Bãi rác quá tải gây ô nhiễm môi trường tại Tiền Giang
Thời gian gần đây, một số bãi rác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rơi vào tình trạng quá tải, phát sinh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, các nhà máy xử lý rác sớm được triển khai trong thời gian tới sẽ giải quyết được tình trạng này.
Các xe máy ủi rác lên cao tại bãi rác xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước).
Dân khổn khổ vì mùi rác thải
Theo thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có tám bãi rác đang hoạt động, nhưng hầu hết các bãi rác xử lý rác thải bằng biện pháp chôn lấp, không hợp vệ sinh. Một số bãi rác đang trong tình trạng quá tải, chưa có hệ thống xử lý nước rỉ rác hoàn chỉnh, nước rỉ ra chỉ xử lý bằng hồ sinh học tự phân hủy, bốc hơi nên dễ tràn ra ngoài vào mùa mưa gây ảnh hưởng tới môi trường.
Hai bãi rác lớn nhất nằm ở khu vực phía đông và phía tây tỉnh Tiền Giang đều đang gặp vấn đề về xử lý môi trường. Đó là bãi rác xã Long Chánh ( thị xã Gò Công) nằm ở phía đông và bãi rác xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước) nằm ở phía Tây tỉnh. Bãi rác xã Long Chánh có quy mô hơn 5,5 ha, tiếp nhận khoảng 70 tấn rác/ngày nhưng chủ yếu dùng biện pháp chôn lấp lộ thiên, khí thải phát sinh chưa được xử lý, mùi phát sinh từ rác thải được xử lý bằng cách phun, xịt.
Có quy mô 14,88 ha, bãi rác xã Tân Lập 1 là bãi rác lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Dù công suất chôn lấp của bãi rác này chỉ 180 tấn/ngày đêm, nhưng mỗi ngày bãi rác này phải tiếp nhận khoảng 350 tấn rác vì không chỉ đảm nhiệm xử lý rác cho thành phố Mỹ Tho, huyện Tân Phước, huyện Châu Thành mà còn “gánh” thêm rác từ các huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và một phần huyện Chợ Gạo. Hiện, bãi rác này xử lý rác bằng biện pháp chôn lấp kết hợp phun xịt khử mùi, có ao sinh học chống chảy tràn nước rỉ rác, nhưng khi mưa lớn, nước chảy tràn gây phát sinh mùi và ảnh hưởng tới môi trường. Mùi khí thải, cùng nước rỉ rác từ xe vận chuyển đang gây phiền toái cho nhiều người dân dù ở cách xa bãi rác cả cây số.
Ông Tăng Văn Chín ở ấp 5, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, than phiền: “Dù nhà tôi cách xa bãi rác 1,5 km nhưng vẫn ngửi thấy mùi hôi. Cháu của tôi bị viêm mũi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Ngoài ra, tình trạng xe chở rác khi đến khúc cua vào bãi rác thường để chảy nước rỉ rác xuống làm đường trơn trượt, rất dễ gây tai nạn. Nếu gặp trời mưa lớn, nước tự rửa trôi, còn không thì đường trơn hoài. Đã có một số người ngã xe do trơn trượt khi qua khu vực này”.
Đến khảo sát bãi rác xã Tân Lập 1 mới cảm nhận được mức độ quá tải ở bãi rác này. Những xe máy ủi phải làm việc tích cực ủi rác lên cao từ 2-6m. Nhưng điều ngạc nhiên nhất là tại núi rác khổng lồ này, khói trắng ngùn ngụt tỏa ra khắp nơi. Qua tìm hiểu, từ tháng 3-2019, bãi rác này xuất hiện tình trạng cháy lan rộng. Khói từ bãi rác này theo gió phát tán mùi hôi ra khắp khu vực xung quanh. Ông Phan Văn Phương (ấp 5 xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, Tiền Giang), cho biết: “Bãi rác này bốc cháy liên tục phát tán mùi hôi đến những hộ dân gần đó, nhất là thời điểm sáng sớm và tối muộn. Khói kèm mùi hôi từ đám cháy bay vào nhà không có cách nào ngăn cản nổi. Mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên xuống dập lửa, nhưng hiện tượng cháy âm ỉ vẫn kéo dài suốt thời gian qua”.
