có lớp lớp người tiếp lửa.
Chưa bao giờ tôi sợ hãi như hôm 3/6, song chưa bao giờ tôi tin yêu cuộc sống đến thế. Bởi cuộc sống tươi đẹp còn được bảo vệ bởi lòng dũng cảm.
Và ngay hôm nay, khi nhìn con mình tươi cười bước vào trường tiểu học, tôi tự nhủ rằng bài học tối nay tôi sẽ dạy cháu là:
Cuộc sống tốt đẹp không phải đo bằng ngắn hay dài mà là hay hay dở!
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013 môn Ngữ văn
Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau: Chiều ngày 30/4/2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, Trường trung học phổ thông Đô Lương 1) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Namđã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.
Theo Dantri
Bố "anh hùng trẻ tuổi" xúc động vì sự hy sinh của con vào đề Văn
"Tôi rất xúc động khi được nghe tin câu hỏi nghị luận xã hội trong đề thi tốt nghiệp THPT năm nay lại nói đến hành động dũng cảm cứu người của con tôi", ông Nguyễn Văn Điều - bố của "anh hùng trẻ tuổi" Nguyễn Văn Nam chia sẻ.
Sự kiện em Nguyễn Văn Nam - nam sinh lớp 12T7, Trường THPT Đô Lương I (Nghệ An) qua đời khi dũng cảm cứu 5 em nhỏ thoát khỏi chết đuối trên dòng sông Lam vào chiều ngày 30/4 đã thành đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm nay đã khiến không ít thí sinh bất ngờ và chia sẻ cảm xúc khi viết cảm nghĩ về hành động dũng cảm quên mình cứu người khác của người "anh hùng trẻ tuổi".
Em Nguyễn Văn Nam được Chủ tịch nước truy tặng tặng Huân chương dũng cảm. (Ảnh: Nguyễn Duy)
Ngay sau buổi thi sáng nay, chia sẻ với PV Dân trí, cô Nguyễn Thị Kiều Hương - Hiệu trưởng Trường PTTH Đô Lương I, cho biết, cô rất bất ngờ về đề thi này và rất tự hào về em Nam. "Đề thi đã bám vào một sự kiện thời sự được báo Dân trí thông tin, xảy ra với học sinh của trường nên bản thân tôi cảm thấy tự hào. Em Nam là một học sinh ngoan, học tốt, sự hy sinh của em đã gây xúc động rất lớn cho nhà trường, gia đình, bạn bè và thầy cô và là tấm gương xả thân quên mình rất đáng được trân trọng, tuyên dương. Việc Bộ GD-ĐTquyết định đưa sự kiện này thành đề thi tự luận môn Văn là rất ý nghĩa, có giá trị nhân văn cao nhằm cổ vũ tinh thần sống đẹp, tình yêu thương và sự hi sinh vì người khác cho thanh niên hiện nay", cô Hương nói.
Cô Hương cho biết, các bạn cùng lớp với Nam và nhiều học sinh trong trường đã gọi điện cho cô chia sẻ cảm xúc xúc động khi làm bài thi môn Văn năm nay. "Với câu hỏi nghị luận xã hội về sự hy sinh quên mình của em Nam mang tính thời sự, được cả xã hội quan tâm, chia sẻ nên tôi nghĩ các em học sinh sẽ có được bài viết chân thực, xúc động. Hành động dũng cảm của Nam mãi sống trong trái tim của mọi người", cô Hương chia sẻ.
Thí sinh trao đổi những chia sẻ về câu nghị luận cảm nghĩ trước sự hy sinh của "anh hùng trẻ tuổi" Nguyễn Văn Nam. (Ảnh: Doãn Hòa)
Trò chuyện với PV Dân trí qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Điều - bố em Nam cũng rất xúc động nói ông vừa nghe tin sự hy sinh của Nam được đưa vào đề thi môn Văn. "Cháu Nam đã mất để lại nỗi đau, mất mát quá lớn cho gia đình chúng tôi nhưng sự ra đi của cháu không vô nghĩa bởi tôi tin sẽ có nhiều học sinh, thanh niên sẽ học tập, noi theo tấm gương của cháu có những hành động đẹp, ý nghĩa và nhân văn cho mọi người", ông Điều tâm sự.
Em Nguyễn Văn Nam đã qua đời vào chiều 30/4 sau khi cứu 5 em nhỏ thoát khỏi miệng "hà bá". Sáng hôm sau, báo điện tử Dân trí cùng nhiều tờ báo đưa thông tin về hành động dũng cảm xả thân cứu người này của em đã gây xúc động cho nhiều người. Ngay sau đó, Trung ương Đoàn, Bộ GD&ĐT đã có bằng khen truy tặng em vì hành động dũng cảm này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có thư khen ngợi em và động viên gia đình em. Bức thư của Chủ tịch nước có đoạn: "Tôi vô cùng xúc động trước hành động dũng cảm quên mình cứu người của em Nguyễn Văn Nam. Em là tấm gương sáng cho thanh niên cả nước học tập".
Chiều ngày 1/6, tại xã Trung Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), Trung ương Hội chữ Thập đỏ ViệtNam đã truy tặng huy hiệu "Vì sự nghiệp nhân đạo" cho em Nguyễn Văn Nam. Tại gia đình em Nguyễn Văn Nam, đại diện lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Nghệ An đã thăm hỏi, động viên gia đình trước hành động dũng cảm của em Nguyễn Văn Nam đã dũng cảm cứu người bị đuối nước trên sông Lam ngày 30/4. Được sự uỷ quyền của Trung ương Hội chữ tập đỏ Việt Nam, bàBùi Thị Mai - Chủ tịch hội chữ thập đỏ Nghệ An đã trao tặng huy hiệu "Vì sự nghiệp nhân đạo" cho em Nam và trao quà tới gia đình
Theo Dantri
Xúc động lễ truy tặng Huân chương cho học sinh cứu 5 em nhỏ Sáng 13/5, lễ truy tặng huân chương "Tuổi trẻ dũng cảm" cho em Nguyễn Văn Nam đã diễn ra đầy xúc động tại trường THPT Đô Lương I (Đô Lương, Nghệ An). Em Nam đã hy sinh thân mình để cứu 5 em nhỏ vào chiều ngày 30/4. Tham dự lễ truy tặng Huân chương "Tuổi trẻ dũng cảm" cho em Nguyễn Văn...