Bài học từ vụ ngủ gật sau tay lái, đi tù 8 năm
Từ một người chăm chỉ, trụ cột gia đình, tài xế Trần Văn Hùng (SN 1978, quê Thái Bình) phải nhận bản án 8 năm tù vì phút ngủ gật sau tay lái.
Hàng chục tỷ đồng khắc phục thiệt hại
Học hết lớp 12, do gia cảnh khó khăn, Hùng đã học thi lấy giấy phép lái xe hạng C và được ký hợp đồng làm việc dài hạn với một công ty xăng dầu. Hùng chăm chỉ và chịu khó, là trụ cột khi cả nguồn sống của cả gia đình trông chờ vào lương lái xe của mình.
Vậy nhưng chỉ vì một phút bất cẩn, bản thân Hùng vướng vòng lao lý đã đành, cả gánh nặng gia đình giờ chưa biết ai sẽ là người lo liệu.
Cầu Ngòi Thủ hư hỏng nặng sau vụ xe chở xăng đâm vào lan can, rơi xuống và bốc cháy.
Ngày 5/9/2018, Hùng điều khiển xe chở xăng dầu biển kiểm soát 89C-124.94 chạy trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, khi đến gần cầu Ngòi Thủ tại Km 136 108 thuộc địa bàn xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã va chạm với xe 5 chỗ rồi đâm gãy lan can cầu Ngòi Thủ, rơi xuống dưới cầu bốc cháy.
“
Đây không phải là vụ án tai nạn giao thông đầu tiên vì ngủ gật mà dẫn đến tai nạn. Đã có nhiều tài xế phải trả giá vì đã có hành vi bất cẩn, vi phạm pháp luật khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vụ án sẽ là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông, nếu không chấp hành nghiêm túc các quy định, cái giá phải trả là rất đắt.
Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn Luật sư TP.HCM
“
Video đang HOT
Hậu quả vụ việc không chỉ khiến Hùng và hai người khác bị thương mà còn gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng.
Chiếc xe bồn mà Hùng lái bị cháy hoàn toàn, phần mố cầu và dầm cầu bị cháy bong vỡ bê tông, đường dây cáp quang viễn thông chạy dọc thành cầu bị cháy đứt.
Chiếc xe ô tô của nạn nhân mà Hùng đâm phải cũng bị hỏng nặng.
Nhiệt độ cao từ vụ cháy đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu bê tông của cầu, không đảm bảo an toàn cho xe cộ qua lại.
Do đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã phải thi công đường tạm phục vụ thông xe qua khu vực cầu Ngòi Thủ.
Để sửa chữa cầu Ngòi Thủ, nhà thầu đã đục hết phần bê tông tường thân mố A1 của cầu và tường cánh bị hư, khoan cấy, bổ sung cốt thép và bọc lại phần bê tông, trả lại nguyên dạng hình dáng và kích thước ban đầu.
Đồng thời, thay thế gối cầu cao su cốt bản thép trên mố A1, thay thế hệ dầm bê tông cốt thép dự ứng lực bị hư hỏng. Sau 50 ngày thi công, gói thầu sửa chữa cầu Ngòi Thủ mới hoàn thành.
Theo cáo trạng, chi phí khắc phục, sửa chữa sau sự cố lên tới gần 20 tỷ đồng, trong đó có hơn 6,8 tỷ đồng là chi phí thực tế cho các hạng mục công việc thiết kế, thi công đường tạm; gần 4,8 tỷ đồng khôi phục lại tình trạng ban đầu của cầu; hơn 7,5 tỷ đồng là thiệt hại lợi ích gắn liền với việc khai thác cầu Ngòi Thủ và hơn 500 triệu đồng chi phí cho việc tổ chức phân luồng, trực đảm bảo giao thông cho cầu Ngòi Thủ…
Ngoài ra, với chiếc ô tô 5 chỗ hiệu CX5 bị hư hỏng nặng sau tai nạn, chủ xe yêu cầu bồi thường thiệt hại 980 triệu đồng hoặc khắc phục sửa chữa lại nguyên trạng chiếc xe.
Trả giá đắt chỉ vì phút bất cẩn
Chiếc Mazda CX5 bị hư hỏng nặng nề sau vụ va chạm với xe chở xăng trên cầu Ngòi Thủ.
Tại phiên tòa xét xử diễn ra cách đây chưa lâu, bị cáo Trần Văn Hùng khai do hệ thống phanh, hệ thống lái, côn, số đột ngột mất tác dụng khiến xe ô tô không điều khiển được nên đã đi lấn sang phần đường bên trái, sau đó gây ra tai nạn.
Tuy nhiên, lời khai của người làm chứng cho biết, xe ô tô do Hùng điều khiển có hiện tượng loạng choạng, đánh võng. Đồng thời, theo lời khai của người làm chứng đã đưa Hùng đi cấp cứu, trên đường đi Hùng có nói do ngủ gật nên bị mất lái và lao xe xuống cầu.
Kết quả khám nghiệm hiện trường cho thấy xe chở xăng không để lại dấu vết phanh tại hiện trường; xe không có dấu hiệu mất lái sau khi va chạm với xe ô tô Mazda CX5.
Chiếc xe do Hùng điều khiển còn chạy dọc theo dải hộ lan tạo thành một vết xước dài trên dải tôn lượn sóng, sau đó đâm vào lan can cầu Ngòi Thủ và rơi xuống chân cầu.
Do xe được sản xuất năm 2016, đăng kiểm lần đầu còn thời hạn, với kết cấu xe và điều kiện xe chạy trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai bằng phẳng, tốc độ từ 62-68km/h, nhà sản xuất xe cho rằng, không có hiện tượng xảy ra sự cố mất tác dụng của hệ thống phanh hoặc hệ thống lái.
Cùng với sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm và lời khai của người làm chứng, tòa kết luận Trần Văn Hùng do ngủ gật, không làm chủ được phương tiện nên đã để xe ô tô lấn qua dải phân cách mềm, sang phần đường của xe đi ngược chiều và đâm vào xe ô tô của nạn nhân.
Hội đồng xét xử nhận định hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản của người khác.
Hậu quả bị cáo đã gây ra là nghiêm trọng với lỗi vô ý, do đó bị cáo phải chịu trách nhiệm. Bị cáo có giấy phép lái xe hạng C, bản thân biết rất rõ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ, nhưng bị cáo đã bất cẩn, ngủ gật.
Khi nghe Hội đồng xét xử tuyên mức án 8 năm tù vì phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”; công ty chủ quản phải bồi thường toàn bộ chi phí thiệt hại khắc phục cầu Ngòi Thủ, chi phí cho chủ xe Mazda CX5 trong vụ tai nạn, Hùng thẫn thờ ngoái tìm người thân.
Chỉ vì một phút bất cẩn sau tay lái, Hùng đã khiến bản thân vướng phải vòng lao lý, đẩy gia đình vào hoàn cảnh éo le. Bởi thời điểm Hùng gây tai nạn, hai con còn nhỏ, trong khi bố mẹ già yếu.
Có mặt ở phiên tòa, vợ Hùng nước mắt lưng tròng, lặng lẽ nhìn chồng bị dẫn giải ra xe về trại giam, không nói được câu gì.
Con dâu là trụ cột gia đình vẫn khổ sở vì bị bố chồng coi thường chỉ vì lý do này
Bố chồng thường xuyên chê bai con dâu lười biếng, nhà quê trong khi tôi đang là trụ cột gia đình.
Tôi lấy chồng cách đây 6 năm, hai vợ chồng tôi cùng cảnh ngộ, đều ở vùng thôn quê lên thành phố học tập và lập nghiệp. Chúng tôi xuất thân từ gia đình bình dân nên sớm có những điểm tương đồng, thương yêu và gắn bó với nhau. Sau khi ra trường, cả hai vất vả mưu sinh ở lại thành phố, qua bao gian khó để tìm kiếm việc làm, trang trải cuộc sống.
Chưa thoát khỏi cảnh ở nhà thuê, tôi đã lỡ có bầu và bạn trai cũng quyết tâm cưới nên tôi chấp nhận bị nhà chồng chê cười, dè bỉu. Bạn trai tôi kể, bố anh ấy không cho cưới nhưng con trai tuyên bố tự cưới vợ và sống với nhau nên ông đã phải khiên cưỡng đồng ý. Vậy là bao nhiêu tiền dành dụm, hai vợ chồng dốc hết vào đám cưới vì nhà trai không chịu chi trả một số khoản trong lễ cưới.
Sau khi sinh con, tôi nuốt nước mắt thương con còn nhỏ mà đã phải đi ở trẻ, nhưng biết làm sao được, tôi không thể sống phụ thuộc và trút hết gánh nặng lên chồng. Hai vợ chồng quyết tâm trong công việc, may mắn đến với chúng tôi khi cả hai đều rất thuận lợi. Tôi đi làm ở công ty với vị trí lương cao, còn chồng tôi mở công ty nhỏ kinh doanh, đơn hàng ngày một nhiều...
Tròn 5 năm cưới nhau, vợ chồng tôi đã thực hiện được ước mơ của mình đó là mua nhà riêng. Căn nhà không quá rộng và hiện đại, nhưng đó là thành quả của những năm tháng vất vả làm ăn, không dám chi tiêu của vợ chồng tôi. Mặc dù để sở hữu căn nhà này, tôi đã phải vay mượn người thân và ngân hàng. Nhưng mọi thứ đều nằm trong khả năng trả dần của vợ chồng tôi.
Bố chồng luôn chèn ép, toan tính để con dâu phải chịu thiệt thòi. (Ảnh minh họa)
Khi sinh con thứ hai, chồng tôi có mời bố mẹ chồng lên ở vừa chăm con và cũng là để anh ấy báo hiếu. Bố mẹ chồng lên ở, tôi vui lắm vì ông bà rất quý cháu và cũng muốn sống cùng con trai từ lâu. Tôi cố gắng vừa đi làm, chăm con và làm bổn phận của người con dâu. Nhưng mọi cố gắng đó không được ghi nhận, bố chồng vì không bằng lòng tôi từ trước nên hàng ngày tìm cách gây khó dễ cho con dâu.
Tôi đi làm công ty lương cao gấp đôi so với thu nhập của chồng, nhưng lại không có vai trò gì trong nhà. Bố chồng bỗng dưng kiểm soát hết mọi chuyện, kể cả thu nhập của chúng tôi cũng phải đưa ông lo liệu mọi chuyện chi tiêu trong nhà. Bố chồng luôn tỏ ra khó tính, ác cảm với con dâu khiến tôi nhiều phen ức chế, muốn khóc mà vẫn phải nín nhịn.
Có lần tôi nghe rõ lời bố chồng nói với chồng tôi trong lúc nóng giận: "Tôi vất vả cho con đi học đại học trên thành phố mà lên đó chẳng học được cái khôn ngoan nào. Ra trường không kiếm cô vợ thành phố mà lấy có phải sướng không, đi ra thành phố mà lại lấy vợ quê. Đi rước đứa nhà quê, lười nhác. Trông cái mặt nó đã thấy ghét rồi. Dốt lắm, khổ cả đời thôi con".
Là trụ cột gia đình mà tôi lại bị đối xử ghẻ lạnh như vậy, tôi vất vả mua nhà, muốn báo hiếu bố mẹ chồng mà giờ đây lại thành ra như người thừa trong nhà. Mỗi khi bị bố chồng mắng, cả nhà không ai dám bênh, thậm chí vào hùa để trách tôi. Buồn hơn đó là bố chồng đang xúi con trai bán nhà mua nơi khác, bố chồng góp một ít tiền và sẽ đứng tên ngôi nhà mới.
Tôi rất bất bình về toán tính của bố chồng và chồng tôi, ấm ức vì bị chèn ép hơn một năm nay. Tôi chỉ mong về được cuộc sống trước đây, dù có ở trọ đi nữa còn thấy sướng hơn bây giờ. Để thoát khỏi tình cảnh hiện nay, tôi phải làm gì để bố chồng quý mến và tôn trọng con dâu? Tôi có nên bàn với chồng để mời ông bà về quê sống như cũ để vợ chồng tôi thảnh thơi, tập trung cho làm ăn và nuôi con?
Tiền chồng đưa không thiếu, vợ vẫn đòi đi làm với đồng lương bèo bọt Tôi tâm sự với cậu bạn: "Vợ tôi nổi dậy đòi đi làm kiếm tiền, đòi làm trụ cột thứ 2 trong nhà ông ạ". Tôi là trưởng phòng của một doanh nghiệp bất động sản, luôn tự hào mình có thể nuôi đủ 1 vợ, 2 con, nhà cửa xe cộ đủ đầy. Vợ tôi không đi làm, cô ấy ở nhà...