Video đang HOT
Trao đổi với đơn vị phụ trách xử lý rác tại Bãi rác xã Tân Lập 1, ông Lê Minh Sáng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho, cho biết, hiện nay, bãi rác đang chứa rác của 7/11 huyện, thị, thành phố của Tiền Giang. Tình trạng quá tải gây ra các sự cố môi trường. Nhưng vấn đề xử lý rác gặp khó là không thể đào thêm chỗ chôn lấp mới, phải ủi rác lên cao. Công ty đã đề nghị và được tỉnh Tiền Giang đồng ý thu hồi 2 ha đất trong khu quy hoạch để xử lý thêm rác trong thời gian chờ đợi xây dựng xong nhà máy đốt rác.
Riêng việc xảy ra cháy tại bãi rác do tồn khí metan lâu ngày trong bãi rác phát sinh cháy lan, công ty đã phối hợp lực lượng phòng cháy, chữa cháy tỉnh dập lửa liên tục trong nhiều ngày nhưng không dập cháy hoàn toàn được, lửa vẫn cháy âm ỉ và bắt cháy tiếp phía dưới. Công ty đã trang bị máy bơm, ống dẫn nước để xịt, tưới hằng ngày nhằm hạn chế tối đa vấn đề khói ô nhiễm tới môi trường. Giải pháp trước mắt làm sao giảm cháy, giảm khói phát tán ra ngoài chứ thực tế không thể dập tắt hoàn toàn lửa âm ỉ dưới bãi rác khổng lồ thế này.
Còn việc đổ nhớt, rỉ rác tràn ra đường, lãnh đạo công ty đã quán triệt tăng cường công tác xịt rửa xe từ bãi rác trước khi ra đường. Khó khăn hiện nay là các xe chở rác đã cũ, thiết bị hư hỏng, công ty đã cho sửa chữa, hạn chế đổ nhớt ra đường. Để giải quyết dứt điểm, thời gian tới, đơn vị đã có phương án trang bị thiết bị mới khép kín, hạn chế tối đa ảnh hưởng môi trường.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy rác
Theo ông Huỳnh Hữu Quyền, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang, hiện nay, lượng rác sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, một số bãi rác đã được đầu tư xây dựng cách đây nhiều năm, do đó quy mô diện tích không đủ chứa. UBND tỉnh Tiền Giang đã quyết liệt chỉ đạo ngành lập các quy hoạch các bãi rác tập trung ở phía tây và phía đông của tỉnh để đầu tư các nhà máy theo công nghệ đốt, nhằm xử lý lượng rác phát sinh hằng ngày và lượng rác hiện hữu đang có.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại bãi rác xã Tân Lập 1, năm 2019, UBND tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư khu xử lý tại đây. Sau đó, có bảy nhà đầu tư nộp hồ sơ xin đầu tư dự án bãi rác xã Tân Lập 1. Nhưng qua thẩm định, các nhà đầu tư này chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nên tỉnh tạm hoãn đấu thầu chọn nhà đầu tư. Do đó, việc xây dựng nhà máy thêm một lần lỗi hẹn.
Ông Huỳnh Hữu Quyền cho biết: “UBND tỉnh Tiền Giang đã giao cho Sở Xây dựng tiếp tục tổ chức mời gọi đầu tư xây dựng hai nhà máy xử lý rác theo công nghệ đốt tại bãi rác xã Tân Lập 1 với quy mô khoảng 2 ha với tổng kinh phí hơn 260 tỷ để xử lý khoảng 500 tấn rác/ngày và nhà máy đốt rác tại bãi rác xã Long Chánh công suất 200 tấn rác/ngày.
Hiện nay, Sở Xây dựng đang làm thủ tục đấu thầu lần 2 dự án nhà máy đốt rác tại bãi rác xã Tân Lập 1. Dự kiến, Sở Xây dựng sẽ chọn nhà thầu, triển khai xây dựng dự án nhà máy đốt rác này trong năm 2020 và đưa vào hoạt động từ giữa năm 2022 sau hai năm xây dựng. Song song đó, việc lựa chọn nhà đầu tư và triển khai dự án nhà máy đốt rác tại Bãi rác Long Chánh cũng được thực hiện trong năm 2020.
Sau khi có hai nhà máy xử lý rác này, tỉnh sẽ giải quyết căn bản tình trạng xử lý rác hiện hữu và rác mới tại hai bãi rác lớn theo quy trình hợp vệ sinh, giúp công tác xử lý rác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang quy củ hơn trong thời gian tới”.
Nhà máy xử lý rác nghìn tỷ đốt... lộ thiên
Tổng kinh phí đầu tư lên tới 1.439 tỷ đồng nhưng Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum đốt lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường.
