Bài học xương máu với châu Âu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19
Khi Covid-19 mới bùng phát ở Trung Quốc, các nước châu Âu đều nghĩ rằng, họ sẽ ổn, nhưng thực tế lại khắc nghiệt hơn rất nhiều.
Bài học xương máu
“ Andrà tutto bene” – [tạm dịch: "Mọi thứ rồi sẽ ổn-ND] là cách người Italy hướng tới sự tích cực trong tư duy khi đối mặt với nghịch cảnh. Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19, dường như mọi chuyện đang diễn ra vượt tầm kiểm soát của châu Âu.
Italy đang đơn độc trong cuộc chiến chống Covid-19 bởi không nhận được sự ủng hộ của Đức và Hà Lan. Ảnh: AP
Tổng thống Macron đã phải thừa nhận, Pháp “đang trong cuộc chiến với một kẻ thù vô hình” khi đánh giá về những hệ lụy về kinh tế và xã hội mà Covid-19 gây ra đối với nước này. Ông Macron cũng cảnh báo: “Giai đoạn này sẽ dạy cho chúng ta rất nhiều bài học. Rất nhiều thứ tưởng chừng như chắc chắn nhất rồi cũng bị cuốn bay.
Những điều chúng ta từng nghĩ không thể xảy ra, đã xảy ra. Ngày chúng ta giành chiến thắng, mọi thứ sẽ không còn như xưa nữa, chúng ta sẽ phải mạnh mẽ hơn và phải rút ra được bài học từ những hệ lụy của đại dịch này”.
Tại Đức, cựu Ngoại trưởng Sigmar Gabriel đã lên tiếng than phiền rằng: “Chúng ra đã nói về chuyện phong tỏa xã hội suốt 30 năm qua” – [ám chỉ sự chậm trễ của Chính phủ trong việc đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt phòng, ngừa Covid-19-ND] và bày tỏ tin tưởng, thế hệ tiếp theo ở Đức sẽ “ít ngây thơ hơn” về tác động của dịch bệnh trong tiến trình toàn cầu hóa.
Trong bối cảnh đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã lên tiếng kêu gọi các nước cần đoàn kết để có thể vượt qua dịch bệnh Covid-19: “Mối quan hệ giữa các nước chưa bao giờ phức tạp như hiện nay. Covid-19 đã chỉ ra rằng, hoặc đoàn kết hoặc chúng ta sẽ thất bại”.
Lời kêu gọi của ông Guterres được cho là đang “đánh động” đến Anh, quốc gia vốn bị “giằng xé” trong những tranh cãi về Brexit, giờ càng chia rẽ hơn trong việc liệu có thể đơn độc giải quyết được dịch Covid-19 hay không. Nếu câu trả lời là không, những “nền tảng về sự độc lập” mà Anh khao khát khi quyết rời bỏ EU liệu có trở nên vô giá trị?
Cuộc cạnh tranh ngấm ngầm
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đang diễn ra “cuộc cạnh tranh ngấm ngầm” trong nội bộ các quốc gia EU nhằm giành lấy những lợi thế cho mình trong cuộc chiến đối phó với dịch bệnh Covid-19.
“Cuộc cạnh tranh ngấm ngầm” này được thể hiện bằng những nỗ lực của các y, bác sỹ của các quốc gia trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh; của các nhân viên ngoại giao tích cực bảo vệ hình ảnh của quốc gia trước sự chỉ trích của các đối tác về các biện pháp xử lý dịch bệnh và cả cách các nước “nhìn sang các nước láng giềng” để xem vì sao họ có thể “làm phẳng đường cong dịch bệnh” nhanh đến thế.
Trung tâm nghiên cứu Crisis Group cho rằng, Covid-19 sẽ “thay đổi vĩnh viễn các chính sách quốc tế”: “Đến thời điểm này, chúng ta đang chứng kiến 2 thái cực hoàn toàn đối nghịch nhau trong EU: Một cho rằng, các nước cần đoàn kết để đối phó tốt hơn với Covid-19 và xu hướng còn lại là các nước nên đứng riêng rẽ để bảo vệ bản thân tốt hơn trong dịch bệnh”.
Chính “cuộc cạnh tranh ngấm ngầm” này đã đẩy các quốc gia châu Âu vào tình thế nghi ngờ lẫn nhau và như bà Nicole Gnesotto, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Jacques Delors Institute chỉ rõ: “Châu Âu đã không có sự chuẩn bị tốt để đối phó với dịch Covid-19 và khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, họ chỉ biết đóng cửa lại và chỉ trích những nước khác”.
Video đang HOT
Máy bay Nga chở số khẩu trang viện trợ cho Tây Ban Nha. Ảnh: AFP
Italy, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 chắc chắn hiểu rõ điều này hơn hết. Cả Đức và Hà Lan đều đang nghi ngờ Italy lợi dụng tình hình dịch bệnh ở Lombardy để giành lấy những khoản trái phiếu ưu đãi mà các nước Bắc Âu hỗ trợ các quốc gia Nam Âu từng gặp khủng hoảng về tài chính trước đó.
Đáp lại, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cảnh báo, EU đang “có một cuộc hẹn với lịch sử” và nếu EU không chịu hỗ trợ các nước Nam Âu, khối này rất dễ bị tan rã. Thủ tướng Bồ Đào Nha António Costa thậm chí còn nặng lời hơn khi chỉ trích những nghi ngờ của Hà Lan là ‘nhỏ nhen” trong khi Ngoại trưởng Tây Ban Nha Arancha González cảnh báo: “Cabin hạng nhất cũng không cứu được ai nếu cả con thuyền chìm”.
Không những không hỗ trợ về tài chính, Đức và Hà Lan thậm chí còn ngăn trở những chuyến hàng viện trợ về khẩu trang và trang thiết bị y tế từ Nga và Trung Quốc trên đường qua 2 nước này đến Italy. Cựu Thủ tướng Italy Enrico Letta đã chỉ trích gay gắt hành động này của cả Đức và Hà Lan.
“Các nhân viên hải quan Đức đã ngăn cản một số lượng lớn khẩu trang trên những xe tải của Nga tiến vào biên giới nước này để chuyển đến Rome cũng như hàng triệu khẩu trang mà Trung Quốc tìm cách chuyển cho chúng tôi. Những hành động này khiến cho chúng tôi buộc phải nói rằng: “Thấy chưa, chúng ta chẳng thể trông đợi gì từ EU hết”.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, mọi chuyện sẽ sớm thay đổi khi từng nước EU đang cảm nhận rõ rệt sức tàn phá khủng khiếp của dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm đó, họ sẽ hiểu được rằng, phải thực sự đoàn kết nếu không muốn mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell khẳng định: “Sau giai đoạn đầu bị chia rẽ bởi các quốc định mang tính cá nhân của mỗi quốc gia, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn hợp tác và khi đó, EU sẽ đóng vai trò điều phối trung tâm. Khi khủng hoảng dịch bệnh mới diễn ra, nhiều nước đã không chịu hợp tác mà đi theo cách riêng của mình. Giờ thì họ cũng đã hiểu rằng, cách duy nhất để vượt qua dịch bệnh là đi cùng với nhau”./.
Trần Khánh
'Sức mạnh Siberia': Thông điệp sắc lạnh Nga, Trung gửi tới thế giới
Với "Sức mạnh Siberia", Nga và Trung Quốc bổ trợ cung cầu năng lượng cho nhau và gửi đi thông điệp sắc lạnh tới châu Âu cũng như Mỹ.
Trong động thái củng cố mối quan hệ giữa lúc Nga đối đầu với phương Tây, nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất thế giới xây dựng đường ống khổng lồ chạy từ Siberia đến biên giới Trung Quốc để thỏa mãn nhu cầu khổng lồ về năng lượng của Bắc Kinh.
Đường ống dẫn khí mới với tên gọi "Sức mạnh Siberia" là một phần trong kế hoạch của Tổng thống Putin nhằm giảm sự phụ thuộc của Nga vào thị trường khí đốt ở châu Âu và thâm nhập vào các nền kinh tế đang phát triển mạnh ở châu Á.
Đối với Trung Quốc, nơi sản xuất năng lượng trong nước không thể theo kịp nhu cầu, "Sức mạnh Siberia" cung cấp một nguồn cung mới quan trọng.
Một nhà máy xử lý khí bên ngoài thị trấn Svobodny, vùng Amur, một phần của dự án "Sức mạnh Siberia". (Ảnh: Reuters)
Sức mạnh Siberia là gì?
Được xây dựng và vận hành bởi tập đoàn nhà nước Nga Gazprom, "Sức mạnh Siberia" dài khoảng 3.000 km, từ mỏ Chayandinsk và Kovyktinsk nằm ở khu vực lạnh nhất ở Siberia tới thành phố Blagoveshensk nằm ngay sát biên giới với Trung Quốc.
Một đường ống khác ở Trung Quốc sẽ kết nối với hệ thống của Nga, kéo dài thêm 3370km nữa về phía nam tới Thượng Hải.
Phần đường ống được Gazprom quản lý có khả năng vận chuyển tới 61 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm, bao gồm 38 tỷ mét khối khí xuất khẩu sang Trung Quốc trong vòng 30 năm tới.
Giám đốc điều hành Gazprom Aleksei Miller cho biết, gần 10.000 người và 4.500 đơn vị kỹ thuật tham gia xây dựng đường ống dẫn khí này.
Tình trạng hiện tại của "Sức mạnh của Siberia"
Gazprom đã bơm đầy khí vào đường ống hồi tháng 10. Sáng 2/12, qua cầu truyền hình trực tiếp, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ khai trương "Sức mạnh Siberia".
Mô phỏng đường đi của "Sức mạnh Siberia". (Ảnh: Gazprom)
Theo kế hoạch, Gazprom sẽ bắt đầu chuyển 10 triệu m3/ngày và đạt công suất tối đa vào năm 2025.
Tại sao đường ống này lại quan trọng với Nga?
Sức mạnh của Siberia cung cấp một hàng rào giúp Nga chống đỡ lại mối quan hệ đang ngày càng xấu đi với châu Âu. Cho tới nay, phần lớn lượng khí đốt của Nga có điểm đến hướng tới là phương Tây, thông qua các đường ống ở Ukraine.
Nga và Ukraine nhiều năm qua tranh cãi về chi phí quá cảnh. Matxcơva thậm chí đã 2 lần dừng cung cấp khí đốt vào giữa mùa đông.
Mối quan hệ chính trị giữa Nga và châu Âu cũng ngày càng trở nên khó khăn hơn kể từ khi Nga sáp nhập Crưm năm 2014 khi Mỹ và EU áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt lên Matxcơva.
Bên cạnh đó, Nga có nhiều trữ lượng khí đốt lớn chưa khai thác ở vùng Viễn Đông, sát vách với Trung Quốc hơn là châu Âu.
"Dự án này quan trọng đối với đất nước chúng ta, và cũng quan trọng đối với Trung Quốc", phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Putin nói, nhấn mạnh rằng dự án có thể tạo ra việc làm và cơ sở hạ tầng mới tại vùng Viễn Đông của Nga.
Tại sao Trung Quốc lại muốn dự án này?
Trung Quốc là nhà nhập khẩu và tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Nguồn cung từ Nga sẽ bổ sung nguồn cung cho các mỏ nội địa của Trung Quốc với giá thành rẻ hơn.
Ngoài ra, việc Trung Quốc tìm tới Nga cũng giúp họ giảm phụ thuộc vào nhà cung cấp khí đốt tự nhiên khác là Mỹ.
Từ tháng 6, Bắc Kinh quyết định nâng thuế nhập khẩu đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ lên 25%. Mức thuế khiến lượng LNG nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ bị chững lại đáng kể.
Với "Sức mạnh Siberia", Bắc Kinh hoàn toàn có thể mua khí đốt của Nga đề bù vào khoảng trống thiếu hụt mà Mỹ để lại.
Ảnh hưởng của đường ống này tới châu Âu, Mỹ
Sức mạnh của Siberia tăng cường sức mạnh của Nga trong các cuộc đàm phán về hợp đồng khí đốt với các nước châu Âu. Nếu Nga có thể chuyển sản lượng khí đốt của mình sang phương Đông, phương Tây sẽ phải trả nhiều tiền hơn để được bảo đảm nguồn cung.
Cùng với đó, Gazprom đang triển khai dự án "Dòng chảy phương Bắc-2", một tuyến đường ống dẫn khí mới dưới biển Baltic, giúp tăng gấp đôi công suất vận chuyển của tuyến cung cấp ở phía Bắc hiện nay. Điều này giúp Nga có thể không cần "quá cảnh" qua các đường ống Ukraine trong trường hợp căng thẳng gia tăng.
Việc Nga và Trung Quốc, 2 cựu đồng minh bị kéo giãn quan hệ sau chiến tranh Lạnh đang xích lại gần nhau dường như cũng gửi đi một thông điệp tới Mỹ rằng họ hoàn toàn có thể bắt tay với nhau để chống lại đối thủ chung là Mỹ.
(Nguồn: Bloomberg)
SONG HY
Theo vtc.vn
Pháp phản đối Mỹ biến Điều 5 NATO thành 'Điều F-35' Giới lãnh đạo Pháp kêu gọi Mỹ chấm dứt áp đặt vũ khí đối với các nước NATO, đặc biệt là trong chương trình mua sắm F-35 Lightning II. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã có tuyên bố gây sốc đối với Mỹ và NATO trong cuộc phỏng vấn của báo Journal du Dimanche. Theo đó, bà Parly kêu gọi Hoa...