Bài học xương máu rút ra từ việc vay tiền bạn thân
Hãy đọc câu chuyện này để rút ra bài học quý giá cho bản thân nhé.
Chúng ta không hề có nhiều bạn như ta vẫn nghĩ
Tôi sẽ chẳng bao giờ suy nghĩ nhiều về vấn đề này nếu như mấy tháng trước, một người bạn gọi điện cho tôi và hỏi mượn tiền. Lúc nhận điện thoại, tôi có vẻ hoài nghi bởi tôi và họ thực sự chỉ dừng lại ở mức bình thường chứ không quá thân thiết. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ, tôi vẫn quyết định cho người bạn ấy mượn tiền.
Khoảng ít ngày sau, anh ấy mang tiền đến trả và không quên gửi lời cám ơn tôi. Cùng ngồi nói chuyện, anh đã chia sẻ rằng anh bất ngờ khi tôi cho anh mượn tiền, bởi trước tôi anh đã điện cho 9 người bạn thân mượn tiền nhưng không thành. Cũng chính vì vậy mà lúc gọi cho tôi, như anh nói là trong tâm trạng thử vận may.
Sau nhiều câu tâm sự, tôi bất ngờ khi anh bảo rằng nếu không có chuyện mượn tiền này, anh nghĩ mình có nhiều bạn bè lắm. Thế nhưng, bây giờ anh ấy chợt thấy thì ra anh rất cô đơn.
Sau ngày hôm ấy, tôi cũng không mấy suy nghĩ về chuyện này, mãi đến một hôm tôi bất ngờ nhớ lại và quyết định giả vờ nhắn tin mượn tiền xem tôi rốt cuộc có cô đơn như anh ấy hay không?
Trước khi đi đến quyết định, tôi chọn ra tên của những người mà tôi tự cho là thân thiết đang ở bên cạnh tôi hiện nay. Họ và tôi từ trước đến giờ chưa từng có sự vay mượn về tiền bạc và cũng không có liên quan gì đến công việc. Tôi chỉ từng giúp họ trong những chuyện nhỏ nhặt rất nhiều lần. Tôi nghĩ, với thực lực tài chính của họ thì việc cho mượn mấy triệu đồng chắc chắn không phải vấn đề gì to tát.
Ảnh minh họa.
Tôi soạn một tin nhắn với nội dung đang cần tiền gấp nên muốn mượn và sẽ trả lại trong vòng một tháng. Nếu anh, em hoặc bạn bè đồng ý hãy gọi điện lại cho tôi, còn không được thì nhắn một tin nhắn.
Điều bất ngờ cuối cùng cũng xảy ra, tôi gửi tin nhắn từ chiều hôm qua cho 9 người bạn thì chưa giờ cơm tối đã nhận được 7 tin nhắn và 2 cuộc điện thoại. Trong đó có một cuộc điện thoại gọi đến sau khi tôi gửi tin nhắn đi khoảng 20 phút, còn một cuộc điện thoại gọi đến sau khi tôi gửi tin nhắn đi khoảng hai tiếng rưỡi.
Bất ngờ hơn là hai người bạn cho tôi mượn tiền thì ngày thường chưa từng làm phiền tôi bất cứ chuyện gì còn 7 người còn lại thì động một chút là làm phiền tôi rất nhiều vấn đề.
7 tin nhắn có nội dung như sau:
1. Tú: Thực sự xin lỗi! Hiện tại anh có chút khó khăn, thật đó, nếu không vấn đề của em chắc chắn không cần phải nói đâu. Em hỏi người khác xem sao, xin lỗi nha.
2. Nam: Tuần trước em vợ anh vừa mới hỏi mượn 33 triệu xong, tháng sau thì may ra anh mới có thể cho chú mượn, thực sự xin lỗi!
3. Hải: Thời gian này bản thân anh cũng rất khó khăn, cách đây không lâu anh chơi cổ phiếu đã thua rất nhiều tiền. Xin lỗi nha, nếu tình hình của anh mà ổn thì không thành vấn đề.
4. Khải: Thực sự xin lỗi, tiền của anh đều ở trong cổ phiếu hết rồi!
5. Thanh: Sao em lại phải mượn tiền vậy? Hôm qua anh mới cho người ta vay 33 triệu, cho vay lấy lời, em lại không nói sớm hơn. Xin lỗi nha, em nghĩ cách khác xem.
Video đang HOT
6. Sáu: Xin lỗi nha, gần đây anh đổ tiền vào cổ phiếu hết rồi, trong tay không có tiền mặt, thật ngại quá.
7. Chính: Con trai anh khai giảng là phải chuyển đến trường học mới, khai giảng là phải đóng 11.5 triệu. Thực sự anh không thể nào giúp em, mong em thông cảm.
Điện thoại là do người bạn Kiên và Tuấn gọi đến
Cuộc điện thoại đầu tiên:
Kiên: Alô, em phải không?
Tôi: Chào anh, là em đây!
Kiên: Em làm sao vậy hả? Sao có vài triệu đồng cũng phải mượn hả? Em xảy ra chuyện gì vậy?
Tôi: Không xảy ra chuyện gì cả, tiền của em cho người khác vay, hiện giờ chưa lấy lại được. Em trai em có chút việc nên cần dùng gấp.
Kiên: Không có chuyện gì là tốt rồi. Em đang ở công ty hả?
Tôi: À, vâng.
Kiên: Con trai anh đi học bị xe đạp của người ta đâm trúng, chân bị gãy xương, anh đã mấy ngày không đi ra ngoài rồi.
Tôi: Hả? Con trai anh gãy xương sao không nghe nói vậy? Anh cần giúp đỡ không?
Kiên: Anh xin nghỉ phép một tuần rồi, công ty của vợ anh lại không cho nghỉ phép. Anh đang định tuần sau kêu mẹ anh đến giúp chăm sóc con. Thôi, giờ đọc số tài khoản ngân hàng của em cho anh đi, anh bảo vợ anh ngày mai đi làm chuyển khoản cho em.
Cuộc điện thoại thứ hai:
Tuấn: Alô, cậu hả, tớ đây, bây giờ cậu đang ở đâu?
Tôi: Tớ đang ở công ty.
Tuấn: Ồ, tới vừa mới đến cửa hàng, tiền có sẵn đây, tớ mang qua cho cậu hay là cậu qua lấy?
Tôi: Sao có thể để cậu mang đến đây chứ. Như vậy đi, lát nữa tớ qua chỗ cậu lấy.
Tuấn: Vậy cậu gửi số tài khoản cho tớ, bây giờ tớ sẽ chuyển qua cho cậu.
Tôi: OK
Tôi mang chuyện này kể cho người bạn tôi đã từng cho vay tiền trước đó. Tôi nói với anh: “Hai người bạn cho em mượn tiền đó ngày thường chưa từng làm phiền em bất cứ chuyện gì; những người bạn còn lại thì động một chút là làm phiền em, lúc thì là vấn đề về máy tính, lúc thì là vấn đề cổ phiếu, lúc thì là vấn đề đầu tư…”
Anh hỏi tôi: “Em có nói cho hai người bạn cho em mượn tiền biết sự thật không?”
Tôi nói: “Tất nhiên là không rồi”.
Anh cười xong rồi nói đùa: “Bắt đầu từ bây giờ, em chỉ có hai người bạn đó thôi.”
Tôi không nhớ là đã từng đọc cuốn sách gì nhưng hình như có một câu nói như vậy: “Người đã từng giúp đỡ bạn thì mãi mãi sẽ giúp đỡ bạn, nhưng người bạn từng giúp đỡ thì chưa chắc.”
Tôi cũng cười, nhìn bâng quơ một chút rồi nói rất nhạt nhẽo: “Trong lòng hiểu rồi, ngoài miệng không nói ra, cũng không có gì là không tốt. Như vậy sau này thực sự gặp phải khó khăn, sẽ biết nên tìm người nào giúp đỡ, không phải phí sức cầu xin một số người không đáng tin cậy. Trong lòng mình buồn, trong lòng người ta xấu hổ, còn làm lỡ mất chuyện. Biết được người bạn nào có thể chơi cùng nhau, biết được người bạn nào có thể nhờ cậy.
Chọn bạn mà chơi
Một người bạn chân thành, thẳng thắn, một nhà tư vấn thông thái, một người bạn đến từ một nền văn hóa khác, một người bạn có tính cách trái ngược, một người hàng xóm tốt bụng, một người đồng nghiệp thân thiết… Là đối tượng bạn bè trong môi trường nào thì điểm chung về chân dung của một người bạn là không nên mắc phải những nhược điểm sau:
Không xem thường quá khứ của bạn: Họ không cần định danh bạn là ai? Bạn xuất thân như thế nào, từng có quá khứ lẫy lừng hay tồi tệ? Họ chỉ quan tâm đến bạn trong cuộc đối thoại và khả năng kết nối trong hiện tại. Đôi lúc họ nhìn thấy bạn giữa đám đông, họ tôn trọng nỗi cô độc của bạn mà cũng vừa kiên nhẫn giúp bạn nhận ra sức sống bên trong mình, ham muốn được chỉ cho bạn thấy những điều tuyệt vời mà họ được dịp nếm trải cũng như quan tâm đến mong muốn của bạn.
Không né tránh xung đột: Họ sẵn sàng nói cho bạn cảm nhận của họ về bạn hoặc dũng cảm thừa nhận sai lầm của họ hay chính bạn. Dù có thể gây xung đột đến mức nào, họ vẫn thành thật và thẳng thắn, để lôi kéo bạn ra khỏi một trạng thái tồi tệ. Tát thẳng vào mặt bạn chỉ vì muốn bạn phải thoát ra “một cơn mê muội nào đó”. Phá vỡ vỏ bọc của bạn, lôi kéo bạn đến những vùng đất mới, khám phá suy nghĩ mới tích cực hơn.
Không “nhiều lời” sau lưng bạn: Vẽ ra những chân dung khác về bạn với nhiều người khác… Đôi khi vô tình là để nâng họ lên, mà đôi khi cũng chỉ là thỏa mãn bản tính “tám chuyện”. Dù là lý do gì thì bạn cũng không an toàn ở bên một người như thế về lâu về dài.
Luôn có mặt trong cuộc chiến của bạn: Bên cạnh bạn vào những lúc gian khó. Giúp bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề hoặc đơn giản chỉ im lặng và lắng nghe bạn. Những người luôn hứng chịu những điên rồ của bạn, nắm giữ những bí mật sâu kín, khuyết điểm, nhưng tất cả điều đó không làm ảnh hưởng đến tình cảm mà họ đã dành cho bạn ngay từ đầu, hoặc càng thấm đượm hơn qua thời gian.
Không ghen tỵ với hạnh phúc của bạn: Vì hạnh phúc của bạn cũng quan trọng như hạnh phúc của họ.
Min
Theo Khỏe & Đẹp
Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
Hiện nay, số doanh nghiệp huy động vốn thành công trên số lần huy động có nhiều kết quả khác nhau.
Tại báo cáo khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Hồng tăng cường tiếp cận tín dụng thông qua năng lực quản trị và minh bạch hoạt động tài chính, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngắn, trung và dài hạn rất lớn, song thực tế đáp ứng lại ít ỏi.
Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập Thuế và tín dụng quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Thuế và tín dụng quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp
Hiện nay, số doanh nghiệp huy động vốn thành công trên số lần huy động có nhiều kết quả khác nhau. Có doanh nghiệp có nhu cầu vay là vay được, bên cạnh đó, cũng có khoảng 20% doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa tiếp cận được nguồn tín dụng. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh một số cơ hội, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, công nghệ, năng suất lao động, nguồn nhân lực có tay nghề.
Tại hội nghị "Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập", đại diện VCCI cho rằng, giải pháp tài chính cho doanh nghiệp là thuế và tín dụng. Trong đó, thuế mang tính động lực cho doanh nghiệp đặt mục tiêu để phát triển; còn tín dụng giúp doanh nghiệp trực tiếp giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn để đưa doanh nghiệp đi lên. Cả 2 giải pháp đều rất quan trọng và có tính quyết định rất cao đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp thời mở cửa hội nhập.
Những năm gần đây, nguồn tín dụng Nhà nước đã tạo động lực cho các doanh nghiệp cải cách và tăng trưởng rõ rệt. Tín dụng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh là động lực của tăng trưởng kinh tế, vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, như: Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 21,41%; tín dụng công nghiệp và xây dựng tăng 9,91%; tín dụng thương mại và dịch vụ tăng 16,57%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 15,57%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 14,58%.
Tăng trưởng tín dụng đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt, năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện VCCI cũng cho rằng cung cách quản lý, quản trị doanh nghiệp còn có khiếm khuyết và bất cập, thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính, nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa thể thuyết phục các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chấp nhận cung cấp tín dụng.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn và loay hoay trong việc tiếp cận và triển khai các chương trình, chính sách cho vay của Nhà nước. Công tác cải cách thủ tục hành chính và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh tại một số địa phương chưa đạt được hiệu quả cao, phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đối ứng; dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thiếu khả thi, sản xuất tự phát, khả năng hoàn vốn thấp. Công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, trong khi đó lại thiếu tài sản đảm bảo, hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Đồng quan điểm, đại diện Bộ Tài chính cho biết thêm, hiện nay, các doanh nghiệp đang tiếp cận vốn thông qua các định chế tài chính Nhà nước, gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam và khoảng 40 quỹ tài chính Nhà nước, như Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Bảo lãnh tín dụng...
Tuy nhiên, cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế, như: Chưa phát triển đồng bộ, vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, một số cơ chế, chính sách còn chậm thay đổi so với tình hình thực tế; một số cơ chế, chính sách tuy được ban hành nhưng vẫn còn chưa hoàn toàn khả thi; năng lực tài chính của các định chế tài chính còn hạn chế, quy mô còn nhỏ.
Đơn giản hóa về thủ tục cho vay
Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong thời gian tới, theo đại diện Bộ Tài chính, trước hết, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách về hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các định chế tài chính Nhà nước. Đồng thời, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa về thủ tục cho vay và điều kiện vay, tài sản bảo đảm; tăng cường năng lực tài chính cho các định chế tài chính Nhà nước, qua đó nâng cao khả năng hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, cần cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin; nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, nâng cao khả năng áp dụng công nghệ... để tăng khả năng tiếp cận vốn.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lý, bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định; tập trung thực hiện và triển khai đồng bộ các giải pháp theo đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế; rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được mở rộng vay vốn theo năng lực kinh doanh và thực lực tài chính, đa dạng các kênh, hình thức tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
Mặt khác, xây dựng định hướng tăng trưởng tín dụng hàng năm, có sự điều chỉnh theo thực tế, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, góp phần đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế.
Theo thanhtra