Nhà máy xử lý rác bằng cách đốt lộ thiên.
Sống chung với ô nhiễm
Thời gian qua, nhiều người dân sinh sống trên phường Ngô Mây (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) vô cùng bức xúc với vấn đề môi trường sống. Bởi Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum xử lý rác thải bằng cách đốt, gây ô nhiễm môi trường.
Ông Phạm Văn Thuần (thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây) cho hay, mặc dù nhà máy xây dựng với quy mô lớn. Tuy nhiên, hàng ngày nhà máy này vẫn xử lý rác thải bằng cách đốt, khiến khói bụi bay mù mịt.
"Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 15 - 20 giờ nhà máy lại đốt rác khiến khói bụi bay mù mịt. Mùi hôi thối cũng theo gió bay vào khu dân cư khiến cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn", ông Thuần nói.
Trong hoàn cảnh tương tự, anh Trần Anh Dũng cho biết, nhà máy rác đã có từ nhiều năm nay. Ngày nào cũng có hàng chục xe rác ra vào khu vực này. Trong khuôn viên nhà máy rác chất cao, ruồi muỗi bu đen kịt.
"Mỗi lần nhà máy đốt rác thì khói bụi giăng khắp trời. Từng cột khói cao vút, đen ngòm cứ thế bay vào nhà dân. Nó khiến cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng. Lo sợ sức khỏe bị đe dọa, chúng tôi phải thường xuyên đóng cửa.
Người dân chúng tôi đã ý kiến lên các cơ quan chức năng nhiều lần. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý tình trạng này để người dân yên tâm sinh sống, làm việc", anh Dũng nói.
Theo ghi nhận của chúng tôi, bên trong khuôn viên nhà máy, nhiều đống rác được chất cao như núi. Nhà máy tái chế một phần rác thải để làm phân bón. Số không tái chế được chất đống. Đáng ra, số rác này phải chôn hoặc đốt trong lò. Nhưng vì nhà máy này chưa có lò đốt và hết chỗ chôn nên để lộ thiên và cháy âm ỉ.
Khói bụi từ bãi rác theo gió bay vào khu dân cư gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Đầu tư nghìn tỷ, đốt rác lộ thiên
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum được khởi công xây dựng vào tháng 12/2015. Dự án có tổng kinh phí đầu tư lên tới 1.439 tỷ đồng, công suất xử lý 200 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm.
Ông Nguyễn Quốc Vương, Trưởng phòng TNMT TP Kon Tum cho biết, theo nguyên tắc, rác sau khi được thu gom và đưa về nhà máy sẽ được phân loại. Số rác được xử lý có thể làm phân hữu cơ, hoặc tái chế. Những thành phần không thể xử lý sẽ được đốt trong lò tránh gây ô nhiễm môi trường. Khoảng cuối năm 2019, người dân tại phường Ngô Mây đã phản ánh về việc Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum đốt rác lộ thiên, gây khói bụi, ô nhiễm.
Ngay sau đó, Phòng TNMT đã phối hợp cùng UBND phường kiểm tra. Tại đây, công ty cho biết chưa đầu tư lò đốt nên phải đốt trực tiếp tại vị trí bãi rác cũ. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum cho hay, đến đầu năm 2020 sẽ đầu tư hoàn thiện lò đốt rác để xử lý triệt để lượng rác sau khi được phân loại.
Phòng TNMT cũng yêu cầu công ty thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, công ty cũng không được phép đốt rác xung quanh khu vực nhà máy tránh phát sinh khói thải, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Phòng TNMT cũng đề nghị UBND phường Ngô Mây giám sát mọi hoạt động của Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum. Nếu phát hiện đơn vị này vi phạm thì sẽ lập biên bản, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Ông Huỳnh Thúc Viên, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Kon Tum) thông tin, trong phương án, Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum phải có lò đốt rác với công suất 1,5 tấn/giờ. Tuy nhiên, hiện nay đơn vị này chưa xây dựng được với lý do thiếu kinh phí.
"Nhà máy xử lý và tái chế rác thải không được đốt lộ thiên. Như vậy là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường. Đơn vị sẽ cho kiểm tra và tiến hành xử lý nghiêm theo quy định", ông Viên khẳng định.
Luật Biên phòng phù hợp với yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dự kiến sáng 21/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình trước Quốc hội về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Các chiến sĩ Biên phòng, Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (Gia...