Bãi rác Xuân Sơn đề nghị tạm dừng tiếp nhận rác từ tối 23/6
Khu xử lý chất thải Xuân Sơn đề nghị dừng tiếp nhận rác bắt đầu từ 18h ngày 23/6 do lượng nước rác phát sinh hằng ngày không được xử lý.
Ngày 23/6, ông Phạm Cao Thắng, Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã có văn bản gửi Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị tạm dừng tiếp nhận rác tại Khu Xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) để phòng ngừa sự cố môi trường – mất an ninh, an toàn công tác vận hành.
Theo đó, Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn đang tiếp nhận rác tại ô chôn lấp 2,2ha và hợp nhất với giai đoạn 2 tại cos 38.000 với công suất tiếp nhận 1.750 tấn/ngày. Dự kiến, nếu điều kiện hạ tầng lưu chứa nước rác bảo đảm, sẽ vận hành tiếp nhận rác tại vị trí này đến ngày 30/10 tới.
Video đang HOT
Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây.
Hiện nay, lượng nước rác phát sinh hằng ngày tại bãi Xuân Sơn khoảng 700- 800m3. Tuy nhiên, từ ngày 1/6, Trạm xử lý nước rác Sơn Tây của Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Sơn Tây (công suất 700m3/ngày) đã dừng hoạt động. Đây là trạm xử lý nước rác duy nhất tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn. Do lượng nước rác phát sinh hằng ngày không được xử lý, dẫn đến tổng khối lượng nước rác lưu chứa tại các hồ tính đến ngày 23/6 đã lên đến 70.153m3/71.000m3.
“Nếu tiếp tục tiếp nhận rác tại bãi Xuân Sơn, chắc chắn sẽ xảy ra sự cố tràn nước rác ra môi trường”, Phó Tổng Giám đốc URENCO Phạm Cao Thắng khẳng định.
Để bảo đảm an toàn công tác vận hành và ngăn ngừa sự cố môi trường tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, URENCO đề nghị Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị cho tạm thời dừng tiếp nhận rác về Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn từ 18h ngày 23/6/2022 đến khi giải quyết được tình trạng khó khăn đối với hạ tầng lưu chứa nước rác các hồ chứa. Đồng thời, cho vận hành trở lại Trạm xử lý nước rác Sơn Tây để giảm áp lực đối với công tác lưu chứa nước rác tại bãi.
Trước đó, ngày 7/6, URENCO cũng đã có báo cáo khẩn cấp về công tác quản lý vận hành tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn. Trong đó khẳng định đến ngày 22/6 các hồ chứa nước rác sẽ hết khả năng lưu trữ.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 5.000 tấn thải sinh hoạt. Trong đó, bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) tiếp nhận trung bình hơn 4.000 tấn rác/ngày theo hình thức chôn lấp, phát sinh lượng nước rỉ rác khoảng 2.800 – 3.000 m3/ngày (chưa bao gồm lượng nước rác phát sinh do mưa). Còn lại bãi rác Xuân Sơn (Sơn Tây) tiếp nhận xử lý khoảng hơn 1.000 tấn rác theo hình thức đốt kết hợp chôn lấp.
Hà Nội: Không để tồn đọng rác thải có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong dân cư
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 948/UBND-ĐT về việc tăng cường quản lý chất thải đối với các trường hợp mắc COVID-19 đang cách ly tại nhà.
Văn bản của UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện phương án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người mắc COVID-19.
Hà Nội tăng cường quản lý chất thải đối với các trường hợp mắc COVID-19 đang cách ly tại nhà.
Căn cứ hồ sơ về giá dịch vụ phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 của Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài chính khẩn trương phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm duyệt, báo cáo UBND thành phố trong tháng 4/2022.
Bên cạnh đó lãnh đạo TP Hà Nội đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân nắm và thực hiện các hướng dẫn về việc phân loạ, thu gom, lưu giữ chất thải lây nhiễm; đề nghị các địa phương chỉ đạo việc thu gom, vận chuyển và tổng hợp thông tin, số lượng chất thải phát sinh, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế để xem xét, chủ động điều tiết hoạt động thu gom, vận chuyển tại địa phương.
Các xã, phường, thị trấn, các đội phòng dịch cơ động không để tồn đọng chất thải có nguy cơ lây nhiễm trong dân cư, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, gây bức xúc dân sinh.
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải được thực hiện chậm nhất cuối năm 2024 Từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực. Ngày 10/1/2022, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 08 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 02 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi...