Bài tập cổ: Hỗ trợ điều trị hiệu quả đau vai gáy
Đau vai gáy là một trong những căn bệnh cột sống cổ phổ biến hàng đầu hiện nay gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Thực hiện bài tập cổ sẽ giúp giảm đau, phòng ngừa tái phát.
Nguyên nhân đau vai gáy
Đau vai gáy là tình trạng đau gây ra do sự co cứng cơ vùng vai gáy, kèm theo hạn chế vận động quay cổ, quay đầu. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, khi ngủ dậy. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, bao gồm:
Nguyên nhân cơ học
Sinh hoạt, vận động sai tư thế: nằm nghiêng 1 bên kéo dài khi ngủ, gối đầu quá cao, nằm hoặc ngồi nghiêng cổ, …tất cả những tư thế sai đó sẽ làm gián đoán việc cung cấp máu chứa oxy tới các vùng cơ quanh cổ, khiến chúng dễ bị mỏi, cứng và đau nhức.
Làm việc gắng sức trong thời gian dài mà không thay đổi tư thế hoặc mang vác nặng, khiến cho cơ bị kéo căng quá lâu gây nên tình trạng đau mỏi
Các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo căng quá mức hoặc bị chèn ép có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
Các bệnh lý xương khớp
Đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai… Lúc này, người bệnh cần được điều trị sớm và phù hợp để tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng hoặc mạn tính.
Thoái hóa cột sống cổ hoặc bệnh lý xương khớp có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy
Vai trò của việc luyện tập với trường hợp đau vai gáy
Việc đau vai gáy khiến nhiều người hạn chế vận động vùng cổ do cảm giác đau tăng khi vận động vùng này. Hơn nữa, nhiều người cũng quan niệm rằng, cần để vùng vai gáy nghỉ ngơi, tránh vận động sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy, việc luyện tập có thể giúp làm dịu cơn đau. Khi cảm giác đau đã giảm bớt, những bài tập khác sẽ giúp phục hồi lại vận động của vùng cổ và tái tạo sức mạnh của cơ. Những bài tập đó không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng hiện tại, chúng còn có vai trò ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Sau đây là bài tập giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau mỏi ở vai, bạn sẽ dần cảm thấy vị trí đau lui dần về phía giữa cột sống. Nếu bạn tiếp tục tập luyện, cơn đau sẽ dần biến mất.
Video đang HOT
Đi thẳng người và thẳng đầu
Với tư thế này, bạn cần giữ ngực vươn ra trước, vai thẳng và đầu ở vị trí sao cho 2 tai và 2 vai tương ứng thẳng hàng. Để đầu ngả về phía trước là một thói quen có hại mà bạn nên cải thiện bởi thói quen này có thể góp phần gây nên tình trạng đau vai gáy và kéo dài thời gian phục hồi.
Tư thế đi thẳng người và thẳng đầu
Nằm ngửa và thẳng đầu
Tư thế này giúp bạn thiết lập và dùy trì thói quen giữ đầu thẳng một cách dễ dàng. Bằng cách nằm ngửa trên một chiếc gối mỏng hoặc tốt nhất là không dùng gối, hãy để đầu bạn ngửa một cách tự nhiên nhất, khi đó, 2 tai, 2 vai và 2 bên hông sẽ thẳng hàng. Dành tối thiểu 5 – 10 phút hoặc thậm chí hàng giờ cho tư thế này sẽ giúp bạn cảm thấy triệu chứng đau vai gáy dịu bớt.
Tư thế nằm ngửa và thẳng đầu
Nằm ngửa và co rút cổ
Chuẩn bị bài tập với tư thế nằm ngửa, đầu ở vị trí thẳng giữa. Bạn đặt các ngón tay lên cằm, dùng các ngón tay đó ấn gập cằm xuống sao cho bạn cảm giác giãn căng tại vùng gáy và đầy tức ở vùng cằm. Lặp lại động tác này 8 – 10 lần và theo dõi triệu chứng đau vai gáy. Nếu triệu chứng này đau tăng thêm khi bạn luyện tập thì hãy dừng bài tập này.
Ngồi và co rút cổ
Bài tập này có thể giúp làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau vai gáy bằng cách gập cằm tối đa có thể ở tư thế đầu thẳng giữa. Bạn đặt tay vào phía trước cằm, dùng các ngón tay ấn cằm áp sát với cổ nhất có thể. Tuy nhiên, bạn cần luôn giữ mặt hướng về phía trước. Lúc này bạn cảm thấy phần gáy căng giãn và vùng cằm căng tức. Giữ trạng thái này trong 1 – 2 giây sau đó thả lỏng, để cho đầu bạn trở về vị trí tự nhiên. Lặp lại động tác này 8 – 10 lần cho mỗi đợt tập và tiến hành 3 – 4 đợt mỗi ngày, đặc biệt khi bạn cảm nhận thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt. Ngay cả khi bạn hết đau vai gáy, bạn vẫn nên kiên trì duy trì bài tập này 3 – 4 lần/ngày liên tục trong 2 tuần tiếp theo để dự phòng đau tái phát về sau.
Ngồi và co rút cổ
Bài tập dự phòng đau tái phát sau khi đã giảm đau
Trong nhiều trường hợp, triệu chứng đau vai gáy có thể thuyên giảm sau 1 – 2 ngày tập luyện. Khi đó, bạn có thể dần quay lại những hoạt động thường ngày và bắt đầu những bài tập đơn giản.
Trước hết bạn cần thiết lập thói quen ngồi đúng tư thế: thẳng lưng, đầu thẳng giữa, đồng thời cần tránh tối đa tư thế đứng, ngồi đưa đầu về phía trước. Đồng thời với việc xây dựng thói quen này, các bài tập gym hay những bài tập tăng sức cơ cũng góp phần quan trọng trong việc dự phòng tình trạng đau vai gáy tái phát.
