Bài tập tại nhà cho F0 bị ho có đờm và tắc nghẽn phổi
Những người bị COVID-19 có thể bị ho khan và ho có đờm. Trong trường hợp ho có đờm nhầy và tắc nghẽn phổi, bác sĩ có thể cho dùng thuốc hoặc/kết hợp với các biện pháp khắc phục tại nhà…
để làm sạch phổi và giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Ngoài dùng thuốc, có những biện pháp khắc phục tại nhà bạn có thể thực hành để giải quyết tình trạng nghẹt ngực, khó thở:
Giữ đủ nước cho cơ thể: Chất nhầy có 90% là nước và có thể đặc hơn khi cơ thể thiếu nước. Sử dụng máy tạo độ ẩm, máy xông hơi mặt hoặc máy xông hơi. Làm dịu da mặt bằng một chiếc khăn ấm và ẩm hoặc xông mũi bằng một bát nước nóng. Thử hít thở sâu và các bài tập tư thế. Rửa mũi xoang bằng dụng cụ rửa mũi hoặc thuốc xịt mũi. Gối cao đầu khi ngủ hoặc nằm.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ chất nhầy khỏi phổi sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, các bài tập dưới đây có thể hữu ích.
Lưu ý: Bài tập 1 và 2 là các bài tập thở sử dụng hơi thở để tăng cường chức năng phổi, giúp tống chất nhầy ra ngoài. Bài tập 3 và 4 là các bài tập tư thế sử dụng trọng lực để giúp di chuyển chất nhầy ra khỏi phổi.
1. Bài tập thở sâu tốt cho người bệnh bị ho có đờm
Bài tập hít thở sâu tốt cho người bệnh bị ho có đờm
Bài tập này sẽ giúp mở rộng phổi và làm sạch chất nhầy. Người bệnh có thể nằm hoặc ngồi để thực hiện bài tập này, chỉ cần giữ cho ngực và vai được thư giãn ở tư thế thoải mái.
Cách thực hiện:
Đặt một tay lên bụng trên và tay kia đặt trên ngực để cảm nhận chuyển động của hơi thở. Hít vào thật sâu bằng mũi và cảm thấy bụng đang nở ra. Thở ra từ từ bằng cách mím môi, làm rỗng phổi và bụng xẹp xuống. Lặp lại từ từ ba đến năm lần, và thực hiện nhiều lần một ngày.
Video đang HOT
2. Bài tập xếp chồng bằng hơi thở
Bài tập này có thể giúp mở rộng phổi cho người bệnh, giữ cho các cơ vận động và linh hoạt, đồng thời giúp tăng cường ho để làm sạch chất nhầy. Người bệnh có thể thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày, nhưng hãy đảm bảo rằng thực hiện bài tập này ít nhất một giờ sau khi ăn hoặc uống và dừng lại nếu bạn thấy khó chịu.
Cách thực hiện:
Đẩy hết hơi ra khỏi cơ thể. Hít vào một hơi nhỏ và giữ cho đến khi bạn cần thêm không khí. Hít một hơi nhỏ nữa mà không thở ra. Lặp lại các nhịp thở nhỏ vào mà không thở ra cho đến khi bạn không thể thở vào được nữa. Giữ hơi thở này trong tối đa năm giây. Thở mạnh ra đẩy hết không khí ra khỏi phổi.
3. Bài tập nằm ngửa
Trước khi thực hiện các bài tập tư thế hoặc định vị, hãy đợi ít nhất một giờ sau bữa ăn. Dừng lại nếu bạn đang cảm thấy buồn nôn hoặc nếu tư thế đang làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng của bạn. Tư thế này có thể giúp tống chất nhầy ra khỏi phổi bằng trọng lực.
Cách thực hiện:
Nằm ngửa. Giữ đầu bằng phẳng và uốn cong đầu gối. Chống hông bằng gối để chúng cao hơn ngực. Giữ vị trí này trong ít nhất năm phút. Hãy thử hít thở sâu nếu có thể.
4.Bài tập nằm nghiêng
Chờ ít nhất một giờ sau bữa ăn trước khi thực hiện bài tập này và dừng lại nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc ợ chua. Bài tập này có thể giúp đẩy chất nhầy ra khỏi phổi bằng cách sử dụng trọng lực.
Cách thực hiện:
Nằm nghiêng. Giữ đầu của bạn bằng phẳng, hỗ trợ nó bằng tay của bạn khi cần thiết. Chống hông bằng một chiếc gối cao hơn ngực. Giữ vị trí này trong ít nhất năm phút. Hít thở sâu nếu bạn có thể. Lặp lại tư thế nằm nghiêng về phía bên kia của bạn.
Ho là một trong những triệu chứng có thể tồn tại trong hội chứng sau COVID-19 (hay còn gọi là COVID -19 kéo dài). Đối với một số bệnh nhân COVID-19, tình trạng ho, mệt mỏi, đau và sương mù não có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng sau nhiễm COVID-19.
Ước tính cho thấy khoảng 10% những người bị nhiễm SARS-CoV-2 trở thành bệnh nhân COVID-19 kéo dài. Một trong những triệu chứng phổ biến của COVID-19 kéo dài là ho. Bạn không còn lây nhiễm khi xét nghiệm âm tính với virus, nhưng việc có các triệu chứng kéo dài này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người mắc.
Hãy trao đổi với bác sĩ về cách bạn có thể điều trị các triệu chứng COVID-19 kéo dài của mình.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ tử vong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ tử vong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
"Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ tử vong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục", TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với trẻ em, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
"Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn", TS Hồng nói.
"Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng", TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa trẻ em mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. Trẻ em cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây tử vong ở trẻ em, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch. Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn - Ảnh: WEIBO Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày...