Bãi lầy chiến địa Afghanistan: Nước cờ mạo hiểm và sai lầm

Theo dõi VGT trên

Ngày 25-12-1979, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Dmitry Ustinov chính thức ban bố sắc lệnh “Quân đoàn số 40 và Không quân sẽ vượt qua biên giới của Cộng hòa Dân chủ Afghanistan trên bộ và trên không vào lúc 15 giờ ngày 25-12″. Đây được xem là bước khởi đầu chính thức cuộc can thiệp của Liên Xô tại Afghanistan.

Ngày 27-12, cả thế giới gần như bị chấn động trước thông tin Tổng thống Afghanistan Hafizullah Amin đã bị ám sát trong một chiến dịch đột kích của lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz GRU của Liên Xô. Toàn bộ lực lượng bảo vệ cung điện Tajbeg từ 100-150 lính đều bị tiêu diệt. Cung điện Tajbeg từng là đại bản doanh Quân đoàn Trung ương của quân đội quốc gia Afghanistan, có kết cấu phòng thủ vững chắc, tường có thể chịu được hỏa lực của pháo binh.

Khi Hafizullah Amin chuyển đến đây từ Phủ Chủ tịch tọa lạc ở trung tâm Kabul, người ta đã phá gần hết các tuyến đường dẫn đến cung điện, ngoại trừ một tuyến được phòng thủ bằng súng máy hạng nặng và pháo binh, 7 đồn bốt, mỗi đồn có bốn lính gác được trang bị súng máy, súng cối và súng trường tự động. Từng có nhiều tường thuật về hoàn cảnh Hafizullah Amin thiệt mạng, song các chi tiết chính xác đến nay vẫn chưa bao giờ được chứng thực.

Bãi lầy chiến địa Afghanistan: Nước cờ mạo hiểm và sai lầm - Hình 1

Nguyên soái, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô D.Ustinov, người trong năm 1979 đã ra lệnh đưa quân vào Afghanistan.

Cùng khoảng thời gian trên, các phân đội lính đổ bộ đường không Liên Xô đã bao vây các đơn vị của quân đội Afghanistan tại Kabul, chiếm các mục tiêu chủ chốt của thủ đô như Bộ Tổng tham mưu, trụ sở Bộ An ninh và Bộ Nội vụ Afghanistan, các đầu mối thông tin liên lạc như Trung tâm phát thanh và truyền hình.

Nếu xét từ góc độ kỹ thuật thì những kết quả ban đầu của các đội đặc nhiệm là hoàn hảo, thậm chí là xuất sắc: rất ít đổ máu và kiểm soát được thủ đô Afghanistan, các đơn vị quân đội Afghanistan bị khóa chặt trong các doanh trại và hầu như không kháng cự, chính quyền được thay đổi bằng “người của Liên Xô tại Kabul” đi cùng các đơn vị Xôviết từ Moscow lên nắm quyền một cách êm thấm.

Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô tại Termez, nước cộng hòa Uzbekistan, đã thông báo trên Đài truyền thanh Kabul rằng, Afghanistan đã được “giải phóng” khỏi ách thống trị của Amin. Theo Bộ Chính trị Liên Xô, họ đã hành động phù hợp với “Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Láng giềng thân thiện” hai nước ký kết năm 1978 và rằng, Amin “đã đền tội bởi một tòa án vì các tội ác của ông ta”.

Một bản tin phát đi từ Đài phát Kabul nhưng sau đó được xác định là từ một cơ sở Liên Xô tại Uzbekistan đã thông báo việc hành quyết Hafizullah Amin được tiến hành bởi Ủy ban Trung ương Cách mạng Afghanistan. Ủy ban này sau đó đã chọn cựu Phó thủ tướng trong chính phủ Babrak Karmal, người từng bị hạ cấp xuống làm đại sứ tại Tiệp Khắc sau khi Khalq lên nắm quyền lực, lên làm chủ tịch và ủy ban này đã yêu cầu sự trợ giúp quân sự từ phía Liên Xô.

