Bài học từ rơm
Hồi đó nhà tôi làm ruộng, nuôi bò nên mùa gặt nào mẹ cũng thắc thỏm chuyện rơm rạ. Nhất định phải “xây” được ba nọc rơm để bò ăn giáp mùa mẹ mới dám kê cao gối mà ngủ.
Kiếm cho được ba nọc rơm, chuyện không hề đơn giản. Nhà làm có mấy sào ruộng, dù đã cắt thấp xuống phần gốc cho lợi rơm thì sau phơi cũng còn được hai cộ. Vậy là phải xin thêm. Để xin được rơm, trước mùa chừng hai tuần lễ, mẹ đã đến hết những nhà không nuôi bò trong xóm và cả làng bên. Xin rơm thì đổi lại mẹ tình nguyện chịu công cắt lúa. Và ngày hôm đó, mẹ sẽ dừng hết việc nhà, điều động nhân lực đi cắt lúa lấy rơm.
Xin không chưa đủ, mẹ còn đi mót rơm nữa. Nghĩa là đi đến những đám ruộng gò cao, chỗ thường được trưng dụng để phơi rơm, người ta gom rơm còn vương vãi trên những gốc rạ, mẹ đi gom lần nữa, may lắm thì được hai quảy, ít thì một ôm. Không sao, kiến tha lâu đầy tổ, chủ trương của mẹ là vậy. Mỗi ngày đem về một gánh, tích cóp từng chút rồi cũng thành một đống rơm.
Kiếm đủ rơm rồi thì vun nọc. Rơm vun nọc để dành được lâu nên phải phơi thật “đẹp”. Yêu cầu sau khi tuốt phải phơi liền, có vậy rơm mới khô ráo, thơm tho. Hồi đó, làm gì có máy cắt, đập và cuốn rơm như bây giờ. Lúa cắt thành bó rồi quẩy từng gánh lên bờ lô cho cộ mang về sân kho trong xóm.
Mùa nên lúa tập trung về rất nhiều. Một sân lúa chỉ có hai chiếc máy tuốt, tuốt đến phần nhà mình trời đã đứng đêm rồi. Có mệt cũng không được nghỉ, rơm nằm thành đống chỉ cần qua đêm là sáng bốc hơi ngùn ngụt, có mùi liền.
Rơm bị hôi ê đem phơi cũng mất ngon, nên từ trong đêm phải ôm rơm đi bỏ sẵn từng khúm, tờ mờ sáng đã dậy rải mỏng, rải đều, chờ nắng lên vác sào đi trở. Giữa trưa nắng chang chang, phải nhanh tay trở để rơm được giòn đều, nên lưng áo mẹ bê bết mồ hôi.
Rơm phơi khô thì đem về nhà trồng trụ vun nọc. Rơm vun càng cao, đưa rơm lên nọc càng khó. Vun xong phải trở cây đập nhẹ xung quanh cho rơm nằm thứ lớp rồi vuốt phẳng, trên đọt rơm kiếm tấm nhựa trải rồi cột lại làm nón cho nọc rơm tránh mưa.
Video đang HOT
Ai cũng bảo cắt lúa sướng hơn làm rơm, nhưng tôi thì ngược lại, thích công đoạn làm rơm hơn. Mùa rơm được chơi thỏa thuê. Chúng tôi khoan khoái nằm trên chiếc nệm rơm, đắp chiếc mền rơm chơi trò trốn tìm. Tìm được thì hốt rơm vung vãi đầy đầu, đầy cổ. Thích nữa cái hồi vun rơm, nếu được bế thốc bỏ lên nọc, tha hồ nhảy cho đầm trụ thì càng khoái. Nhưng có lẽ khoái nhất là đêm nằm ngoài đồng chờ sáng, tìm một đống rơm ai đó chưa phơi, nằm dựa vào mà ngủ, vừa êm vừa ấm.
Sinh ra và lớn lên từ đồng, nên tôi có nhiều kỷ niệm với rơm rạ. Ngoài những trò chơi tuổi thơ thi thoảng cứ hiện về trong những giấc mơ, thì tôi không thể quên lằn roi đầu đời mẹ tặng – cái tội ra nọc rút rơm chơi đồ hàng. Hồi đó bị đánh thì khóc, cũng biết tội không được đem lửa để gần rơm, nhưng sau này lớn lên mới thấm thía nỗi đời: công sức bao lâu phá vèo trong nháy mắt…
Sau kết hôn, phụ nữ thường dễ sa vào 4 "cách sống lỗi" khiến họ tự hủy hoại tổ ấm
Phụ nữ đôi khi cũng có những suy nghĩ sai lầm dẫn đến lối sống sai lầm. Nếu ai đang mắc phải thì hãy quay đầu trước khi quá muộn.
Phụ nữ sau khi kết hôn thường bị áp đặt bằng một số giáo lý, lễ nghĩa. Họ không hiểu rằng chính hành vi của mình đôi khi tự khiến mình đau khổ.
Phụ nữ là những người đa cảm. Một khi họ yêu thật lòng và muốn vun đắp cho tổ ấm thì sẽ làm việc vô cùng chăm chỉ. Thế nhưng kết quả đâu phải lúc nào cũng tốt đẹp. Bởi vậy, sau hôn nhân phụ nữ đừng áp mình vào quy chuẩn nào hết. Rất có thể chính vì những hành động của chính họ khiến cuộc sống gia đình mệt mỏi hơn.
Dưới đây là những sai lầm mà phụ nữ thường mắc phải trong hôn nhân.
