Bài học từ người thành tỉ phú nhờ… bị Facebook từ chối
Tỉ phú Brian, người đã bị Facebook và Twitter từ chối nhận vào làm việc, giờ đang sở hữu tài sản kếch xù trị giá 4 tỉ USD.
Brian Acton (bên trái), tỉ phú đã từng bị Facebook từ chối
Brian, nhà đồng sáng lập ứng dụng WhatsApp, đã từng cảm thấy mình rất thừa thãi. Ông là nhân viên cũ của Yahoo!, liên tục nhảy việc ở vùng đất khởi nghiệp Thung lũng Silicon. Và sau đó ông đã bị từ chối bởi cả hai công ty Facebook và Twitter.
Lúc đó khi 40 tuổi, ông cảm thấy như bị đẩy ra khỏi mọi cánh cửa.
Nhưng ưu điểm lớn nhất của Brian là ông luôn suy nghĩ tích cực. Sau khi bị Facebook từ chối, ông viết trên Twitter: “Đó là một cơ hội tốt để kết giao những người tuyệt vời. Tôi rất mong chờ cuộc phiêu lưu tiếp theo của cuộc đời.”
Brian Actor viết vào năm 2009: “Facebook từ chối nhận tôi. Đó là một cơ hội tốt để kết giao với vài người tuyệt vời. Tôi rất mong chờ lần phiêu lưu tiếp theo của cuộc đời”.
Video đang HOT
Brian bám vào triết lý đó, cuối cùng, ông và một người đồng nghiệp cũ ở Yahoo! đã quyết định cùng nhau gây dựng sự nghiệp.
Ông không hề được nhận lương khi đồng sáng lập ra WhatsApp cùng người bạn cũ. Thế nhưng điều này đã không uổng phí.
Chỉ vài năm sau, Brian và người đồng sáng lập ra WhatsApp của mình đã bán ứng dụng này cho Facebook với giá 19 tỉ USD. Điều này khiến cổ phần của Brian trị giá tới 4 tỉ USD.
Brian Acton (trái) và người đồng nghiệp cũ Jan Koum đồng sáng lập ra ứng dụng WhatsApp
Điều này nói lên sự quan trọng của việc “Đừng bao giờ bỏ cuộc”, kể cả khi bản quá già hoặc cảm thấy bị thừa thãi.
Ý nghĩa của câu chuyện này là bạn sẽ không thể biết hết những gì sẽ xảy ra với mình. Nếu bạn dừng cố gắng, bạn sẽ bị lãng quên và sẽ không bao giờ có được một cơ hội tuyệt vời.
Thế nhưng nếu bạn tiếp tục nỗ lực, những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Sớm hay muộn, bạn cũng sẽ gặp may mắn.
Có thể bạn sẽ không may mắn như Brian, bị từ chối bởi một công việc lương 6 con số nhưng 4 năm sau, lại nhận được thanh toán trị giá 10 con số. Tuy nhiên, cố gắng không ngừng sẽ giúp bạn có được sự tôn trọng và những cơ hội xứng đáng.
Theo Danviet
Tòa đòi Iran bồi thường 10,5 tỉ USD vì vụ khủng bố 11-9
Iran đứng trước trách nhiệm vụ 11-9 sau khi từ chối chấp thuận "phiên tòa chiếu lệ" của Mỹ.
Một tòa án liên bang ở New York đã yêu cầu Iran chi trả 10,5 tỉ USD tiền bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố 11-9-2001, sau khi Tehran từ chối tuân theo một đơn kiện cáo buộc "sự dính líu bí ẩn" của nước này với al-Qaeda.
Phóng viên Brian Becker của Sputnik đã thảo luận với nhà phân tích chính trị Trung Đông Gareth Porter về hậu quả dự kiến của phán quyết này.
Ông Porter trả lời Sputnik rằng khi bối cảnh này diễn ra, "tất cả đều rất quen thuộc với tôi - cùng một quan tòa, cùng phòng xử án Manhattan - nơi mà vào năm 2011 thẩm phán đã đưa ra một phán quyết cho phép trường hợp này được tiếp tục, một phán quyết "tiếp tay" cho âm mưu đưa Iran ra tòa trên cơ sở ý tưởng rằng họ đã đồng lõa với al-Qaeda trong vụ tấn công 11-9".
Tuy nhiên, ông Porter giải thích rằng việc tuyên bố Iran phải chịu bất cứ trách nhiệm nào cho vụ 11-9 chỉ là hư cấu, nếu không muốn nói là hoàn toàn hoang tưởng.
Tòa án Liên bang của Mỹ cho rằng Iran chịu một phần trách nhiệm trong vụ khủng bố kinh hoàng năm 2001
Porter nói rằng: "Mục đích bề ngoài của vụ án được đưa ra bởi các gia đình có nạn nhân trong vụ khủng bố 11-9 là được bồi thường thiệt hại từ những người chịu trách nhiệm cho vụ việc". Tuy nhiên, điều ông nghi ngờ là lý do thực sự đằng sau những vụ việc này.
Ông giải thích: "Hiện có hàng chục trường hợp liên quan đến các cuộc tấn công khủng bố đưa lên các tòa án ở Mỹ trong những năm qua. Tại đó, những bản án mặc định đã được thực hiện để chống lại Iran sau những cuộc tấn công khác nhau. Tuy nhiên, các gia đình chẳng có cơ hội nhận được bất cứ khoản tiền nào".
Mục đích thực sự đằng sau những vụ việc, theo ý kiến của Porter là "để kích động những tư tưởng thiên hữu về vấn đề Iran". Ông giải thích rằng việc thiếu một quá trình tranh tụng thích hợp khiến Iran không bao giờ tự nộp mình cho một tòa án chiếu lệ như thế.
Porter nhận định: "Đây là vụ án chính trị, được thúc đẩy bởi những người muốn bôi nhọ chính phủ Iran bằng cách lập luận rằng họ là thế lực đằng sau, hoặc ít nhất là đồng lõa với mọi cuộc tấn công khủng bố lớn trong 20 năm qua".
Ông cho rằng các nguồn tài trợ cho các vụ kiện cũng đến từ các nguồn chống Hồi giáo mà đã thực hiện các nỗ lực công khai chống lại Iran và bây giờ đang sử dụng các tòa án như một công cụ để uy hiếp.
Mặc dù các công tố viên Mỹ không truy lại các vụ kiện, Porter vẫn lưu ý rằng trong những năm gần đây Bộ Tài chính Mỹ đã tung ra một câu chuyện hư cấu rằng Iran đã đồng lõa với al-Qaeda xung quanh khoảng thời gian diễn ra vụ 11-9.
Chính quyền của Tổng thống Bush cũng cho lan truyền những câu chuyện không có thực về việc Iran cho phép al-Qaeda tiến hành các hoạt động chống lại lợi ích của Mỹ. Nhìn chung, trong chính sách của Mỹ thập kỷ qua, Iran được xem là một kẻ thù đáng sợ, trong khi Ả Rập Saudi là một đồng minh đáng tin cậy.
Ánh Ngọc
Theo_PLO
Hàn Quốc từ chối xác nhận tàu ngầm Triều Tiên mất tích Theo THX, ngày 14/3, Quân đội Hàn Quốc đã từ chối xác nhận về vụ một tàu ngầm Triều Tiên mất tích được truyền thông Mỹ đưa tin mấy ngày gần đây. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-Kyun cho biết các quan chức tình báo của cả Hàn Quốc và Mỹ...