Bãi lầy chiến địa Afghanistan: Nước cờ mạo hiểm và sai lầm - Hình 2

Các tài liệu liên quan đến công tác chuẩn bị cho cuộc can thiệp quân sự có lẽ đã bị tiêu hủy gần hết.

Video đang HOT

Tuy nhiên, các sự kiện tiếp theo diễn ra sau đấy không còn trơn tru như trước nữa và tất yếu đưa đến một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, tàn phá không chỉ Afghanistan mà còn làm Liên Xô dần kiệt quệ. Tại sao tất cả lại thay đổi đột ngột như vậy? Tại sao thay vì hỗ trợ quân sự cho một chế độ đang sụp đổ thì ban lãnh đạo tối cao Liên Xô lại sử dụng sức mạnh của các đơn vị đặc nhiệm và đưa quân ồ ạt vào Afghanistan để lật đổ chế độ đó? Động cơ thực sự là gì, dựa trên những tin tức nào để họ ra quyết định và cơ chế nào ra quyết định này? Loạt câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có được các câu trả lời rõ ràng mặc dù 37 năm đã trôi qua, nhiều lần thay đổi chế độ và xuất hiện hàng loạt hồi ký của các nhân vật tham gia.

Điều đáng lưu ý: những người viết hồi ký về cuộc chiến tại Afghanistan chủ yếu là các sĩ quan KGB. Các tướng lĩnh Xôviết nhận thức được rằng một chiến dịch như vậy không đem lại chút lợi ích nào về mặt quân sự – chiến lược và “tại sao chúng ta lại phải đưa quân vào cái bẫy đá khổng lồ đó – nơi không có đường sắt, đường thủy để vận chuyển vũ khí đạn dược, đảm bảo vật chất- kỹ thuật… và con cháu chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho những sai lầm này”.

Nhưng khi Tổng tham mưu trưởng Ogarkov tìm cách thuyết phục Bộ trưởng Quốc phòng D.Ustinov rằng, việc đưa quân vào Afghanistan là thiếu cân nhắc, ông đã nổi nóng và nói ngắn gọn: “Nhiệm vụ duy nhất của đồng chí là chấp hành mệnh lệnh”.

Cựu phó Tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục I KGB V. Kirpichenko viết trong hồi ký: “Sau khi thay đổi chế độ ở Kabul ngày 27-12-1979, tất cả những người tham gia chiến dịch được lệnh quên tất cả mọi chuyện và tiêu hủy toàn bộ các hồ sơ tài liệu có liên quan. Tôi cũng đã hủy toàn bộ các ghi chép, trong đó ghi tỉ mỉ đến từng phút các sự kiện xảy ra ở Afghanistan tháng 12-1979″.

Còn L.Shebarshin, người lãnh đạo Cơ quan tình báo KGB những năm 1989-1991 cũng có quan điểm tương tự: “KGB hiện không còn lưu trữ một tài liệu mật nào liên quan về tiến trình ra quyết định lật đổ Tổng thống Amin, thành lập chính phủ mới do Karmal đứng đầu và đưa quân vào Afghanistan”. V.Kriuchkov, lãnh đạo một ban thuộc KGB lúc đó viết: “Mỹ, Anh, Đức và một số nước khác lúc đó rất quan tâm đến Afghanistan, đặc biệt là các khu vực phía bắc (giáp Liên Xô). Họ đã ráo riết tìm mọi cách làm suy yếu ảnh hưởng và vị thế của Liên Xô tại Afghanistan…

Theo kênh của KGB và GRU (Cơ quan tình báo quân đội Liên Xô), ngày càng có nhiều tin tình báo về các mưu đồ sâu xa của Mỹ sử dụng khu vực lãnh thổ (Afghanistan) giáp phía Nam Liên Xô” và “để vô hiệu hóa các mối đe dọa từ hướng Nam như vậy, Liên Xô sẽ buộc phải bố trí bổ sung ở các nước cộng hòa Trung Á không ít hơn một tập đoàn quân, thành lập các tuyến phòng thủ bổ sung với cơ sở hạ tầng tốn kém, hầu như thành lập mới hệ thống phòng không”. Khó có thể không tin vào nhận xét này của Trưởng ngành tình báo KGB; nhưng từ đó xuất hiện câu hỏi: có lẽ đây chính là những kế hoạch có chủ ý của Mỹ mà trực tiếp là CIA nhằm để Liên Xô tin vào điều này.

V. Kolesnhik, sĩ quan cao cấp GRU của Bộ Tổng tham mưu (lúc đó là đại tá, sau là thiếu tướng), người chỉ huy chiến dịch tấn công dinh tổng thống Amin nhớ lại rằng, ngay trước khi chiến dịch bắt đầu, tướng KGB Iu. Deozlov, cấp phó của ông trong chiến dịch này đồng thời chỉ huy các đội đặc nhiệm KGB, khi phát biểu trước những người tham gia chiến dịch đã nói rằng “Amin chính là gián điệp của CIA”. Còn tướng Drozlov, lúc ấy cũng là lãnh đạo một cơ quan thuộc KGB vài lần đã khẳng định với tổ điệp báo (CIA) tại Afghanistan của mình “Mỹ không thể dễ dàng để mất Afghanistan vào tay người Nga như vậy được”.

Ông này cũng khẳng định: “Việc Mỹ đứng chân tại Afghanistan sẽ tạo điều kiện cho nước này tiến sát đến khu quặng mỏ giá trị nhất của thế giới là Tadzikistan – nơi có tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev – chính vì vậy mà Liên Xô phải bảo vệ các đường biên giới phía Nam của mình, bảo vệ các các nguồn năng lượng trong tương lai và các tài nguyên thiên nhiên khác của dãy Pamir”.

Năm 1998, khi trả lời các phóng viên tờ báo Pháp “Le Nouvel Observateur” về nước đi đầy toan tính trên bàn cờ quanh chiến địa Afghanistan, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Z. Brzezinski đã thừa nhận: “Theo các thông tin chính thức thì CIA bắt đầu cung cấp vũ khí cho những kẻ thánh chiến tại Afghanistan sau khi Quân đội Liên Xô tiến vào nước này nhưng trên thực tế thì từ đầu tháng 7-1979, Tổng thống Jimmy Carter đã ký một sắc lệnh về việc giúp đỡ những kẻ chống đối chế độ thân Xôviết ở Kabul. Ngay ngày hôm đó tôi đã gửi Tổng thống ý kiến của mình ‘Theo quan điểm của tôi, việc giúp những kẻ chống đối sẽ dẫn tới việc Liên Xô can thiệp quân sự”.

Khi trả lời câu hỏi của phóng viên là liệu việc quyết tâm tiến hành chiến dịch mật (hỗ trợ phiến quân) có phải là tính toán của Mỹ nhằm đẩy Liên Xô đưa quân vào Afghanistan hay không, Brzezinski trả lời là không hoàn toàn như vây- “Chúng tôi không ép Liên Xô can thiệp, nhưng chúng tôi đã cố tình tăng khả năng để người Nga làm việc đó. Hiệu quả của kế hoạch này là Liên Xô đã rơi vào cái bẫy Afghanistan”. Chỉ có những ai ngây thơ mới nghĩ rằng, trò chơi này qua được mắt tình báo KGB, chưa kể việc CIA còn “tạo điều kiện thuận lợi” để các điệp viên của KGB tiếp cận các thông tin này (những thông tin mà CIA muốn cung cấp) dĩ nhiên, đây là nhiệm vụ hàng đầu của CIA trong chiến dịch này.

Chỉ có thể nói rằng, năm 1979, các nhà lãnh đạo Liên Xô dù nhận thức được nguy cơ cao độ đối với uy tín quốc tế của nhà nước đầu tàu trong khối xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn cố gắng ngăn nội chiến ở đất nước láng giềng. Nhưng kế hoạch can thiệp quân sự này là một bước sai lầm. Các đối thủ của Liên Xô ở phương Tây đã tận dụng bước đi mạo hiểm của Moscow, và chiến tranh đã bùng nổ. Không chỉ các lực lượng cánh tả ở Afghanistan mà còn đội quân Liên Xô đã hứng chịu đòn tấn công của các thế lực đó. Kết quả là, sự hiện diện quân sự của Liên Xô đã kéo dài gần 10 năm.

Tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng” Igor Korotchenko cho biết: “Chiến dịch Afghanistan là không thể tránh khỏi từ quan điểm bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên Xô. Và nhiều người Afghanistan cho đến nay vẫn hoài niệm về ‘Shuravi’, cách người Afghanistan gọi lính Liên Xô thời đó, bởi vì Liên Xô chủ trương rất chân thành giúp đỡ những người Afghanistan xây dựng một tương lai tốt hơn. Chúng tôi đã xây dựng các đường hầm, bảo đảm hoạt động của các hệ thống cung cấp nước, xây dựng trường học và bệnh viện, thành lập ngành công nghiệp.

Khi Liên Xô rút khỏi Afghanistan, thì ở nước này đã có chế độ Najibullah với quân đội mạnh mẽ. Đến cuối năm 1991, Najibullah đã kiểm soát tình hình trong nước. Chỉ sau những sự kiện hỗn loạn tại Moscow khi Liên Xô chấm dứt đột ngột cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Afghanistan, thì chế độ Najibullah bị lật đổ. Nhưng phải chăng những người chiếm chính quyền ở Kabul đã làm cho cuộc sống của cư dân Afghanistan trở nên tốt hơn?”.

Mỹ đã xem cuộc xung đột tại Afghanistan là một phần trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Lạnh. Tới giữa thập niên 1980, phong trào kháng chiến Afghanistan, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Arab Saudi, Pakistan và nhiều nước khác đã khiến Liên Xô phải chịu nhiều tổn thất quân sự cũng như buộc nước này rơi vào tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế. Du kích quân Afghanistan được huấn luyện chủ yếu bởi Hoa Kỳ và Pakistan. CIA đã viện trợ cho các lực lượng chống Liên Xô thông qua Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI), trong một kế hoạch mang tên “Chiến dịch gió lốc”.

Một phong trào tương tự cũng xuất hiện trong thế giới Hồi giáo, với những đạo quân của cái gọi là Những người Arab Afghanistan (được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan gọi với cái tên “những chiến binh tự do”), được tuyển mộ từ Thế giới Hồi giáo để tiến hành cuộc thánh chiến (jihad) chống lại những người cộng sản.

Nổi tiếng trong số họ là một người Arab Saudi tên Osama bin Laden, nhánh Arab của ông ta sau này đã dính dáng tới Al-Qaeda. Sự trợ giúp của chính phủ Hoa Kỳ cho nhóm Mujahideed Afghanistan bản xứ không nhiều, và sự tham dự của Osama bin Laden vào cuộc xung đột không liên quan tới các chương trình của CIA. Dù vậy, chương trình của họ đã thúc đẩy những hệ thống gây quỹ tương tự trong toàn thế giới Arab.

Các chỉ huy Mujahideen rất chú trọng tới các chiến dịch phá hoại. Hành động thường thấy nhất là tấn công các đường dẫn năng lượng, ống dẫn dầu, các đài phát thanh, các trụ sở cơ quan chính phủ, sân bay, khách sạn, rạp chiếu phim… Từ năm 1985-1987, hơn 1.800 hành động khủng bố đã được ghi nhận. Tại vùng biên giới với Pakistan, quân Mujahideen thường phóng 800 quả rocket mỗi ngày.

Từ tháng 4-1985 đến tháng 1-1987, họ đã tiến hành hơn 23.500 lần bắn pháo vào các mục tiêu của chính phủ. Quân Mujahideen thường nghiên cứu kỹ các mục tiêu tấn công bởi họ luôn lởn vởn trong các ngôi làng bên trong tầm bắn của pháo binh Liên Xô và như vậy, chúng chủ ý đặt người dân vào mối nguy hiểm từ cuộc bắn pháo trả đũa của Liên Xô.

Quân Mujahideen cũng thường xuyên tập trung vào việc phá hoại cầu cống, đường sá, phục kích các đoàn xe, phá hủy hệ thống dẫn điện và sản xuất công nghiệp, tấn công các đồn cảnh sát, các đồn lính và căn cứ không quân Liên Xô và thường xuyên nhất là ám sát các quan chức chính phủ và các thành viên PDPA…

Theo Quang Hiếu (tổng hợp)

An ninh thế giới

Mỹ rầm rộ đưa vũ khí đến Đông Âu dễ châm ngòi cuộc xung đột với Nga?

Express ngày 10-1 dẫn lời một nhà bình luận chính trị Mỹ nhận định, việc Mỹ quyết định gửi hàng trăm xe tăng đến biên giới Đông Âu để ngăn chặn cái gọi là sự gây hấn của Nga, rất có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc xung đột giữa Washington và Moscow.

"Việc Mỹ triển khai vũ khí rầm rộ đến Đông Âu sẽ không phải là một biện pháp răn đe hiệu quả, bởi chẳng có gì để phải răn đe, ngăn chặn cả. Đó có thể là mục đích của Mỹ muốn cố tình đẩy cao căng thẳng trong khu vực. Hành động này của Mỹ đã không được tính toán kỹ lưỡng, sự 'nhảy múa' của những chiếc xe tăng thực sự chỉ là một trò hề. Nó giống như một ... cuộc diễu hành hoành tráng, đắt đỏ", ông John Walsh, một giáo sư về khoa học thần kinh và cũng là một nhà bình luận chính trị người Mỹ đã đưa ra những lời giải thích với Sputnik News hôm 9-1.

Mỹ rầm rộ đưa vũ khí đến Đông Âu dễ châm ngòi cuộc xung đột với Nga? - Hình 1

Các thiết bị quân sự sẽ sớm được chuyển đến các nước vùng Baltic giáp Nga

Nhà phân tích John Walsh cũng tin rằng, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ashton Carter đã thông qua kế hoạch triển khai lực lượng quân sự đến Đông Âu, qua đó sẽ lôi kéo các nước nhỏ hơn ủng hộ Mỹ và quay lưng với Nga.

"Các nước châu Âu nên hết sức thận trọng khi đặt họ giữa Mỹ và Nga. Hãy nhìn những gì đã từng xảy ra với Ukraine", ông Walse cảnh báo.

Ông Todd Pierce, một quan chức nghỉ hưu và là một nhà sử học của Mỹ cũng cho rằng, đợt triển khai lực lượng mới này của Mỹ là quá nhỏ, chưa đủ để có thể trở thành sự răn đe đáng tin cậy. Động thái mới nhất này của Washington chỉ khiến ngân sách của Lầu Năm Góc phồng to lên mà thôi.

Trong vài ngày qua, khoảng 4.000 lính Mỹ và 2.800 thiết bị quân sự đã đổ về cảng Bremerhaven của Đức. Lực lượng mới của Mỹ đầu tiên sẽ được điều đến Ba Lan để tham gia các cuộc tập trận vào cuối tháng này và sau đó sẽ được triển khai đến các nước vùng Baltic, Bulgari, Rumani.

Mỹ rầm rộ đưa vũ khí đến Đông Âu dễ châm ngòi cuộc xung đột với Nga? - Hình 2

Một số lượng lớn thiết bị quân sự Mỹ đã đổ về cảng Bremerhaven của Đức

Được biết, việc quân đội Mỹ quyết định gửi một số lượng lớn binh sĩ và thiết bị quân sự tới Đông Âu là để phục vụ chiến dịch Atlantic Resolve của NATO, nhằm đáp trả các hoạt động của Nga tại khu vực, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine.

Washington nhiều lần khẳng định, sự can thiệp quân sự của Moscow tại Kiev chính là tiền đề cho việc xây dựng quân đội của họ ở Đông Âu, còn Nga luôn coi sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của NATO dọc biên giới phía tây nước này là một mối đe dọa an ninh.

Theo Hoàng Nguyễn/ Express

An ninh thủ đô

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
11:52:54 03/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Lo cho Kỳ Duyên ở Miss Universe
06:50:19 05/11/2024
Nhan sắc gây sốc của Park Min Young
05:57:07 05/11/2024

Tin mới nhất

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Israel đang ở 'ngã ba đường' khi các hoạt động ở Gaza và Liban đạt đến giới hạn

09:09:27 05/11/2024
Các mặt trận đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều tháng, các nhà trung gian Mỹ, Ai Cập và Qatar đã ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Gaza, hy vọng nó có thể thúc đẩy một nghị quyết tương tự ở Liban.

Bằng chứng mới cho thấy Israel đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran

09:08:14 05/11/2024
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Israel tiết lộ phần lớn hệ thống tên lửa S-300 của Iran - vốn có thể bắn hạ máy bay trong phạm vi 400km, hiện đã không còn hoạt động được.

Ngân hàng Thế giới đạt thỏa thuận tài chính mới với Ukraine

09:06:51 05/11/2024
Ông Shmyhal viết trên kênh Telegram: "Ukraine đã ký các thỏa thuận trị giá gần 600 triệu USD với WB như một phần của chương trình mới".

Tiết lộ về áp lực của Ukraine trên các mặt trận trong cuộc chiến với Nga

08:52:13 05/11/2024
Quân đội Hàn Quốc đang phân tích chi tiết về quỹ đạo bay và loại tên lửa, đồng thời tăng cường giám sát, cảnh giác và duy trì thế sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Nhật Bản.

Ít nhất 25 người bị tử vong trong vụ lật thuyền ngoài khơi Comoros

08:48:10 05/11/2024
Mặc dù là tỉnh nghèo nhất của Pháp, Mayotte có cơ sở hạ tầng và phúc lợi của Pháp, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân Comoros sống trong cảnh nghèo đói.

Mexico cam kết tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ

08:45:29 05/11/2024
Tân Tổng thống Mexico cho biết hôm 15/10 vừa qua, hàng chục doanh nghiệp Mỹ đã cam kết khoản đầu tư 20 tỷ USD vào Mexico trong cuộc gặp tại thủ đô Mexico City giữa đại diện các hiệp hội kinh doanh hàng đầu của hai quốc gia khu vực Bắc M...

Bộ trưởng Xây dựng Serbia từ chức sau vụ sập mái ga tàu thảm khốc

08:43:25 05/11/2024
Sự việc đã gây phẫn nộ trong dư luận Serbia. Người dân xuống đường và lên mạng xã hội chỉ trích ông Vesic cùng các quan chức chính phủ về việc thiếu giám sát các dự án xây dựng và phát triển.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh chưa từng có

08:41:46 05/11/2024
Tại Arizona, nơi từng xảy ra bất ổn và các thuyết âm mưu về bầu cử năm 2020, cơ sở kiểm phiếu chính ở Quận Maricopa đã được biến thành pháo đài với hàng rào sắt, dây thép gai, vệ sĩ vũ trang và đội đặc nhiệm SWAT trên mái nhà.

Hạt duy nhất ở Mỹ chọn đúng ứng viên trở thành tổng thống trong 11 cuộc bầu cử liên tiếp

08:27:43 05/11/2024
Chưa có hạt nào trong số 3.243 hạt ở Mỹ đạt được thành tích tương tự Clallam. Trong một quốc gia có các hạt dao động, Clallam chính là "hạt tiên tri" chính xác nhất.

Bầu cử Mỹ 2024: Giới chuyên gia lo ngại kế hoạch áp thuế của ông Donald Trump

08:25:29 05/11/2024
Ông Trump đã gọi thuế quan là từ đẹp nhất trên thế giới và lập luận rằng các kế hoạch của ông sẽ xây dựng lại cơ sở sản xuất của Mỹ, tăng việc làm và thu nhập của Mỹ, kiếm được hàng nghìn tỷ USD doanh thu liên bang trong 10 năm.