Điều trị đau vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Nếu nguyên nhân đau vai gáy xuất phát từ thoái hóa đốt sống cổ hoặc các bệnh lý xương khớp khác thì các biện pháp giảm đau có thể có tác dụng chậm và cần tới việc điều trị thuốc. Với đặc tính bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, thuốc Xương Khớp Nhất Nhất không chỉ điều trị triệu chứng mà còn ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát nhờ tác động vào cơ địa, nhằm thay đổi cơ địa.
Thuốc Xương Khớp Nhất Nhất có nguồn gốc thảo dược, có bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
Cô gái mắc bệnh ung thư vú, nữ đồng nghiệp phỏng đoán "ngực to dễ mắc bệnh, tôi ngực cup A nên không sao", bác sĩ lý giải thế nào?
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn tỏ vẻ kinh ngạc khi nghe phỏng đoán sai lầm về ung thư vú của đồng nghiệp bệnh nhân Dương.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital, Đài Loan, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ là cô Dương (28 tuổi) là nhân viên văn phòng, có ngực cup D.
Ảnh minh họa
Ngày thường, cô Dương chăm chỉ tập thể thao rèn luyện sức khỏe, nhưng không may cô được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư vú giai đoạn 2. Một thân một mình đến Đài Bắc làm việc, nên khi mắc bệnh ung thư, cô Dương không dám thông báo cho người nhà mà chia sẻ với 2 nữ đồng nghiệp.
Sau khi cô Dương tiến hành phẫu thuật, một trong 2 nữ đồng nghiệp hỏi bác sĩ: " Tại sao cô ấy còn trẻ mà lại mắc bệnh ung thư vú trong khi tiền sử gia đình không có người mắc bệnh và cô ấy không sa đà vào thói quen xấu?". Một nữ đồng nghiệp khác phỏng đoán: "Tôi nghĩ do ngực của cô ấy quá lớn nên dễ mắc bệnh, tôi có ngực cup A nên không sao".
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn tỏ vẻ kinh ngạc khi nghe phỏng đoán sai lầm của đồng nghiệp bệnh nhân Dương. Bởi theo kinh nghiệm khám chữa bệnh, bác sĩ đã từng điều trị cho nhiều bệnh nhân có ngực cup A mắc bệnh ung thư vú. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn cho hay: "Phụ nữ Châu Âu có cỡ ngực lớn hơn phụ nữ Châu Á, nhưng tỉ lệ phụ nữ Châu Á mắc bệnh ung thư vú chưa bao giờ thua kém phụ nữ Châu Âu, do đó phỏng đoán của nữ đồng nghiệp bệnh nhân Dương là sai lầm".
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn giải thích: "Những người phụ nữ có cỡ ngực lớn đa số là do hình thể của họ phát triển nên cỡ ngực lớn hơn người bình thường. Nguyên nhân khiến họ dễ mắc bệnh ung thư vú là do thể trạng của họ mập. Đặc biệt phụ nữ độ tuổi mãn kinh nếu có chỉ số BMI = cân nặng/bình phương chiều cao, gia tăng theo từng năm thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú tăng 18%".
Do đó, size ngực của phụ nữ và bệnh ung thư vú không liên quan đến nhau, BMI mới chính là yếu tố liên quan. "Nếu cỡ ngực của phụ nữ lớn là do chỉ số BMI cao hơn mức thông thường, thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú gia tăng", bác sĩ Giang Khôn Tuấn thông tin thêm.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn dẫn chứng: "Khi bạn đi bơi hoặc đi xông hơi, nếu bạn nhìn thấy người phụ nữ bên cạnh có bộ ngực chảy xệ, bạn không nên chê cười cô ấy. Có nghiên cứu chỉ ra, những phụ nữ có mật độ vú đặc, dày có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Phụ nữ có bộ ngực chảy xệ là do cô ấy có mật độ vú thấp nên khả năng mắc bệnh ung thư vú thấp hơn".
Ung thư vú giai đoạn 2 là gì?
Ung thư vú là các tế bào vú phát triển bất thường không theo sự kiểm soát của cơ thể, tạo thành khối u với những đặc điểm ác tính như xâm lấn các mô xung quanh và tế bào ác tính có khả năng di căn đến các cơ quan xa trong cơ thể.
Ung thư vú chia làm 4 giai đoạn. Ung thư vú giai đoạn 2 nghĩa là khối u có thể chưa hay đã lan tới các hạch bạch huyết, tuy nhiên chưa lan tới các cơ quan ở xa trong cơ thể.
Những dấu hiệu ung thư vú giai đoạn 2
Đau vùng ngực: Có thể đau âm ỉ, đôi khi không rõ ràng. Đau có thể kèm nóng rát.
Thay đổi vùng da: Da vùng ngực có thế màu đỏ hay màu tím.
Sưng hay nổi hạch ở ngực: Ngực có thể thấy bị sưng bất thường, thấy hạch vùng nách sưng to.
Ngứa ở ngực: Kèm theo các triệu chứng đau, sưng có thể thấy ngứa.
Đau lưng, vai hoặc gáy: Một số phụ nữ thay vì đau ngực lại có cảm giác thường xuyên đau lưng hoặc đau vai gáy.
Đau cột sống thắt lưng: Không điều trị ngay dễ tàn phế suốt đời! Đau cột sống thắt lưng hay còn gọi là đau lưng vùng thấp là hội chứng do đau khu trú trong khoảng từ ngang lưng đến nếp lằn mông (có thể ở một bên hoặc cả hai bên). Đau cột sống thắt lưng dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng. Khoảng 65-80% những người trưởng thành trong bị...