Bãi rác Đa Phước bị kiểm tra môi trường, an ninh trật tự
Kết quả kiểm tra môi trường và an ninh trật tự tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước phải báo cáo với UBND TP HCM sau 7 ngày.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa yêu cầu Sở Tài nguyên – Môi trường và chính quyền huyện Bình Chánh kiểm tra, giải quyết tình hình ô nhiễm môi trường và an ninh trật tự tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước. Kết quả phải báo cáo lãnh đạo thành phố sau một tuần.
Động thái này được thành phố đưa ra sau gần nửa tháng người dân xung quanh kéo đến bãi rác Đa Phước phản ứng gay gắt.
Họ cho biết, sau cơn mưa lớn trưa 2/10 thấy nước sủi bọt, có màu lạ từ Đa Phước chảy ra kênh rạch. Khẳng định đây là nước thải từ khu xử lý chảy tràn ra ngoài gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm chết thủy hải sản, người dân yêu cầu Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS, chủ đầu tư) giải quyết sự việc…
Nước từ bãi rác Đa Phước tràn ra ngoài được cho là nước thải. Ảnh người dân cung cấp.
Việc tập trung đông người đã khiến các xe vận chuyển rác không thể vào bãi chôn lấp. Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND và Công an huyện Bình Chánh, xã Đa Phước… có mặt ngay sau đó để kiểm soát tình hình, ghi nhận ý kiến người dân, kiểm tra hiện trường và lấy mẫu nước giám định.
Đây không phải là lần đầu tiên người dân bức xúc về tình trạng ô nhiễm do bãi rác này gây ra. Suốt 10 năm qua, người dân xã Đa Phước gửi rất nhiều đơn kiến nghị về tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh bãi rác.
Trong khi đó, báo cáo Thành ủy và UBND thành phố, chủ đầu tư bãi rác Đa Phước cho rằng, nước chảy từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn xuất hiện khi nhà thầu bơm hơn 15.000 m3 cát ở phía Đông vào trong, để xây dựng. Do trời mưa lớn, nước tạo lối thoát trôi khoảng 200 m3 cát ra ngoài.
Khẳng định hiện tượng này không phải là nước rỉ rác, chủ đầu tư bãi rác Đa Phước cam kết nếu vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
VWS cũng cho rằng, sau khi sự việc xảy ra một số người dân loan tin không đúng, xâm nhập vào trụ sở công ty… khiến các chuyên gia nước ngoài và hàng trăm nhân viên khu xử lý rác Đa Phước bất an.
Người dân tập trung trước trụ sở Công ty VWS – bên trong Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước suốt đêm 2/10. Ảnh người dân cung cấp.
Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước rộng 128 ha, tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD. Giai đoạn một của dự án (tổng vốn hơn 32 triệu USD) được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2007.
Bãi rác Đa Phước là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Vụ việc cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có phương án giải quyết.
Đến cuối tháng 9/2016, chính quyền TP HCM xác định mùi hôi mà người dân khu Nam Sài Gòn phản ánh bắt nguồn từ khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước (huyện Bình Chánh). Đồng thời, thành phố sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Bãi rác Đa Phước bị thanh tra
Gây ô nhiễm môi trường, giá xử lý rác cao làm thiệt hại ngân sách... và hàng loạt nội dung khác vừa được Thanh tra Chính phủ công bố trong quyết định thanh tra đối với Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
Ông Võ Văn Đồng, Cục trưởng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra khu vực 3 (Cục 3 - Thanh tra Chính phủ) cho biết vừa công bố quyết định thanh tra dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (còn gọi là bãi rác Đa Phước).
Động thái này diễn ra sau khi Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Kiểm toán Nhà nước và UBND TP HCM làm rõ những nội dung tố cáo của ông Đoàn Văn Đức về bãi rác Đa Phước.
Kết quả thanh tra phải báo cáo Thủ tướng trước tháng 4.
Bãi rác Đa Phước ở huyện Bình Chánh. Ảnh: Hữu Nguyên.
Trong đơn tố cáo gửi đến Chính phủ, ông Đức đề nghị hàng loạt vấn đề cần thanh tra triệt để dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của Công ty Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).
Xem xét lại đơn giá xử lý rác từ khi triển khai dự án. Cần đánh giá một cách khoa học từ khâu chấp thuận chủ trương đầu tư, đến khi vận hành khai thác dự án. Theo dõi giám sát quá trình thực hiện nghiệm thu đầu vào trong việc thanh toán từng đợt cho chủ đầu tư dự án, có hay không đúng theo hợp đồng.
Xác định giá trị đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài và Nghị định 52/1999 về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Điều này Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM (đơn vị ký kết hợp đồng) bị cho là "thiếu sót nghiêm trọng".
Lập tổ công tác với nhiều bộ ngành thanh tra tổng thể bãi rác Đa Phước. Đồng thời, xác định trách nhiệm và quyền hạn của UBND TP HCM về những cam kết trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
UBND TP HCM cho phép Công ty Môi trường đô thị đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác số 3 Phước Hiệp (huyện Củ Chi) bằng ngân sách. Sau đó, cũng chính UBND TP HCM đóng cửa Phước Hiệp, tạo thế độc quyền tiếp nhận rác cho Đa Phước. Việc làm này được cho là gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách.
Làm rõ căn cứ UBND TP HCM ứng trước cho chủ đầu tư 9 triệu USD bằng ngân sách.
Khu xử lý rác Đa Phước sau khi nhận thêm 2.000 tấn rác của Phước Hiệp đã q uá tải, mùi hôi thối phát tán hàng chục km, khu dân cư Phú Mỹ Hưng không chịu nổi. Do vậy cần sớm đóng cửa bãi rác để tránh nhiều hậu quả về môi trường.
Cần có cơ quan giám định độc lập, giám định thiệt hại của người dân, doanh nghiệp do ô nhiễm xuất phát từ khu xử lý rác để buộc chủ đầu tư bồi thường.
Dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm tại xã Đa Phước (huyện Bình Chánh) trên diện tích 128 ha, tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án (tổng vốn hơn 32 triệu USD) được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2007.
Trong kết luận của Thanh tra TP HCM đầu năm 2016, giá xử lý rác tại Đa Phước cao hơn tất cả các đơn vị khác. Trong đó, cùng là công nghệ chôn lấp nhưng thành phố áp dụng giá xử lý một tấn rác với VWS cao hơn 67.384 đồng (tương đương 3 USD) so với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị thành phố.
Với đơn giá này, chỉ tính riêng việc chuyển 2.000 tấn rác mỗi ngày từ khu xử lý rác Phước Hiệp (đã được UBND TP HCM quyết định đóng cửa) về Đa Phước từ đầu năm 2015, mỗi năm ngân sách thành phố phải chi thêm khoảng 48 tỷ đồng. Chênh lệch giá được giới chuyên gia về môi trường tính toán TP HCM đang cho VWS xử lý 5.000 tấn mỗi ngày, tức là mỗi năm phải chi nhiều hơn cho công ty này 3 triệu USD "và việc đó đã kéo dài gần chục năm nay là điều vô lý".
Bãi rác Đa Phước là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Vụ việc cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có phương án giải quyết.
Đến cuối tháng 9/2016, chính quyền TP HCM xác định mùi hôi mà người dân khu Nam Sài Gòn phản ánh bắt nguồn từ khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước (huyện Bình Chánh). Đồng thời, cam kết sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả.
Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS) được đầu tư 100% vốn từ Công ty California Waste Solution (CWS), có trụ sở tại California, Mỹ.
Người sáng lập VWS là ông David Dương, Việt kiều Mỹ. Ông cũng là Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Công ty California Waste Solutions (CWS), Mỹ. Website của VWS giới thiệu ông David Dương là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn dựa trên kinh nghiệm điều hành ba khu liên hợp tương tự tại tiểu bang California.
Trong đơn cố cáo, ông Đoàn Văn Đức nhận mình là người hướng dẫn ông David Dương về Việt Nam đầu tư xử lý rác, giới thiệu ông này cho ông Lê Thanh Hải - khi đó là Chủ tịch UBND TP HCM. Sau đó ông David Dương được thành phố cho đầu tư dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
Trung Sơn
Theo VNE
Đa Phước muốn trả lại TP HCM 2.000 tấn rác mỗi ngày Sau sự cố gây mùi hôi cho khu Nam Sài Gòn, bãi rác Đa Phước đề nghị chính quyền thành phố cho trả lại 2.000 tấn mỗi ngày mà họ nhận thêm từ cuối năm 2014. Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS) vừa gửi văn bản đến Thành ủy, HĐND, UBND TP HCM và Sở Tài nguyên - Môi...