Mỹ: Hai 'gã khổng lồ' công nghệ kháng cáo các vụ kiện gian lận chứng khoán

08:23:50 05/11/2024
Facebook và Nvidia kháng cáo lên Tòa án Tối cao sau khi Tòa phúc thẩm số 9 có trụ sở tại San Francisco ra phán quyết cho phép tiến hành các vụ kiện gian lận chứng khoán tập thể riêng biệt đối với hai "ông lớn" này.

Có thể bạn quan tâm

20 game rộng lớn nhất lịch sử, khám phá trăm tiếng cũng không hết (P1)

Mọt game

09:40:24 05/11/2024
Phần thứ 6 của loạt game Assassin s Creed đưa người chơi đến với vùng biển Caribbean hoang dã, nơi mà con người dường như vẫn chưa khám phá hết vào thế kỷ 15.

Phát hiện chồng ngoại tình, tôi quyết định ly hôn thì người quỳ xuống xin tôi đừng đi lại không phải là chồng

Góc tâm tình

09:38:33 05/11/2024
Tôi không cảm thấy giận, chỉ cố gắng hiểu rằng vì nó còn nhỏ, nghe người lớn nói lung tung thì liền tin ngay. Cũng vì mang tâm lý bị mẹ bỏ rôi nên con bé học hành rất chậm, luôn bị điểm kém.

Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"

Phim việt

09:18:30 05/11/2024
Hồng đã khiến Tuyết phải trải qua cảm giác thua mà không cần đấu, có đấu cũng không thể thắng khi gửi clip công khai giới tính của Dũng kính cho Tuyết.

Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông

Tin nổi bật

09:15:02 05/11/2024
Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (Pagasa) cho biết hiện bão Yinxing đang cách miền Trung nước này khoảng 735km về phía đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Yinxing 110km/h (cấp 11), giật 135km/h (cấp 13).

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nội dung độc đáo nhất hiện tại, nữ chính diễn xuất "mười điểm không nhưng"

Phim châu á

09:03:38 05/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim hay và xứng đáng nổi tiếng hơn là Người bán hàng cần mẫn (tựa Anh: A vitruous business ).

Loạt ảnh chưa từng công bố của Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

08:59:36 05/11/2024
Phạm Băng Băng khiến người xem phải đứng hình trước nhan sắc kinh diễm, hoa cười nguyệt thẹn trong tạo hình cổ trang màu hồng cực kỳ nổi bật.

Sao Việt 5/11: Tấn Minh kỷ niệm 20 năm kết hôn, Khánh Vân chụp ảnh cưới gợi cảm

Sao việt

08:55:09 05/11/2024
Vợ chồng NSND Tấn Minh - Thu Huyền kỷ niệm 20 năm kết hôn bên hai con trai, Hoa hậu Khánh Vân phá cách trong bộ ảnh cưới quyến rũ.

Chia sẻ lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu, bạn trẻ khen đây là "điểm đến có vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc của thế giới"

Du lịch

08:20:53 05/11/2024
Lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu của bạn trẻ này vô cùng chi tiết nên thông tin khá nhiều, ai lần đầu đi săn lúa chín nơi đây mà kiên trì đọc hết hẳn sẽ thu nạp được nhiều điều bổ ích.

Bị cáo Trương Huệ Vân xin tòa trả lại tài sản riêng của chồng

Pháp luật

08:18:19 05/11/2024
Cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan là Trương Huệ Vân xin được nhận lại tài sản đang bị kê biên, trong đó có tài sản riêng của hai vợ chồng, chứ không phải của bị cáo Lan.

Cầu nối hợp tác kinh tế Việt Nam Bỉ

08:15:11 05/11/2024
Ông Tanguy Huybrechs-Tondreau đánh giá VBAB là nguồn lực giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ, giúp họ kết nối, hỗ trợ lẫn nhau và tiếp cận thông tin hữu ích. Đây cũng là cơ hội lý tưởng cho các công ty Bỉ quan tâm đến thị trườn...

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Nhạc việt

08:13:42 05/11/2024
Ca sĩ Ý Lan sẽ góp mặt trong đêm nhạc Giai nhân 2 của ca sĩ Ngọc Châm nhằm tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam.