Bài tập trong sách giáo khoa Ngữ Văn gây tranh cãi khi có chi tiết “Mẹ bị chuột gặm chân”: Rùng rợn, thiếu logic, câu từ lủng củng?
Trang sách giáo khoa Ngữ Văn này đang nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cả học sinh lẫn phụ huynh.
Mới đây, một trang sách giáo khoa Ngữ văn đã khiến nhiều phụ huynh tranh cãi khi cho 1 chi tiết được đánh giá là khá đáng sợ.
Cụ thể ở trang thứ 29, có một đoạn ghi lại cảnh người mẹ bị chuột… gặm chân. Đoạn đó như sau: “Nhưng một đêm, Bông bỗng khóc ré lên: ‘Mẹ ơi! Con gì cắn chân con’. Mẹ phải bế Bông ra phòng ngoài, rộng hơn. Nửa đêm, mẹ bật dậy và than: ‘Trời đất, hóa ra chuột dám gặm cả chân mẹ. Thế này mà nó cắn chân các con thì nguy hiểm quá!’”.
Bài đọc trong SGK gây tranh cãi vì có chi tiết rùng rợn
Chi tiết chuột gặm chân đã khiến nhiều phụ huynh lo sợ vì cảnh tượng này khá đáng sợ, nhất là đối với những người bị sợ chuột.
Một số cha mẹ cho rằng câu nói của người mẹ cũng trở nên thừa thãi. Vì ở đoạn trước đó, người đọc cũng đã liên kết được rằng việc con bị cắn là do con chuột. Việc đặt tình huống chuột xuất hiện nhiều đến mức cắn người cũng có thể dễ liên tưởng, gia đình này sinh sống bừa bộn và bẩn thỉu nên mới có hiện tượng như vậy.
Một số góp ý của các bậc phụ huynh:
- “Mình đọc xong thì thấy rằng gia đình này ở bừa bộn, bẩn thỉu đến mức chuột chui vào chăn để cắn. Nghĩ thôi cũng thấy sợ hãi rồi”.
- “Cố hiểu thì vẫn hiểu được. Nhưng tại sao lại chọn một bài văn có phong cách lủng củng như vậy để đưa vào cho trẻ con thì mình chịu. Mình nghĩ đến cảnh bị con nào cắn vào chân thôi cũng đã rùng mình, nữa là con chuột. Bình thường con mình nhìn chuột thôi đã thấy sợ rồi, nếu phải đọc bài này chắc ám ảnh cả tối không ngủ được mất”.
Con chuột là loài động vật khiến nhiều người khiếp sợ
Video đang HOT
Song cũng có một số phụ huynh cho biết hoàn toàn có thể thông cảm được với bài đọc này. Bởi ở dưới đã có chú thích “Bài làm của học sinh”, tức là bài văn mẫu do chính học sinh viết, nên không thể đòi hỏi sự quá logic và cẩn thận được.
Sau đoạn văn trên, tác giả cũng đưa thêm chi tiết hợp lý đó là bà ngoại sẽ gửi tặng 2 mẹ con một con mèo để bắt chuột.
Phụ huynh Nga Lê cho hay: “Tóm lại là nhà này hơi nhiều chuột, phòng nào cũng có chuột. Cô giáo dạy xong bài này nên áp dụng vào thực tế là các em học sinh cần phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh tình trạng ở bẩn”.
Phụ huynh C.B lại góp ý: “Bài văn này được chú thích ở dưới là ‘Bài làm của học sinh’ đó các mom ạ. Đó chỉ là một bài văn mẫu do học sinh làm, được họ đưa vào để học sinh đọc thêm và hiểu được cách viết của một bài văn trải nghiệm thôi”.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài văn này?
Từng cằn nhằn khi hướng dẫn bố dạy học online, cô con gái rơi nước mắt khi nhìn thấy mảnh giấy trên bàn
Câu chuyện về "thầy giáo bố" có thâm niên hơn 30 năm đứng lớp mày mò cập nhật cách dạy học trực tuyến khi đã gần 60 tuổi qua lời kể của cô con gái khiến nhiều người xúc động.
Trong thời gian này, đa số trường học tại các địa phương đang đẩy mạnh triển khai dạy học trực tuyến nhằm duy trì tiến độ học tập của học sinh với phương châm "Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học". Tuy nhiên, với giải pháp này, các thầy cô giáo gặp không ít khó khăn.
Đối với những thầy cô giáo mà tuổi đời, tuổi nghề đã cao như bố của cô nàng Dương Trịnh Tiểu Vân (21 tuổi, đến từ An Giang), khó khăn nhất có lẽ do việc dạy học qua mạng không phải là công việc tiến hành thường xuyên.
Từ chuyện bố là thầy giáo đang dạy học online trong mùa dịch này, Tiểu Vân đã chia sẻ một câu chuyện khiến nhiều người rưng rưng.