Phụ nữ quá siêng năng
Vài năm sau khi kết hôn, Thu Hương rất mệt mỏi và liên tục phàn nàn với bạn bè về nỗi lòng của mình. Hương cũng đi làm như chồng nhưng khi về nhà cô còn phải làm hết việc nhà, chăm sóc con cái, đối nội đối ngoại, chuyện gì cũng đến tay.
Nhiều người bạn khuyên Hương nhờ chồng làm giúp một số công việc nhà. Hai người cùng đi làm, có lẽ nào chồng lại thảnh thơi thoải mái và Hương khổ sở như thế.
Vậy nhưng Hương bảo rằng chồng cô được vợ nuông chiều thành quen, rất phụ thuộc và chẳng muốn giúp đỡ gì cả. Hiện tại, Hương quá mệt mỏi và nghĩ rằng có phải ban đầu nên chia đều việc nhà thì tình cảnh hiện giờ sẽ khác hay không.
Nếu quan sát ai cũng biết đàn ông giúp việc nhà thì ý thức trách nhiệm của họ đối với gia đình càng cao. Gia đình cũng hòa thuận hơn nữa. Phụ nữ tự ôm đồm thì chỉ khiến mình khổ sở mà thôi. Hãy trao cơ hội cho chồng được đóng góp nữa.
Phụ nữ luôn tiết kiệm tiền bạc thái quá
Kiểu phụ nữ này sẽ có một đời sống rất khổ cực đây. Mai là một người đẹp với làn da trắng nõn, vóc dáng cao ráo. Sau khi kết hôn hai vợ chồng Mai muốn mua nhà rồi ở riêng
Sau này khi sinh con, Mai dồn hết tiền bạc cho chồng và con trai. Từ quần áo, đồ ăn vặt thậm chí game cho chồng cô cũng mua. Về phần mình, Mai rất ki bo với suy nghĩ mình chẳng làm được bao nhiêu, phải tiết kiệm thật tốt cho tương lai. Áo quần cô mua nhiều năm không đổi, đồ trang điểm chẳng có một cái gì. Mai hơn 30 mà già như 45 tuổi vì chẳng chịu chăm sóc bản thân.
Sau đó chồng Mai ngoại tình với một đồng nghiệp nữ trẻ và xinh đẹp. Thế đấy, Mai không nỡ tiêu tiền chồng thì sẽ có người khác tiêu xài hộ cô, thật khổ sở làm sao.
Nhiều người phụ nữ là vậy đấy, tiếc rẻ và không nỡ tiêu tiền. Họ muốn tích cóp, gom góp, bạc bẽo chính bản thân mình. Thế nhưng họ đâu biết rằng hành động ấy sẽ khiến chính họ phải chịu thiệt thòi về sau. Đừng ki cóp nhiều quá, đừng hi sinh quá nhiều nhé những người vợ, người mẹ.
Người phụ nữ có quá nhiều lo lắng
Nhiều phụ nữ luôn có những lo lắng chầu chực trong đầu mình. Họ lo về công việc kiếm tiền, lo lắng về con cái, về chồng có tình nhân, lo cho bố mẹ và cả bạn bè hai bên...
Sự lo lắng của bạn đôi khi còn có luôn cả phần của chồng mình nữa. Bạn lo hết rồi, chuẩn bị sẵn cả rồi thì chồng chẳng biết nên làm gì nữa cả. Anh ta được thư thả đầu óc nhiều quá cũng không phải điều hay ho.
Một người phụ nữ thông minh biết cách để chia sẻ cùng chồng mọi thứ, từ việc nhà cho đến những điều lo toan trong cuộc sống. Người đàn ông nên lo phần của anh ta, làm gì, làm thế nào chứ không thể để phụ nữ nghĩ ngợi hoàn toàn được.
Phụ nữ quá phụ thuộc vào đàn ông
Phụ nữ có thể yêu chồng mình nhưng đừng cái gì cũng phải hỏi ý kiến anh ấy. Bạn đừng mắc kẹt trong thế giới chỉ có chồng mình.
Lúc đầu, chồng bạn có thể hạnh phúc và thấy rằng bạn phụ thuộc và cần anh ấy, khiến đàn ông trỗi dậy ham muốn bảo vệ.
Nhưng trong thời gian dài, việc vợ chồng ở cùng nhau quá lâu, khi xa rời bạn lại động tí là gọi điện, nhắn tin chắc hẳn khiến anh ấy chán nản.
Chưa kể việc những việc to việc nhỏ trong nhà bạn cũng đều hỏi ý kiến chồng. Chắc chắn về lâu về dài anh ấy sẽ chẳng chịu đựng nổi đâu, khó chịu vô cùng đấy. Sự phụ thuộc quá đáng cũng là một trong những cách khiến hôn nhân tan vỡ nhanh chóng.
Phụ nữ bước vào hôn nhân với hàng loạt tâm thế khác nhau, các bạn nên nhớ rằng đừng bao giờ khiến bản thân mình chịu thiệt nhưng cũng đừng quá phụ thuộc vào chồng. Mọi người hãy sống thật thoải mái với hôn nhân chứ đừng để một vài sai lầm phá hỏng đi tất cả.
Khi không còn yêu, người ta sẽ bận Vì thế, nếu ai đó 'bận' khi yêu, bạn hãy vun vén những kỷ niệm, tìm cho nó một chỗ cất, để khi không còn người ấy, kỷ niệm không còn vung vãi khắp nơi, khiến bạn khó chấp nhận, khiến bạn đau lòng. Vì khi không còn yêu, người ta sẽ bận! "Khi nào không yêu em nữa, anh sẽ nói thẳng...