Cô gái trẻ khiến nhiều người xúc động khi chia sẻ câu chuyện về "thầy giáo bố" của mình
Theo đó, bố Tiểu Vân năm nay 57 tuổi, ông là thầy giáo dạy Ngữ Văn ở trường THCS Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Có thâm niên hơn 30 năm đứng lớp, do đã lớn tuổi nên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của bố cô chưa thành thạo như những thầy cô giáo trẻ.
Tiểu Vân chia sẻ: "Hằng đêm, ba mình ngồi soạn bài giảng bằng cách ghi âm để lồng vào bài giảng, sau đó gửi bài cho học sinh. Ba cũng lớn tuổi rồi, hay quên, không rành tiếng Anh cũng chẳng rành công nghệ cho lắm.
Trí nhớ của ba không còn tốt như ngày trẻ, ba hay quên, hay nhầm lẫn nên phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Thuốc thần kinh bác sĩ kê cũng đã điều độ uống nhưng cũng chẳng cải thiện là bao.
Ba là giáo viên ở quê, không có đầy đủ điều kiện như thành phố. Ba làm nghề từ lúc quê mình còn con đường đất bùn lầy và ba phải đạp xe đạp cho đến bây giờ, quê mình đã có con đường trải nhựa đầu tiên.
Ba kể ngày đó ba đi dạy, trường cất bằng ván gỗ, mùa khô thì bên dưới là đất, mùa lũ thì bên dưới là nước sông.
Ba lên bục phát biểu cuối năm với đôi dép mủ mòn hết đế, chiếc nọ xọ chiếc kia. 30 năm quen với bảng đen phấn trắng, giờ tiếp xúc với công nghệ hiện đại, ba có chút lúng túng không quen..."
Theo cô con gái, bố cô ngoài nghề giáo còn làm công việc đồng áng, do đó, ông thường soạn bài giảng online vào ban đêm.
Bố Tiểu Vân làm nghề giáo đã hơn 30 năm
Mỗi khi không nhớ cách sử dụng máy móc để làm việc, bố Tiểu Vân thường nhờ đến sự trợ giúp của người thân - là Tiểu Vân hoặc anh trai cô.
Đôi lần, cô con gái lỡ buông lời càu nhàu vì hướng dẫn nhiều lần mà bố vẫn "quên trước quên sau", và rồi cô lập tức cảm thấy hối hận vì sự vô tâm ấy của mình.
"Mỗi lần gặp trục trặc ba đều phải gõ cửa phòng để mình qua giúp. Đôi lần mình xấu tính, giọng cộc cằn là ba lại nói: "Ba biết làm thì cũng không nhờ đến con, chỉ tại ba không biết".
Mình cảm thấy nghèn nghẹn, có chút xấu hổ. Mình quên mất rằng lúc nhỏ, ba cũng đã từng chỉ dạy mình từng thứ nhỏ nhặt, dạy mình nên người."
Sau đó, Tiểu Vân còn rơi nước mắt khi tình cờ nhìn thấy một tờ giấy trên bàn làm việc của bố, mảnh giấy có những dòng chữ ghi lại chi tiết từng bước một cách sử dụng máy để soạn bài giảng online.
Theo cô gái đến từ An Giang, bố cô đã tỉ mỉ ghi lại để ghi nhớ và tránh phải làm phiền các con quá nhiều lần.
Câu chuyện mà Tiểu Vân chia sẻ đã khiến nhiều người xúc động và càng thêm trân trọng sự cống hiến của các thầy cô giáo đối với sự nghiệp "trồng người".
Mùa dịch, để có thể duy trì việc dạy học, các thầy cô vẫn đang ngày đêm làm việc nghiêm túc, để có những bài giảng chất lượng, hấp dẫn nhất dành cho học sinh của mình.
Theo Tiểu Vân, bố cô cũng chia sẻ rằng dạy học online dù có phần tiện lợi vì không phải mất công di chuyển, nhưng các thầy cô giáo thực sự phải nỗ lực hơn khi dạy học bình thường vì khối lượng công việc tăng lên rất nhiều.
"Mình mong thông qua câu chuyện của mình sẽ giúp một số bạn hiểu hơn về cái khó của nghề giáo trong lúc dịch dã như thế này.
Hiểu hơn để thông cảm hơn cho các thầy cô lớn tuổi. Cũng như kiên nhẫn hơn với bệnh hay quên của cha mẹ ông bà. Mong mọi người sẽ an toàn vượt qua đại dịch." - 10x An Giang tâm sự.
Nhiều người đồng cảm với câu chuyện mà 10x An Giang chia sẻ
Ra ruộng dưa, nông dân phát hiện 5 con chuột trong tư thế kỳ quái, biết ý nghĩa của nó thì còn sợ hơn Năm con chuột đang ở trong 1 tư thế vô cùng kỳ quặc, nhưng tại sao nó lại khiến cho người ta sợ hãi đến vậy? Bước chân ra ruộng dưa hấu, nông dân chứng kiến cảnh tượng "chưa từng có", đoạn clip được chia sẻ khiến netizen rùng mình Mới đây, một nông dân ở Nga đã có 1 trải nghiệm khá...